Pháp chế là gì? Những thông tin cơ bản cần nắm được về pháp chế

Icon Author Huỳnh Bích Trâm

Ngày đăng: 2020-01-20 09:36:21

Pháp chế là gì? Pháp chế chính là một công cụ hữu ích được sử dụng trong các hoạt động bảo vệ đối với những quyền lợi của doanh nghiệp. Bộ phận pháp chế là một trong những bộ phận có chức năng đảm bảo về mặt pháp lý đối với tất cả các doanh nghiệp, giúp cho những người quản lý tại các doanh nghiệp và doanh nghiệp đó có thể dễ dàng hoạt động trong hành lang pháp lý một cách an toàn.  

Pháp chế là gì?
Pháp chế là gì?

Hoạt động của doanh nghiệp nói chung gắn liền với thị trường và chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh, vì vậy, vai trò của pháp chế doanh nghiệp trong cơ chế thị trường ngày càng hết sức quan trọng.

Việc Làm Pháp Lý

1. Khái quát về pháp chế là gì?

1.1. Pháp chế là gì?

Pháp chế là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện theo pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Pháp chế cũng biểu thị quá trình tạo lập lên pháp luật. Pháp chế và pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng không đồng nhất. Pháp chế thể hiện sự đòi hỏi và những yêu cầu đối với các chủ thể pháp luật, phải triệt để tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.

Hay chúng ta có thể hiểu một cách khác như sau:

Pháp chế chính là thế chế pháp luật được xác lập với các vấn đề từ tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước cho đến các thiết chế,quan hệ xã hội, hoạt động, sinh hoạt của mọi chủ thể pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tìm hiểu khái niệm về pháp chế là gì để hiểu rõ hơn về pháp chế
Tìm hiểu khái niệm về pháp chế là gì để hiểu rõ hơn về pháp chế

1.2. Phân biệt pháp chế và pháp luật

Theo nghĩa này, người ta có thể phân biệt pháp luật và pháp chế một cách rõ ràng bởi pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định, còn pháp chế là tình trạng xã hội khi pháp luật được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, cũng do đó có thể nói tới đời sống pháp chế, tình trạng pháp chế của một nước.

Toàn bộ hệ thống pháp luật và đời sống thực tiễn của pháp luật. Theo như định nghĩa về pháp chế thì pháp chế bao gồm hệ thống pháp luật và việc thực hiện pháp luật... Thành tố ghép để xác định tính chất, mối quan hệ với pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm công tác tư vấn, xây dựng, thẩm tra, tuyên truyền, thi hành pháp luật như Uỷ ban pháp chế của trong nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Cơ sở pháp lý là gì? Kiến thức luật lệ cần thiết cho mọi người

2. Vai trò của pháp chế là gì?

Vai trò của pháp chế là gì?
Vai trò của pháp chế là gì?

Trong kinh doanh cần phải có những giải pháp về phòng ngừa, hạn chế những thiệt hại xảy ra trong quá trình giao kết, tranh chấp đối với các giao dịch dân sự, kinh tế và các giao dịch khác. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mô hình sản xuất nhỏ, hoạt động chủ yếu trong một khuôn khổ và phạm vi nhỏ, nhân viên và đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng bài bản Một số lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng kinh nghiệm mà chưa thực sự hiểu hết về những quy định pháp luật đối với các doanh nghiệp dẫn tới những rủi ro có thể xảy ra. 

Để phòng, chống những rủi ro pháp lý và giúp cho các lãnh đạo doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp thời về những quy định của pháp luật để dễ dàng vận dụng những chính sách đó vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước, của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của các sở - ban - ngành, nhân viên hỗ trợ, luật sư, các cộng tác viên pháp luật, các doanh nghiệp cần có bộ phận đóng vai trò là người “gác cổng”, bảo vệ và tham mưu, tư vấn cho các lãnh đạo doanh nghiệp đối với những vấn đề pháp lý có liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó chính là bộ phận pháp chế.

Khi vướng phải rủi ro pháp lý, cho dù ít hay nhiều thì cũng gây cho doanh nghiệp nhiều thiệt hại và bất lợi: thiệt hại đầu tiên thể hiện ở mặt vật chất đó là tiền bạc; để giải quyết rủi ro đó, doanh nghiệp không có kiến thức pháp luật phải tìm đến những đối tượng có thể giúp họ tìm phương án giải quyết tốt nhất có thể và chi phí về tiền bạc cho việc đó là không phải nhỏ. Bên cạnh đó, thời gian, công sức để giải quyết khiến họ mệt mỏi, không tập trung được công việc… và một tổn thất lớn không tính được bằng tiền đó là uy tín, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Bộ phận pháp chế doanh nghiệp sẽ giúp cho lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ như: đàm phán, thương thảo hợp đồng quan trọng với các đối tác; thẩm định các dự thảo thỏa thuận, các hợp đồng hợp tác, các dự án đầu tư để đảm bảo không trái pháp luật, điều lệ hoặc có sơ hở, sai sót về mặt pháp luật có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp; soạn thảo, thẩm định các dự thảo quy chế, quy định quản lý và các văn bản quan trọng khác của doanh nghiệp theo sự phân công của lãnh đạo; cập nhật thông tin về các văn bản pháp luật mới được ban hành, về tình hình thị trường kinh tế thông qua các phương tiện thông tin, các tổ chức pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, và cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp về việc vận dụng pháp luật trong điều hành sản xuất, trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong các hợp đồng thương mại, tài chính, tín dụng, dịch vụ, đào tạo, xây dựng... ; tư vấn giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong hoạt động bằng cách đưa ra các dự báo tác động về tình hình giá cả, thị trường... nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra. 

Nếu các bạn gặp phải trường hợp không khả quan, xuất hiện những tranh chấp dù đơn giản hay phức tạp thì các bộ phận pháp chế sẽ có thể dễ dàng tham mưu cho các lãnh đạo doanh nghiệp để có thể đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất đối với các hình thức giải quyết tranh chấp mang lại hiệu quả, ít tốn kém và đồng thời có thể bảo vệ uy tín của doanh nghiệp. Thậm chí họ có thể giúp lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia tranh tụng, giải quyết các tranh chấp để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.

Do đó, doanh nghiệp cần thiết phải có một tổ chức pháp chế vừa giúp lãnh đạo những vấn đề thuộc phạm vi pháp luật vừa làm đầu mối quan hệ với các tổ chức tư vấn chuyên môn, tư vấn luật để đảm bảo về mặt pháp lý. Mục tiêu chính của doanh nghiệp khi thành lập ra tổ chức pháp chế là giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn an toàn trong hành lang pháp lý. Các doanh nghiệp khi đã xây dựng được đội ngũ cán bộ pháp chế vững mạnh thì sẽ dễ dàng trong quá trình đàm phán. 

Đọc thêm: Cưỡng chế hành chính là gì?

3. Mô tả công việc của nhân viên pháp chế

3.1. Nhân viên pháp chế cần thực hiện những công việc như thế nào?

Pháp chế là gì? Mô tả công việc của nhân viên pháp chế
Pháp chế là gì? Mô tả công việc của nhân viên pháp chế
  • Nhân viên pháp chế cần phải có trách nhiệm về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp.
  • Thực hiện việc soạn thảo các văn bản hợp đồng, hồ sơ giao dịch. Kiểm soát tính pháp lý đối với các văn bản, hợp đồng do Công ty ban hành, ký kết
  • Nghiên cứu luật, nghị định, thông tư… liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty
  • Cố vấn cho ban giám đốc về pháp luật
  • Chịu trách nhiệm kiểm tra pháp lý, tính hợp pháp cho tất cả các giao dịch của công ty
  • Đảm bảo mọi thủ tục, quy trình hoạt động của công ty hợp pháp
  • Nghiên cứu tìm hiểu, cập nhật thường xuyên các thông tin mới nhất về pháp luật cho cấp quản lý .
  • Chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến các hồ sơ, thủ tục như thành lập, thay đổi, đăng ký nhãn hiệu …
  • Chuẩn bị các hồ sơ pháp lý của công ty. Kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, các văn bản ban hành, tài liệu giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của luật doanh nghiệp, luật lao động, cùng các quy định khác của Nhà nước
  • Quản lý các văn bản, hồ sơ pháp lý của Công ty theo quy định
  • Liên hệ, giao dịch với các cơ quan bên ngoài để giải quyết công việc Cấp trên phân công. Tham gia tố tụng theo sự phân công của Lãnh đạo công ty nhằm đảm bảo quyền lợi cho công ty
  • Các công việc khác theo sự chỉ đạo của quản lý trực tiếp
  • Chịu trách nhiệm báo cáo trước cấp quản lý trực tiếp các công việc được giao.
  • Dựa vào những nhiệm vụ đã được nêu trên đây, các nhân viên pháp chế có thể xây dựng về bảng nhiệm vụ dành cho họ một cách chi tiết, lập ra các quy trình và hướng dẫn làm việc. Bản mô tả công việc của nhân viên pháp chế chuẩn cần được trích dẫn, phụ thuộc vào bản chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban có liên quan.

Tham khảo: Việc làm chuyên viên pháp chế

3.2. Yêu cầu công việc đối với nhân viên pháp chế

Pháp chế là gì? Yêu cầu công việc của nhân viên pháp chế
Pháp chế là gì? Yêu cầu công việc của nhân viên pháp chế

Để trở thành nhân viên pháp chế thì các bạn cần đảm bảo được những yếu tố như sau:

  • Tốt nghiệp các trường Đại học luật trên toàn quốc hoặc chuyên ngành luật.
  • Khi ứng tuyển làm nhân viên pháp chế thì bạn cần đảm bảo có ít nhất là một năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực pháp chế Doanh nghiệp.
  • Chủ động trong công việc, sáng tạo, đạt hiệu quả tốt.
  • Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
  • Giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo, linh hoạt.
  • Có ý thức chấp hành sự phân công của tổ chức
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft Office (Word, Excel, PowerPoint, Visio) và Internet
  • Thật thà, trung thực, cẩn thận và nhiệt tình trong công việc.

4. Cơ hội việc làm vị trí nhân viên pháp chế

Cơ hội việc làm của nhân viên pháp chế là gì?
Cơ hội việc làm của nhân viên pháp chế là gì?

Các doanh nghiệp hiện nay muốn có thể kinh doanh thuận lợi và tránh được những trường hợp rủi ro thì đều cần có bộ phận nhân viên pháp chế để theo dõi mọi hoạt động của doanh nghiệp và khi xảy ra vấn đề bất cập thì bộ phận nhân viên pháp chế có thể đứng lên để giải quyết vấn đề, đảm bảo và bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp. 

Với sự cần thiết và vai trò quan trọng của nhân viên pháp chế thì cơ hội việc làm dành cho những ai đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhân viên pháp chế là vô cùng rộng mở. Đặc biệt, các doanh nghiệp ưa chuộng tuyển dụng nhân sự pháp chế tốt nghiệp trường Đại học Luật trên cả nước và có hiểu biết về luật, do đó đây là cơ hội việc làm dành cho những bạn học và tốt nghiệp trường luật.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: