Các bạn đã hiểu rõ luật lao động là gì và nội dung của nó chưa?

Icon Author Trần Phi Phi

Ngày đăng: 2020-03-23 09:28:37

Đã là người lao động, thì tin chắc ai cũng muốn mình hiểu biết về luật lao động để có thể đảm bảo được những quyền lợi của mình khi làm việc tại các doanh nghiệp. Vậy thì để hiểu rõ hơn về luật lao động các bạn có thể theo dõi bài viết mà tôi chia sẻ ngay sau đây.

Tìm VIệc Làm Luật

1. Tìm hiểu luật lao động là gì?

Luật lao động chính là ngành luật được ban hành bởi nhà nước Việt Nam , thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, sự ràng buộc lao động giữa bên sử dụng lao động với người lao động và các quan hệ xã hội trực tiếp ảnh hưởng đến quan hệ lao động phát sinh trong việc sử dụng lao động.

Tìm hiểu về luật lao động có nghĩa là gì?
Tìm hiểu về luật lao động có nghĩa là gì?

Đối tượng mà bộ luật lao động điều chỉnh đó chính là các mối quan hệ xã hội về việc sử dụng lao động và các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng lao động bao gồm các quan hệ về học tập, quan hệ về việc làm, quan hệ về bảo hiểm, quan hệ về bồi thường thiệt hại quan hệ về người sử dụng lao động với người đại diện một tập thể lao động nào đó,...

Tham khảo: Việc làm chuyên viên tư vấn luật

2. Phương pháp điều chỉnh của luật lao động

Các phương pháp điều chỉnh của luật lao động bao gồm các phương pháp cốt lõi đó chính là: phương pháp thỏa thuận, phương pháp mệnh lệnh và phương pháp thông qua các hoạt động công đoàn, tác động vào các mối quan hệ phát sinh trong quá trình lao động. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về những phương pháp này qua những nội dung thông tin dưới đây:

- Phương pháp thỏa thuận: Phương pháp thỏa thuận chủ yếu được thiết lập theo sự thỏa thuận của hai bên là người lao động và bên sử dụng lao động. Hai bên cùng thỏa ước với nhau các điều kiện, quyền lợi dựa trên sự ràng buộc và 2 bên cùng có lợi.

Phương pháp điều chỉnh của luật lao động
Phương pháp điều chỉnh của luật lao động

Phương pháp mệnh lệnh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực quản lý lao động, chủ yếu dùng để xác định nghĩa vụ của người lao động đối với người sử dụng lao động.

- Phương pháp thông qua hoạt động công đoàn, tác động vào quan hệ phát sinh trong quá trình lao động: Phương pháp này chủ yếu nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi phát sinh các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ như việc điều động công việc, vấn đề về lương, sắp xếp lại công việc,... cần có sự tham gia của bên thứ ba với tư cách là người đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Xem thêm: Luật lao động mới nhất

3. Một số quy định cơ bản của luật lao động

3.1. Đối với hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là bản thỏa thuận giữa hai bên sử dụng lao động với người lao động nhằm ghi rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên để các bên làm đúng bổn phận của mình.

Một số quy định cơ bản của luật lao động đối với hợp đồng lao động
Một số quy định cơ bản của luật lao động đối với hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động có 2 loại: Loại thứ nhất đó chính là hợp đồng xác định thời hạn và loại thứ hai là loại không xác định thời hạn. Đối với loại hợp đồng xác định thời hạn, người lao động sẽ có thời gian làm việc quy định theo hợp đồng thường là từ 1 năm, sau khi kết thúc hợp đồng 1 năm rồi 2 bên mới ký hợp đồng tiếp theo. Đối với loại thứ 2 thì doanh nghiệp sẽ cho người lao động ký hợp đồng vô thời hạn khi đáp ứng đủ yêu cầu của họ đưa ra và cứ làm khi nào người lao động không có cơ hội làm nữa thì khi ấy hợp đồng mới chấm dứt.

Chủ thể của hợp đồng lao động bao gồm người lao động có độ tuổi nhỏ nhất phải trên 15 tuổi và người sử dụng lao động là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,... Hai bên cùng thỏa thuận và ký kết hợp đồng lao động, trong hợp đồng được ghi rõ quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng của hai bên.

Sự chấm dứt hợp đồng lao động: Người lao động có thể chấm dứt hợp đồng khi cảm thấy mình không thể tiếp tục làm việc tại công ty, tuy nhiên phải viết đơn trước khi nghỉ trước 1 tháng kể từ ngày viết đơn nhằm thông báo cho bên sử dụng lao động sắp xếp tuyển người khác thay thế. Trong trường hợp người lao động không viết đơn mà tự ý nghỉ việc thì số tiền nghĩa là đã vi phạm hợp đồng và sẽ phải bồi thường cho bên quản lý lao động theo thỏa thuận đã đề ra trong hợp đồng lao động.

Một số doanh nghiệp có hợp đồng không ghi rõ ràng các thông tin về nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động mà chỉ ghi các thông tin theo kiểu chung chung, vì vậy trước khi các bạn ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp nào đó thì bạn cần phải xem rõ nội dung bản hợp đồng đó rồi mới ký.

>> Tổng hợp mẫu hợp đồng lao động chuẩn xác, đầy đủ nhất

3.2. Đối với vấn đề tiền lương

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động khi hoàn thành công việc của mình theo thỏa thuận hoặc theo đúng quy định nhà nước trong bộ luật lao động.

Trong đó theo Điều 55 của bộ luật lao động có quy định rằng: Tiền lương do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng và được trả theo năng suất lao động, theo chất lượng sản xuất và hiệu quả của công việc. Mức lương của người lao động được quy định rõ ràng đó là không được thấp hơn mức lương tối thiểu nhà nước quy định trong bộ luật lao động.

Bộ luật lao động quy định hệ thống thang, bảng lương tối thiểu, các chế độ phụ cấp, chế độ tiền thưởng, các trường hợp được ứng lương,... Nói chung là tất cả các vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của cả hai bên đều được quy định rõ ràng trong bộ luật lao động để làm cơ sở cho các bên có thể áp dụng vào đó để đảm bảo lợi ích của mình.

Bên cạnh đó, bộ luật lao động còn quy định về việc người sử dụng lao động có quyền được chọn các hình thức trả lương theo khoán, theo giờ, theo số lượng sản phẩm nhưng bên sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động và phải duy trì hình thức đó trong một thời gian nhất định.

Ngoài ra, luật lao động còn quy định rất rõ về việc làm thêm giờ, thêm sản phẩm, các chế độ, phụ cấp,...

Đọc thêm: Pháp lý là gì ? Một số khái niệm liên quan đến pháp lý

3.3. Thời gian làm việc nghỉ ngơi

Đối với thời gian làm việc có hai loại: Loại thứ nhất đó là thời chúng ta làm việc tại công ty và loại thứ hai chính là thời gian chúng ta được nghỉ ngơi tại công ty. 

Quy định cơ bản của luật lao động đối với thời gian làm việc, nghỉ ngơi
Quy định cơ bản của luật lao động đối với thời gian làm việc, nghỉ ngơi

Về thời gian làm việc: Đây là khoảng thời gian được pháp luật quy định rất rõ trong bộ luật lao động. Theo đó, người lao động phải đến địa điểm làm việc đúng thời gian quy định và làm việc theo đúng các yêu cầu đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Luật pháp quy định giờ làm việc của các doanh nghiệp, tổ chức không được quá 8h/ngày và 48h/tuần. Tuy nhiên thì tùy từng doanh nghiệp có tính chất làm việc khác nhau thì số giờ này sẽ được 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thậm chí còn có thể thỏa thuận để làm thêm giờ.

Về thời gian nghỉ ngơi: Thời gian nghỉ ngơi chính là quỹ thời gian mà người lao động không phải làm việc và được tự do nghỉ ngơi.Luật lao động cũng đã quy định rất rõ về vấn đề thời gian nghỉ ngơi của người lao động như thời gian nghỉ giữa ca, nghỉ cuối tuần, nghỉ phép tháng hay nghỉ phép năm,...

3.4. Về việc làm và học nghề

Vấn đề việc làm là vấn đề đang rất được coi trọng đối với xã hội có nền kinh tế trên đà phát triển như Việt Nam. Việc làm được hiểu là tất cả các công việc, các hoạt động bỏ sức lao động để tạo ra thu nhập và việc làm đó không bị pháp luật ngăn cấm.

Mọi người có thể tự do chọn nghề, chọn nơi học nghề tùy theo nhu cầu việc làm của cá nhân. Các doanh nghiệp, tổ chức đủ điều kiện có thể mở cơ sở đào tạo dạy nghề cho học viên. Theo đó, hợp đồng dạy nghề là cơ sở pháp lý trong các vấn đề phát sinh mối quan hệ học nghề.

Pháp luật nghiêm cấm các cơ sở dạy nghề có hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề để bóc lột sức lao động của học viên hoặc có mục đích trục lợi.

3.5. Quy định về bảo hiểm 

Quy định cơ bản của luật lao động đối với bảo hiểm
Quy định cơ bản của luật lao động đối với bảo hiểm xã hội

Trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động thì người lao động luôn tiềm ẩn các rủi ro gây khó khăn cho họ, vì vậy để đảm bảo đời sống cho họ khi họ bị mất khả năng lao động hay khi hết tuổi lao động thì nhà nước đã mở ra rất nhiều loại quỹ. Một trong số đó chính là quỹ bảo hiểm xã hội. Từ đó mà quan hệ giữa bên bảo hiểm xã hội và người lao động là đối tượng được quản lý trong bộ luật lao động.

Tìm hiểu thêm: Mã số BHXH là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của mã số BHXH

3.6. Quy định về quan hệ quản lý nhà nước với người sử dụng lao động

Trong các mối quan hệ lao động, nhằm duy trì các hoạt động và mục tiêu của các chủ thể thì cần thiết phải có sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền nhà nước. Chính vì vậy mà quan hệ nhà nước về lao động là đối tượng được quản lý trong bộ luật lao động. 

Theo đó mối quan hệ này là sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quản lý các doanh nghiệp, tổ chức việc chấp hành các quy định pháp luật về việc sử dụng lao động.

Quy định cơ bản của luật lao động của nhà nước và bên sử dụng lao động
Quy định cơ bản của luật lao động của nhà nước và bên sử dụng lao động

Ngoài ra, trong phạm vi quyền hạn của mình, bên sử dụng lao động cũng có quyền quản lý lao động nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động bằng việc ban hành các quy định, nội quy của công ty nhằm đảm bảo quyền lợi của 2 bên và mục đích chung của xã hội và nhằm tạo sự ổn định cho các mối quan hệ đã được thiết lập và thúc đẩy sản xuất.

Qua bài viết trên, hy vọng rằng các bạn đã có cho mình một khối kiến thức nhất định về luật lao động. Hiểu được nội dung cốt lõi của luật lao động là gì và một số vấn đề liên quan đến luật lao động mà tôi đã chia sẻ ở phần trên. Ngoài ra các bạn có thể tìm kiếm tất cả các thông tin về các bộ luật khác để mở rộng vốn kiến thức của mình bằng cách truy cập vào trang web vieclam88.vn. Đây là trang web uy tín đang nhận được quan tâm của rất nhiều các bạn trẻ.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: