[Định hướng nghề] Ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông ra làm gì?

Icon Author Trần Nhung

Ngày đăng: 2020-06-19 17:47:18

Với sự bùng nổ của thời đại 4.0, khi mà internet và các phương tiện truyền thông hiện đại lên ngôi, những ngành như Kỹ thuật điện tử - viễn thông trở thành xu hướng nghề nghiệp. Thực tế đã chứng minh, đa số sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này đều tìm được công việc ổn định và mức lương khá cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên để theo đuổi ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông cũng không quá dễ dàng. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ngành học này cũng như cùng giải đáp ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông ra làm gì nhé!

Việc Làm Điện Tử Viễn Thông

1. Khái niệm về ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông 

Khái niệm về ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông
Khái niệm về ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông 

Có thể nói ngành kỹ thuật hiện nay luôn là một ngành có được sự hưởng ứng đông đảo của sinh viên theo học và ứng viên tìm việc. Bản thân ngành này đã là một sự song hành cùng với sự phát triển của xã hội cho nên nó giải thích vì sao kỹ thuật lại luôn là một nghề ổn định từ trước đến nay. Đặc biệt, trong đó ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông là “em út” nhưng lại được quan tâm nhất hiện nay. Đây là ngành trực tiếp thiết kế và tạo ra các thiết bị cáp, vệ tinh, internet nhờ việc ứng dụng của các loại vi mạch điện tử, công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và lắp đặt. Đường truyền mạng, cáp của chúng ta có ổn định hay không là nhờ một phần lớn công sức của những người đang làm trong ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông. 

Do thuộc ngành kỹ thuật cho nên Kỹ thuật điện tử - viễn thông được thừa hưởng những gì tối ưu nhất của máy móc, hệ thống điện, điện tử, … Cùng với đó là hậu thuẫn từ thời kỳ 4.0, các sáng tạo công nghệ hiện đại, ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông có được động lực để ngày một phát triển hơn. Nó đang là phương thức giúp con người tiếp cận thông tin một cách gần, nhanh và đầy đủ hơn, thể hiện thông qua việc các loại máy thu hình, laptop, máy tính, máy thu thanh, điện thoại có thể bắt sóng tín hiệu để liên lạc ở mọi lúc, mọi nơi. Cho nên nói một cách khác thì ngành này chính là ngành kết hợp giữa kỹ thuật phần cứng và IT mạng. 

Đọc thêm: [Giải đáp thắc mắc] Ngành kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì?

2. Đào tạo ngành kỹ thuật điện tử viễn thông ngày nay

2.1. Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học trường gì? 

Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học trường gì?
Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học trường gì? 

Bởi những lợi ích như vậy nên ngành kỹ thuật điện tử viễn thông hiện nay được chú trọng vào đào tạo để có được đội ngũ kỹ sư, nhân viên chuyên môn cao cho ngành này. Số lượng các trường đại học đào tạo về kỹ thuật điện tử - viễn thông hiện nay trải dài ở cả 3 khu vực: miền Bắc, miền Nam và miền Trung, tập trung nhiều nhất ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể kể đến một số cái tên nổi bật như:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội 
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông  (Cả 2 khu vực phía Bắc và phía Nam)
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội 
  • Đại học Mở Hà Nội 
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 
  • Đại học Giao thông Vận tải (Cả 2 khu vực phía Bắc và phía Nam)
  • Đại học Vinh 
  • Đại học Khoa học - Đại học Huế 
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 
  • Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh 
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng 
  • Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh 
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn 

2.2. Khối thi ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông 

Khối thi ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông
Khối thi ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông 

Bản chất của ngành này là một ngành về kỹ thuật cho nên các khối để dự thi đại học cũng sẽ là các khối thi thuộc ban tự nhiên như A0, B0, D1, cụ thể là các khối có một số môn điển hình của ngành như Toán, Lý. Ngoài ra, với quy chế tuyển sinh mới hiện nay thì thí sinh cũng có thể dự thi tổ hợp môn như: C1 (Toán - Văn - Lý ) và C4 (Toán - Văn - Địa ) hoặc A1 (Toán - Lý - Anh) và B1 (Toán - Hóa - Anh), … 

Cũng như các khối thi và các ngành học khác, Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông cũng được tuyển sinh ở tất cả các trường đại học theo phương thức xét tuyển kết quả thi THPT Quốc Gia. Một số trường đại học khác có yêu cầu cao hơn thì có thể lấy điểm trung bình môn của môn Toán hoặc Lý trong 3 năm cấp 3 làm điều kiện để xét tuyển trước khi nộp hồ sơ. Theo khảo sát của 3 năm gần nhất thì Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông có mức điểm sàn là khoảng từ 16 - 25 điểm. Đây được đánh giá là mức điểm sàn khá cao. Từ đó cho thấy việc đào tạo đội ngũ cho ngành này thực sự được tập trung và làm nghiêm ngặt ngay từ chất lượng sinh viên đầu vào. 

Đọc thêm: Kỹ sư điện tử viễn thông là gì ?

2.3. Chương trình học Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông 

Chương trình học Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông
Chương trình học Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông 

Quá trình đào tạo chính quy hệ đại học của ngành học kéo dài từ 4,5 đến 5 năm được chia thành 3 khối kiến thức là kiến thức đại cương, kiến thức ngành và Chương trình tự chọn theo mô đun. Cụ thể với khối kiến thức đại cương, sinh viên sẽ học các môn học chung như các ngành khác bao gồm lý luận chính trị, pháp luật đại cương, ngoại ngữ, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng. Với khối kiến thức ngành, sinh viên sẽ bắt buộc học các môn thuộc nhóm kiến thức Toán và các môn khoa học. Đây là những môn học trên nền tảng cơ bản nhất của một ngành học kỹ thuật, cho nên đương nhiên ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông bắt buộc phải đưa vào đào tạo. Có thể kể đến các môn như: Xác suất thống kê, đại số, vật lý, tin học, … Thứ ba cũng là phần quan trọng nhất, phần nào được xem là tự chọn định hướng công việc tương lai cho sinh viên. Sinh viên sẽ được chọn một trong các mô đun sau:

  • Kỹ thuật Điện tử - Kỹ thuật máy tính
  • Kỹ thuật Thông tin -Truyền thông
  • Kỹ thuật Y sinh
  • Kỹ thuật Điện tử hàng không-Vũ trụ
  • Kỹ thuật Đa phương tiện

Mỗi mô đun này sẽ gồm có từ 5 - 6 môn, được chia thành các tiết học và chủ yếu diễn ra trong các năm cuối của khóa đào tạo. Ngoài ra để đủ điều kiện tốt nghiệp, sinh viên Ngành Kỹ thuật Điện tử - viễn thông cũng phải tham gia thực tập và làm khóa luận chuyên ngành.

Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra làm gì

3. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông 

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông
Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông 

Như đã đề cập ở trên, ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông hiện nay tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên có bằng cấp. Điều này không chỉ đáp ứng việc làm cho hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp ngành này mỗi năm mà còn là xu thế chung từ nhu cầu điện tử viễn thông của xã hội. Trong quá trình tìm việc, sinh viên mới tốt nghiệp có thể bắt đầu các công việc với vai trò là thực tập sinh, vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm thực tế cho mình, sau đó sẽ dần dần thăng tiến rất nhanh nếu như thể hiện được rõ năng lực chuyên môn của mình. 

3.1. Kỹ sư mạng tại các tập đoàn về mạng viễn thông 

Công việc đầu tiên mà đa số ứng viên ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông hiện nay lựa chọn đó là kỹ sư mạng. Công việc này không đòi hỏi quá nhiều về kinh nghiệm mà ứng viên sau khi vượt qua vòng phỏng vấn có thể tiến hành thử việc và đi làm chính thức. Một kỹ sư mạng sẽ chịu trách nhiệm về việc đảm bảo sự ổn định cho đường truyền mạng, đường truyền cáp. Ngoài ra các bạn còn là người vận hành chính cho một hệ thống mạng viễn thông phức tạp thuộc một nhà mạng nào đó. Các bạn sẽ được vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng vào việc thiết kế, tối ưu và quản lý mạng thuộc hệ thống địa phương hoặc trung ương. Với số lượng khá nhiều nhà mạng viễn thông hiện nay ở Việt Nam như VNPT, Viettel, FPT, … ứng viên có thể hoàn toàn yên tâm trong việc tìm kiếm một vị trí kỹ sư mạng cho mình. 

3.2. Nhân viên kỹ thuật tại các cơ quan truyền thông, báo chí

Nhân viên kỹ thuật tại các cơ quan truyền thông, báo chí
Nhân viên kỹ thuật tại các cơ quan truyền thông, báo chí

Khi đã có đầy đủ những nền tảng lý thuyết chắc trong suốt năm tháng đại học, các bạn còn có thể làm đúng ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông với vị trí việc làm là nhân viên kỹ thuật truyền thông. Nhu cầu “chóng mắt” về thông tin của công chúng là một động lực quan trọng thôi thúc cho bộ phận kỹ thuật ở các cơ quan truyền thông và báo chí được “sinh sôi”. Đây sẽ là những người phụ trách các công việc về lắp đặt, kiểm tra và sửa chữa thiết bị truyền thông, báo chí như máy phát thanh, máy thu hình, bộ đàm, micro, máy quay, … Ngoài ra nhân viên kỹ thuật truyền thông cũng là bộ phận kết hợp cùng với “đầu não” của cơ quan nghiên cứu và áp dụng các phương tiện truyền thông hiện đại nhất hiện nay như AI thực tế ảo. Một sản phẩm truyền thông và báo chí có được lan truyền rộng rãi hay không là nhờ một phần lớn vào công sức của những người làm kỹ thuật truyền thông. 

3.3. Chuyên viên thiết kế phần mềm di động 

Một công việc khác nữa mà ứng viên ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông có thể lựa chọn đó chính là chuyên viên thiết kế phần mềm di động. Công việc này đòi hỏi rất nhiều về kỹ năng chuyên môn và tư duy sáng tạo của người chuyên viên đó. Các bạn sẽ là người thiết kế và lắp đặt các vi mạch điện tử trên mỗi thiết kế di động, đảm bảo phần mềm di động có thể kết nối viễn thông, nhận các tín hiệu thu phát của hệ thống nhà mạng, cũng như trao đổi liên lạc được. Trong quá trình thiết kế và sản xuất ấy, nếu như phát sinh các sự cố về vi mạch điện tử viễn thông của thiết bị thì các chuyên viên lại tiếp tục tìm ra lỗi và khắc phục nó, đảm bảo cho một sản phẩm di động khi đến tay người dùng được hoàn thiện nhất. Bởi tính chất là làm việc cho các công ty sản xuất di động cho nên cơ hội việc làm này hầu hết sẽ là làm việc tại công ty nước ngoài hoặc liên doanh nước ngoài. 

Chuyên viên thiết kế phần mềm di động
Chuyên viên thiết kế phần mềm di động 

Ngoài ra thì tấm bằng cử nhân của ngành Kỹ thuật Điện tử - viễn thông còn giúp bạn có được những cơ hội việc làm hấp dẫn khác như: Nhân viên điều hành kỹ thuật, Nhân viên thiết kế mạng viễn thông, Nhân viên bảo trì mạng, Nhân viên thiết kế vi mạch điện tử, … Các bạn có thể tìm kiếm ở những công ty về sản xuất thiết bị truyền thông, sản xuất vi mạch điện tử, công ty truyền thông, báo chí hoặc ngay ở chính các cơ quan viễn thông thuộc quản lý của nhà nước. 

4. Đặc trưng nghề nghiệp của người trong ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông 

“Nghề chọn người” hay “Người chọn nghề” thực chất là câu chuyện về sự phấn đấu và trau dồi năng lực để phù hợp với công việc mà mình lựa chọn ấy. Điều này lại càng đúng hơn với một ngành được đánh giá là “khó” như Kỹ thuật điện tử - viễn thông. Để có thể theo đuổi ngành này, các bạn còn củng cố và rèn luyện cho mình những tố chất và kỹ năng như:

  • Kiến thức tổng quan về công nghệ thông tin 
  • Thành thạo tiếng Anh cho ngành công nghệ thông tin 
  • Tu duy logic và năng lực sáng tạo trong công việc 
  • Khả năng làm việc nhóm lẫn làm việc độc lập 
  • Hiểu về nguyên lý hoạt động của các thiết bị truyền thông
  • Kỹ năng về lắp đặt và sửa chữa hệ thống mạng mạng viễn thông 
Đặc trưng nghề nghiệp của người trong ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông
Đặc trưng nghề nghiệp của người trong ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông 

Ngoài ra những đức tính khác trong công việc như: ham học hỏi, cầu tiến, trung thực, gan dạ cũng đều bắt buộc phải có ở một người làm trong ngành về kỹ thuật điện tử - viễn thông. 

Các công việc thuộc nhóm ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông đều có khả năng đem lại cho các bạn mức lương khá cao, có thể khởi điểm từ 7.000.000 triệu đồng và lên đến hàng nghìn USD 1 tháng với những bạn thực sự có năng lực trong lĩnh vực này. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là các bạn phải có một sự đam mê và nhiệt huyết theo đuổi nghề đến cùng vì ngành kỹ thuật vốn không cho phép một người dễ nản chí được phép có cơ hội thăng hoa trong sự nghiệp. 

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các bạn có thể những kinh nghiệm hữu ích trong việc lựa chọn việc làm trong ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông. Đồng thời, thông qua bài viết này, những bạn trẻ đang có dự định theo đuổi ngành học này sẽ có được định hướng chính xác nhất trên con đường của mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: