Wireframe là gì? Hướng dẫn cách xây dựng và thiết lập Wireframe

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-02-24 09:56:40

Với những ai theo đuổi lĩnh vực thiết kế thì có lẽ không còn xa lạ với Wireframe – một công cụ đắc lực hỗ trợ cho quá trình tạo ra các sản phẩm thiết kế trong UX UI. Tuy nhiên, với những ai chưa có cơ hội tiếp xúc thì chắc hẳn sẽ còn mơ hồ, chưa biết Wireframe là gì? Vậy thì trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin chi tiết liên quan đến công cụ này, hãy cùng theo dõi nhé.

1. Wireframe là gì?

Wireframe (khung sườn website) là công cụ hỗ trợ trong việc thiết kế giao diện và hoàn thiện website. Một Wireframe thường dùng để bố trí về nội dung, chức năng trên một trang. Wireframe cũng được sử dụng trong quá trình thiết lập ra cấu trúc cơ bản của các trang web khi thiết kế một cách trực quan. Đồng thời quá trình này cũng cần phải được tạo lập, bổ sung và hoàn thiện các nội dung.

Giải đáp Wireframe là gì
Giải đáp Wireframe là gì?

Hay hiểu theo cách đơn giản thì Wireframe chính là các bố cục trắng đen được phác thảo theo kích thước, vị trí cụ thể, tương ứng với các thành phần của trang, các tính năng của trang, các khu vực chuyển đổi hoặc là sự điều hướng cho các trang web. Wireframe đơn thuần và không có màu sắc, sự lựa chọn liên quan đến phông chữ, logo hoặc là bất kỳ yếu tố thiết kế nào. Đối với Wireframe thì sự tập trung chính sẽ là cấu trúc của trang web.

Wireframe có khả năng hỗ trợ, phụ ứng cho các vấn đề nảy sinh trong quá trình thiết kế giao diện. Một Wireframe chính là một bố cục của trang web và nó thể hiện yếu tố giao diện trên các trang chính. Đây là một phần rất quan trọng của quá trình thiết kế tương tác.

Xem thêm: Đơn xin việc làm

2. Những đối tượng nên sử dụng Wireframe

Wireframe hỗ trợ rất nhiều cho các bộ phận trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm. Vậy đối tượng nào nên sử dụng công cụ Wireframe này?

- Graphic Designer: các nhà thiết kế graphic sẽ dựa theo các thông tin của Wireframe để thiết kế ra những bản mockup với giao diện chi tiết, prototype và tạo ra bản thiết kế cuối cùng giúp cho khách hàng có thể nhìn rõ hơn về cấu trúc website của mình.

- Developer: các lập trình viên sẽ dựa vào bản Wireframe để nắm rõ được các chức năng cần thiết tạo nên một website, tạo ra Front – End giao diện chính cho người dùng, thiết lập Back – End để viết ra các tính năng, phần mềm xử lý công việc.

Những đối tượng nên sử dụng Wireframe
Những đối tượng nên sử dụng Wireframe

- Business Analyst: những nhà phân tích sẽ sử dụng Wireframe để đảm bảo về mặt giao diện thể hiện thông tin chính xác cũng như cách mà người dùng sẽ tương tác trên website.

- Các bộ phận kinh doanh như là Product Manager, Project Manager,… cũng nên sử dụng Wireframe giống như một check list để đảm bảo các yêu cầu của khách hàng, đảm bảo được về thiết kế phù hợp nhằm mục đích điều chỉnh lại các chiến lược bán hàng sản phẩm.

- Một số đối tượng như là Partner, khách hàng,… cũng có thể sử dụng Wireframe để xác nhận với các bên thiết kế việc đảm bảo đúng mẫu theo hợp đồng đã thỏa thuận.

Xem thêm: Nghành quan hệ Quốc tế ra làm gì

3. Tại sao Wireframe lại là sự lựa chọn tối ưu?

Wireframe hiện nay là một công cụ được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực thiết kế. Vậy tại sao đây lại là một sự lựa chọn tối ưu dành cho các nhà thiết kế?

Thực tế cho thấy, bất cứ khi nào cần triển khai dự án về website thì việc lên giao diện Wireframe sẽ vô cùng quan trọng. Wireframe gần như là một mô hình giúp cho bạn có thể trình bày, thể hiện các ý tưởng đối với khách hàng và giữa các bộ phận như developer, project manager, design sao cho hiệu quả nhất.

Tại sao Wireframe lại là sự lựa chọn tối ưu
Tại sao Wireframe lại là sự lựa chọn tối ưu?

Đối với việc tạo ra Wireframe thì sẽ giúp cho các bộ phận không bị rối loạn các thông tin, xử lý chúng một cách nhanh chóng. Wireframe sẽ chính là bản thiết kế nền giúp cho các nhà thiết kế có thể xử lý các tiểu tiết dễ dàng, khai thác sự sáng tạo triệt để dựa trên thông tin của các sản phẩm.

Cụ thể, Wireframe cung cấp những thông tin đó là:

- Cấu trúc – Structure: đây là cấu trúc sắp xếp của website về Sidebar, Header, Footer,… đặt làm sao cho phù hợp.

- Nội dung – Content: các page trên trang web sẽ hiển thị nội dung gì?

- Hệ thống phân cấp thông tin – Information hierarchy: tổ chức về mặt thông tin và cách hiển thị chúng.

- Chức năng – Functionality: các chức năng sẽ hoạt động như thế nào?

- Cách ứng xử - Behavior: cách mà người dùng tương tác với giao diện.

Ngoài ra, Wireframe cũng có rất nhiều ưu điểm nổi bật so với các công cụ khác. Đặc biệt, đối với các nhà thiết kế thì bên cạnh việc tiếp nhận thông tin còn cần lên phác thảo demo Wireframe vì nó có tác dụng:

Ưu điểm nổi bật của Wireframe
Ưu điểm nổi bật của Wireframe

- Là bản phác thảo giúp khách hàng có thể tưởng tượng sản phẩm của họ như tế nào, đồng thời nhanh chóng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng về ý tưởng của bạn.

- Wireframe giúp tiết kiệm thời gian để chỉnh sửa qua photoshop bởi bạn có thể sửa nhanh chóng trên các bản phác thảo trước khi ra sản phẩm hoàn chỉnh nhất.

- Việc sử dụng Wireframe sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm tra về ý tưởng cho nhiều trang trong một website với Wireframe.

- Wireframe cũng giúp bạn xác định rõ được nội dung nào là quan trọng, từ đó có thể tập trung thiết kế chuẩn UX UI.

- Ngoài ra, Wireframe còn là một trong những yếu tố giúp đo lường về tỷ lệ CTA hiệu quả, giúp cho các nhà thiết kế có thể có nhiều thời gian tập trung, tạo ra các CTA tốt nhất, phân cấp hình ảnh, mang lại trải nghiệm hữu ích cho người dùng.

4. Một số hạn chế của Wireframe bạn cần biết

Xét về bản chất thì Wireframe được tạo ra bằng những hình thức khá đơn giản và đó vừa là ưu điểm nhưng cũng là hạn chế của Wireframe. Bởi điều đó sẽ khiến cho khách hàng khó nắm nắm bắt các vấn đề khi cần thiết và các nhà thiết kế sẽ cần phải cố gắng dịch Wireframe trong vai trò của một nhà thiết kế để làm sao cho tất cả mọi người đều trải nghiệm được như một bản thiết kế thực sự.

Một số hạn chế của Wireframe bạn cần biết
Một số hạn chế của Wireframe bạn cần biết

Hơn nữa, khi làm Wireframe sẽ không đơn giản là một bản xương sườn nguyên sơ nhất mà người thao tác sẽ cần phải thực hiện những gì cơ bản, bản phác thảo đó lại đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà thiết kế và những người làm copywriter.

5. Bật mí một số kinh nghiệm để xây dựng Wireframe hiệu quả

Như đã phân tích ở trên, việc xây dựng Wireframe không quá phức tạp, cầu kỳ và các nhà thiết kế sẽ chỉ cần sử dụng những thao tác, kỹ thuật hết sức đơn giản trong việc tạo dựng. Tuy nhiên, khi trải nghiệm vào công việc thực tế thì khá nhiều người gặp khó khăn, các vấn đề khiến cản trở quá trình làm việc cũng như không làm hài lòng khách hàng.

Theo các chuyên gia thì khi sử dụng Wireframe, các nhà thiết kế không nên vẽ chỉ bằng 2 gam màu đen – trắng vì nó khá đơn điệu và cũng khiến cho người nhìn khó quan sát. Sự đơn giản nếu như được kết cấu bằng lối tư duy logic thì có thể giúp cho mọi người nắm bắt nhanh hơn. Chính vì vậy, Wireframe có bản chất là thúc đẩy sự sáng tạo nên chúng ta cũng cần phải sáng tạo thông qua việc xây dựng sự logic cho các tông màu mình thiết kế.

Bật mí một số kinh nghiệm để xây dựng Wireframe hiệu quả
Bật mí một số kinh nghiệm để xây dựng Wireframe hiệu quả

Ngoài ra, các bạn khi sử dụng Wireframe thì nên ghi chú thật kỹ về các yếu tố xuất hiện trong Wireframe để không chỉ có những người chuyên môn, nghiệp vụ tốt hiểu được mà còn cả những khách hàng, người không có chuyên môn cũng có thể hiểu về các bản thiết kế tạo ra từ Wireframe.

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp thắc mắc Wireframe là gì cùng các vấn đề xoay quanh công cụ này. Mong rằng bài viết sẽ thực sự hữu ích và Wireframe sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho các bạn nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: