[Ngành Luật ra trường làm gì?] Lời khuyên vàng cho sinh viên Luật

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2020-07-13 17:40:09

2020 và tương lai không xa, Luật vẫn được xếp vào chuyên ngành có thể bùng nổ về nhu cầu nhân lực. Những hứa hẹn về mức lương cao, cơ hội nghề nghiệp dồi dào đã trở thành cơ sở hấp dẫn vô số sĩ tử quan tâm đến chuyên ngành này. Bài viết của vieclam88.vn sẽ giúp những ai đang ấp ủ dự định theo đuổi ngành Luật có một cái nhìn chi tiết hơn về ngành. Đặc biệt là những gợi ý thú vị cho cử nhân Luật sau khi ra trường sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình phấn đấu học tập tốt!

Việc Làm Ngành Luật

1. Đôi nét tìm hiểu về ngành Luật

Đôi nét tìm hiểu về ngành Luật
Đôi nét tìm hiểu về ngành Luật

Law trong tiếng Anh hay có nghĩa là ngành Luật được hiểu đơn giản là một thuật ngữ cơ bản đề cập đến các lĩnh vực khoa học, phân tích và nghiên cứu về luật pháp. Xét về hình thức, Luật có thể được hiểu tương đồng với một thuật ngữ kém thông dụng hơn, đó chính là Khoa học pháp lý.

Nhưng trên thực tế, thuật ngữ về Luật được đề cập phạm vi nghiên cứu và hoạt động có phần đa dạng hơn so với Khoa học pháp lý. Đó là toàn bộ những hoạt động nghiên cứu, thực hành và phổ cập kiến thức ở các cơ sở giáo dục và đào tạo. Tựu chung, chuyên ngành này đề cập đến việc tiếp nhận, nghiên cứu, phân tích và ứng dụng các hệ thống kiến thức liên quan đến từng khía cạnh riêng trong Luật học, bao gồm:

- Luật kinh tế

- Luật hình sự

- Luật dân sự

- Luật so sánh

- Luật lao động

- ...

2. Sinh viên Luật được học những gì?

Sinh viên Luật được học những gì?
Sinh viên Luật được học những gì?

Luật luôn là một chuyên ngành có sức hút đặc biệt trong mắt các bạn trẻ. Bạn đã từng có một ước mơ lớn lên trở thành một Luật tài ba hay chưa? Vậy sinh viên Luật sẽ được học những gì? Các bạn sẽ được trang bị và cung cấp những nền tảng tri thức về luật pháp. Luật là một lĩnh vực nghiên cứu quy mô, do đó những gì bạn được học phụ thuộc rất nhiều và chuyên ngành nhánh mà bạn chọn. Nội dung học tập trong chuyên ngành Luật dân sự sẽ khác xa so với Luật hình sự, đó là điều chắc chắn.

Ngoài việc được tiếp cận với chuyên môn về mặt lý thuyết, các bạn sinh viên Luật còn được giảng dạy chuyên sâu về kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng bổ trợ cho công việc, được tham gia vào các buổi hội thảo, nghiên cứu khoa học, được thực hành và quan sát nghiệp vụ trong các phiên tòa giả định. Đồng thời, sinh viên cũng được nhà trường tạo điều kiện trong công tác đi thực tế, thực tập ở những đơn vị, cơ quan có yếu tố về luật pháp.

Có thể nói, sinh viên Luật được trang bị đa dạng và bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Chẳng hạn như: Luật tài chính, kinh tế, thương mại,... cho đến kiến thức về Luật môi trường, luật doanh nghiệp, luật lao động, hôn nhân gia định, thừa kế, tranh chấp hợp đồng, khiếu nại khiếu kiện,...

Để hiểu rõ hơn về những học phần cho trong chương trình đào tạo ngành Luật. Bạn có thể tham khảo thông tin được cấp bởi Đại học Quốc gia Hà Nội như sau:

Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo

- Kiến thức chung: Triết học Mác-Lênin 1 và 2, Tin học cơ sở, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của ĐCSVN, Ngoại ngữ A1, Tiếng Nga A1, Tiếng Trung A1, Tiếng Anh A1, Tiếng Pháp A1, Tiếng Anh A2, Tiếng Pháp A2, Tiếng Nga A2, Tiếng Trung A2, Tiếng Anh B1, Tiếng Pháp B1, Tiếng Nga B1, Giáo dục thể chất, Kĩ năng mềm, Giáo dục quốc phòng –an ninh.

- Kiến thức chung theo lĩnh vực: Logic học đại cương, Quản trị học, Chính trị học đại cương, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Thống kê cho khoa học xã hội, Tâm lý học đại cương, Kinh tế học đại cương, Xã hội học đại cương, Môi trường và phát triển.

- Kiến thức chung của khối ngành: Lý luận về nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp, Luật học so sánh, Lịch sử nhà nước và pháp luật, Luật hành chính, Lịch sử các học thuyết chính trị pháp lý, Xã hội học pháp luật, Luật La Mã.

- Kiến thức chung của nhóm ngành: Luật dân sự 1, Luật dân sự 3, Luật hình sự 2, Luật thương mại 2, Luật ngân hàng, Luật hôn nhân và gia đình, Luật tố tụng dân sự, Công pháp quốc tế, Luật dân sự 2, Luật hình sự 2, Luật thương mại 2, Luật ngân hàng, Luật hôn nhân và gia đình, Luật tố tụng dân sự, Tư pháp quốc tế, Xây dựng văn bản pháp luật, Luật thi hành án hình sự, Luật hàng hải quốc tế, Luật cạnh tranh, Luật thi hành án dân sự.

- Kiến thức ngành và bổ trợ: Luật thương mại quốc tế, Pháp luật về sở hữu trí tuệ, Lý luận pháp luật về quyền con người, Luật tố tụng hành chính, Pháp luật về thị trường chứng khoán, Tội phạm học, Nhà nước và pháp luật các quốc gia thuộc Asean, Hệ thống tư pháp hình sự, Kỹ năng giải quyết các tranh chấp về dân sự, Luật hiến pháp nước ngoài, Kỹ năng tư vấn pháp luật, Giải quyết tranh chấp kinh tế- thương mại có yếu tố nước ngoài.

Ngành Thương mại điện tử ra làm gì?

- Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

3. Luật - Chuyên ngành đa dạng cơ hội việc làm

Luật - Chuyên ngành đa dạng cơ hội việc làm
Luật - Chuyên ngành đa dạng cơ hội việc làm

Đừng nghĩ rằng, sinh viên Luật chỉ có một lựa chọn sau khi ra trường, đó chính là làm nghề Luật sư. Trên thực tế, những kiến thức ngành Luật hoàn toàn có thể giúp bạn tự tin tham gia vào hàng loạt vị trí việc làm hấp dẫn. Ngoài ra, không chỉ có cơ hội làm việc trong môi trường hành chính Nhà nước, sinh viên Luật còn được làm việc trong nội bộ các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh tư thục. Hay với những bạn có đủ điều kiện về năng lực và kinh tế, có thể kinh doanh tự do như mở văn phòng luật,...

Dưới đây là một định hướng của vieclam88.vn cho bạn đọc sau khi tốt nghiệp ngành Luật!

Đọc thêm: Chứng chỉ hành nghề luật sư - Điều kiện và thủ tục để được cập

3.1. Luật sư

Hẳn khi nhắc đến công việc sau khi ra trường của một sinh viên Luật, chúng ta thường nghĩ ngay đến Luật sư phải không nào. Đây cũng chính là công việc đặc thù và liên quan nhất của chuyên ngành. Luật sư là cá nhân chịu trách nhiệm trong những hoạt động liên quan đến tìm tòi, nghiên cứu, phân tích và thiết lập các tài liệu có giá trị pháp lý đã được giao phó. Ngoài ra, họ cũng là người trực tiếp thực hiện tư vấn về mặt pháp lý, là cá nhân đại diện về luật pháp cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình đấu tranh ở những trường hợp về mâu thuẫn, tranh chấp,...

Tóm lại, họ là cá nhân có vai trò lớn trong việc đảm bảo lợi ích và các quyền của dân chủ thông qua những giải pháp pháp luật đặc thù. Hoặc cũng chính là người mang lại cho khách hàng, tổ chức những giải pháp về pháp lý hữu hiệu nhất.

Đọc thêm: Học luật thương mại quốc tế ra làm gì ? Tương lai ra sao

3.2. Công chứng viên

Công chứng viên có thể là lựa chọn nghề nghiệp được ưu tiên thứ hai đối với các sinh viên Luật. Đây là nghề chịu trách nhiệm hướng dẫn và hỗ trợ công tác công chứng cho khách hàng. Công chứng viên còn có trách nhiệm thẩm định và trực tiếp soạn thảo các hồ sơ, hợp đồng theo quy định pháp luật. Họ cũng là cá nhân tham mưu, hỗ trợ và giúp việc cho Luật sư trong ngành Luật nói chung.

 

3.3. Kiểm sát viên/ Thẩm phán

Kiểm sát viên/ Thẩm phán
Kiểm sát viên/ Thẩm phán

Kiểm sát viên là một vị trí quan trọng trong cơ quan công tố Nhà nước. Nhiệm vụ chính của những kiểm sát viên chính là tìm hiểu, điều tra và thực hiện truy tố những cá nhân có hành vi sai phạm với pháp luật trong các phiên tòa và vụ án được đem ra xét xử. Họ làm việc dưới sự chỉ đạo và phân công công việc của người đứng đầu Viện kiểm sát.

Điều kiện để trở thành một Kiểm sát viên chính là cá nhân sở hữu văn bằng Đại học Luật trở lên, là chuyên viên pháp lý đã được công nhận bằng chức danh chính thức.

Ngoài Kiểm sát viên, sinh viên Luật cũng có thể theo đuổi nghề Thẩm phán. Với những người học Luật, vị trí này được xem là giấc mơ khó có thể chạm tới. Chính những Thẩm phán là người đại diện cho cán cân pháp lý, cho lẽ phải, cho công bằng và sự bình đẳng. Để tiến tới vị trí này, bạn sẽ phải tuân theo một lộ trình cụ thể như sau: làm Thư ký tòa án >> lấy chứng chỉ lớp nghiệp vụ Thẩm phán >> lấy quyết định bổ nhiệm chức danh được cấp bởi Chánh tòa án NDTC.

Đọc thêm: Trường đại học kinh tế luật điểm chuẩn được đánh giá ra sao 

3.4. Chuyên viên pháp lý

Trong cơ hội việc làm chuyên ngành Luật, có lẽ đây là vị có triển vọng cao nhất. Hiểu một cách đơn giản, chuyên viên pháp lý là cá nhân có trách nhiệm tư vấn, trực tiếp giải quyết những khía cạnh, nội dung liên quan đến pháp luật cho các tổ chức doanh nghiệp. Họ thực hiện các nghiên cứu, trực tiếp soạn thảo cho hồ sơ pháp lý và những văn bản, biểu mẫu có liên quan.

Để làm được công việc này, yêu cầu các ứng viên phải có văn bằng cử nhân Luật. Là người có kỹ năng tổng hợp liên quan đến lập luận, giao tiếp, thương thảo và thuyết phục,...

3.5. Thư ký tòa án

Thư ký tòa án
Thư ký tòa án

Là một vị trí công chức trong cơ quan Tòa án, Thư ký tòa án là cá nhân có trách nhiệm ghi chép, tổng hợp và lưu trữ cũng như quản lý toàn bộ các tài liệu, văn bản liên quan đến công tác tố tụng. Họ cũng là người trợ lý, tham mưu và hỗ trợ công việc cho các Thẩm phán. Những cử nhân Luật có thể có đủ năng lực để trở thành một Thư ký tòa án, tuy nhiên bạn cũng cần vượt qua kỳ thi tuyển công chức vô cùng khắt khe.

3.6. Giảng viên ngành Luật

Với những ai đam mê nghiên cứu học thuật, giảng viên có thể là một lựa chọn đáng được ưu tiên. Tuy nhiên, để trở thành một giảng viên ngành Luật không hề đơn giản. Nó yêu cầu ở bạn một mức độ chuyên môn thành thạo, có kỹ năng sư phạm và đặc biệt là đam mê với nghề. Để thử sức với vị trí này, trước tiên bạn cần sở hữu một văn bằng cử nhân cấp độ Đại học trở lên, ưu tiên những Thạc sĩ ngành Luật đó nhé!

3.7. Chuyên viên pháp chế nội bộ

Có lẽ hiện nay, vấn đề về pháp luật đang được các tổ chức doanh nghiệp vô cùng coi trọng vì họ đang kinh doanh ở một bối cảnh hội nhập, mở cửa. Những chuyên viên pháp chế nội bộ là người làm việc trong bộ phận pháp chế tách biệt trong các tổ chức doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm về việc tham mưu, tư vấn và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi liên quan đến pháp luật. Họ đảm bảo cho những gì doanh nghiệp làm hoặc những vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp không bị sai phạm hay mắc vào các sai lầm pháp lý.

3.8. 13 công việc khác cho sinh viên Luật

13 công việc khác cho sinh viên Luật
13 công việc khác cho sinh viên Luật

Thống kê cho thấy, 13 công việc khác đều là cơ hội của sinh viên Luật như sau:

- Trợ giúp viên pháp lý

- Cộng tác viên trong TT trợ giúp pháp lý Nhà nước

- Điều tra viên các vụ cạnh tranh

- Thành viên hội đồng cạnh tranh

- Quản tài viên

- Chấp hành viên

- Báo cáo viên pháp luật

- Giám thị/Phó giám thị/Trưởng, phó phân trại,... trại giam

- Tư vấn viên pháp luật

- Kiểm tra viên kiểm sát

- Người làm Thừa phát lại

- Công chức làm công tác hộ tịch

- Ủy viên Ban giải quyết khiếu nại

4. Tham khảo thông tin tuyển sinh ngành Luật

4.1. TOP trường đào tạo Luật tốt nhất

TOP trường đào tạo Luật tốt nhất
TOP trường đào tạo Luật tốt nhất

- Miền Bắc: Khoa Luật (ĐHQGHN), Học viện Thanh thiếu niên VN, ĐH Công Đoàn, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Thủ đô Hà Nội, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN, ĐH Hàng hải, ĐH Dân lập Hải Phòng, ĐH Thái Bình, ĐH Khoa học Thái Nguyên, Học viện Biên phòng, ĐH Văn hóa Hà Nội, ĐH Nội vụ Hà Nội, ĐH Kiểm sát Hà Nội, Học viện Tòa án.

- Miền Trung: Khoa Luật (ĐH Huế), ĐH Vinh, ĐH Quảng Bình, ĐH Hà Tĩnh, ĐH Kinh tế Đà Nẵng, ĐH Quy Nhơn, ĐH Đà Lạt, ĐH Văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa, ĐH Hồng Đức.

- Miền Nam: ĐH Kinh tế Luật TPHCM, ĐH Kinh tế TP HCM, ĐH Luật TPHCM, ĐH Mở TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Sài Gòn, ĐH THủ Dầu Một, ĐH Hồng Bàng, ĐH Nam Cần Thơ,...

4.2. Nằm lòng các tổ hợp xét tuyển

Nằm lòng các tổ hợp xét tuyển
Nằm lòng các tổ hợp xét tuyển

Ngành Luật tiến hành xét tuyển các khối thi bao gồm:

  • Khối A00: Vật lí, Hóa học, Toán
  • Khối A01: Tiếng Anh, Toán, Vật lí
  • Khối C00: Địa, Sử, Văn
  • Khối D01: Toán, Anh, Văn
  • Khối D03: Toán, Pháp, Anh
  • Khối D06: Toán, Nhật, Anh

Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành Luật. Bạn đã sẵn sàng bước vào thế giới của công lý và sự thật rồi chứ?

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: