“Senior executive” là gì ? Tố chất và kỹ năng để trở thành một nhà điều hành

Với tốc độ phát triển của xã hội ngày nay một công ty, doanh nghiệp hay bất cứ một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển thì yếu tố quan trọng nhất là phải có một “Senior executive” giỏi. Bài viết này sẽ đưa ra Senior executive và những kỹ năng cũng như tố chất để có được vị trí việc làm này.

Đơn xin việc

1. Senior executive là gì?

Chúng ta có thể hiểu Senior executive đơn giản là người điều hành cấp cao. Người điều hành ở đây là lãnh đạo cấp cao hay người quản lý.

Lãnh đạo cấp cao hay người quản lý có thể được hiểu là một người có năng lực có về lĩnh vực mà bản thân quản lý, là người hoạch định những chính sách và có thẩm quyền yêu cầu nhân viên của mình làm theo. Tuỳ từng lĩnh vực mà có những cách hiểu khác nhau về nhà lãnh đạo.

Người điều hành

Tuy nhiên, tại một tổ chức hay công ty, nguời lãnh đạo là người điều hành một công ty, đưa ra những chính sách, những phương hướng, kế hoạch để phát triển công ty. Đây là một vị trí việc làm rất quan trọng tại một tổ chức.

Một công ty muốn phát triển và duy trì được sự phát triển thì yêu cầu tiên quyết là phải có được nhà điều hành giỏi. Bởi những chính sách mà họ đưa ra đều phù hợp với năng lực của công ty, của nhân viên mà họ đang quản lý cũng như lĩnh vực mà họ đang muốn phát triển

Xem thêm: Executive summary là gì

2. Các kỹ năng để trở thành một nhà điều hành giỏi

Không phải tất cả các nhà senior executive đều giỏi, đều đưa ra các chính sách, phương thức phát triển công ty hợp lý. Vậy một nhà Senior executive giỏi thì cần có những kỹ năng gì?

2.1. Kỹ năng lãnh đạo

Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng của một Senior executive  bởi một nhà lãnh đạo là người lập kế hoạch và cũng là người trực tiếp điểu hành nhân viên thực hiện kế hoạch đó. Một nhà điều hành có kỹ năng lãnh đạo giỏi thì những kế hoạch đề ra hợp lý có thể thực hiện một cách dễ dàng.

2.2. Kỹ năng hoạch định

Một Senior executive giỏi thì một kỹ năng không thể thiếu đó là hoạch định. Nhà lãnh đạo là người đưa ra những quyết định quan trọng trong công ty.  Một công ty, tổ chức doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì người lãnh đạo, quản lý của công ty đó phải lập kế hoạch chính xác và định hướng toàn bộ nhân viên của mình đi theo mục tiêu kế hoạch mà mình đã đề ra. Một kế hoạch sai lầm của nhà lãnh đạo có thể đưa đến hậu quá nghiêm trọng liên quan đến vận mệnh của một doanh nghiệp.

Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch người quản lý cần sử dụng đến kỹ năng lãnh đạo của một nhà điều hành để giải quyết những công việc nảy sinh trong quyền hạn và khả năng của bản thân.

2.3. Kỹ năng thuyết phục

Tất cả các công ty hay một tổ chức doanh nghiệp nào phát triển mà không có đối tác, do vậy kỹ năng giao tiếp cũng rất cần đối với một nhà “senior executive”. Một nhà điều hành giỏi anh ta phải thành thạo giao tiếp cả khi nói và khi viết. Anh ta muốn ký được hợp đồng cho công ty mình ngoài việc đưa ra các tiêu chí về sản phẩm đảm bảo yêu cầu của đối tác anh ta cần phải thuyết phục đối tác của mình bằng kỹ năng giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp có thể bằng đôi mắt biết nói của mình thể hiện sự mong muốn hợp tác hay cách diễn đạt dễ hiều thì nhà điều hành có thể dễ dàng đem hợp đồng về cho công ty, tổ chức mình.

2.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Bất kỳ một công ty, một tổ chức doanh nghiệp nào cũng có những kế hoạch, chính sách phát triển của công ty. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi kế hoạc đề ra đều theo đúng hướng và thời gian hoàn thành kế hoạch đó.

giải quyết vấn đề

Vậy nên, để trở thành một nhà điều hành tốt thì kỹ năng giải quyết vấn đề là một yêu cầu cần có đối với một nhà điều hành. Do có vô vàn những vấn đề xảy ra khi thực hiện kế hoạch của công ty nên khi gặp một vấn đề cần giải quyết thì việc đầu tiên mà nhà lãnh đạo cần làm đó là bình tĩnh xem lại vấn đề xảy ra, tìm hiểu nguyên nhân, phân loại mức độ của vấn đề sau đó tìm cách khắc phục và giải quyết trong quyền hạn của mình. Nếu khi gặp một vấn đề nào đó mà chưa xác định được vấn đề mà mình gặp phải đã vội la mắng nhân viên thì đây quả là một nhà điều hành thiếu kỹ năng, kinh nghiệm.

2.5. Kỹ năng quản lý nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là tiền đề để công ty, tổ chức doanh nghiệp phát triển. Họ là những người trực tiếp thực hiện và làm ra những sản phẩm của công ty.

Một nhà điều hành giỏi thì sẽ biết cách đưa ra những chính sách cũng như đưa ra các mục tiêu công việc để cho nhân viên của mình cố gắng cũng như sẽ tìm được những nhân viên trung thành với công ty. Nhà điều hành giỏi sẽ biết cách giữ lại nguồn nhân lực đã cứng tay nghề thì hàng hoá của công ty sẽ không bị hỏng hóc, tạo được uy tín với đối tác.

 Nếu một nhà lãnh đạo luôn luôn nghĩ cho lợi ích của bản thân mà không có những chính sách đãi ngộ với nhân viên thì sẽ không bao giờ có được những nhân viên giỏi làm việc tận tâm. Do đó, một nhà điều hành giỏi cũng cần có kỹ năng quản lý nhân lực của công ty mình.

2.6. Kỹ năng truyền cảm hứng

Bạn là một nhà điều hành tốt thì đây là một kỹ năng mà bạn không thể bỏ qua. Bởi nếu bạn làm tốt kỹ năng này thì bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích cho công ty, cho bản thân mình. Nếu bạn là người biết truyền cảm hứng thì bạn sẽ nhận được nhiều hơn mất vì bạn sẽ nhận lại được sự nhiệt huyết của nhân viên. Ngược lại nếu bạn là người hay quát tháo nhân viên thì hậu quả bạn nhận lại là sẽ không có nhân viên nào muốn làm việc lâu và tâm huyết.

truyền cảm hứng

Khi có vấn đề khó khăn, rắc rối cần giải quyết cần phải nhìn nhận lại từng sự việc, diễn biến của sự việc ấy là gì, đặt mình vào vị trí của nhân viên xem nếu mình là nhân viên thì mình sẽ làm nhưu thế nào để có hướng giải quyết hợp lý. Như vậy, vừa tăng thêm mối quan hệ nhân viên với lãnh đạo, vừa tạo sự thoải mái cho nhân viên trong quá trính làm việc.

3. Những tố chất cần có của một “Senior executive”

Một công ty, tổ chức doanh nghiệp khong thể thành công nếu không kể đến những tố chất của các nhà điều hành. Vậy hãy cùng tôi đi tìm hiểu các tố chất cần có của một nhà điều hành.

3.1. Tầm nhìn xa

Một nhà điều hành có vai trò quan trọng hơn một nhân viên rất nhiều lần. Họ luôn có những hoạch định và những lời khuyên hữu ích cho cộng sự hay cấp dưới của mình. Hơn nữa, công việc chính của một Senior excutive là lập ra những kế hoạch hành động để đem lại lợi ích cho đơn vị, tổ chức của mình.

Một nhà điều hành phải có tầm nhìn xa và phải biết truyền đạt ý tưởng cũng như kế hoạch của mình cho nhân viên để nhân viên thực hiện . Trong khi tất cả mọi nguời bị thuyết phục bởi khả năng của nhà điều hành mà không nhận ra rằng đây chỉ là việc bổ trợ cho kinh nghiệm quản lý của họ. Họ luôn là người có những caasch giải quyết khó khăn trong những tình huông gian nan nhất bởi anh ta đẫ có tầm nhìn rõ bản chất khi bạn chỉ mới nghĩ trong đầu.

3.2. Hiểu biết và ham học hỏi

Kiến thức là vô tận nên một nhà điều hành phải có những kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực mà mình quản lý. Tuy nhiên, ngoài những lĩnh vực hoạt động cũng nhưu quản lý của mình thì người điều hành luôn luôn có tinh thần học hỏi để trau dồi những kinh nghiệm và nâng cao kiến thức hay cập nhật những thông tin mới.

3.3. Niềm say mê

Một “Senior executive” luôn luôn phải có niềm đam mê với công việc lãnh đạo, và luôn có suy nghĩ sẽ đóng góp được gì cho xã hôi, tổ chức hay ít nhất là lợi ích cho bản thân mình. Nếu không có sự say mê thì nhà điều hành sẽ không thể có những quyết định đúng đắn, táo bạo và tâm huyết.

3.4. Dũng cảm và kiên trì

Trong hành trình phát triển của một công ty sẽ gặp phải muôn vàn những khó khăn và thử thách. Một nhà điều hành giỏi sẽ không cảm thấy ngại khi mình vấp ngầm phải kiên trì đững dậy tích luỹ thêm cho mình những kinh nghiệm sau này phát triển bản thân hơn.

Trong bài thơ “Dạy mà đi” Tố Hữu đã từng viết: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại/ Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”. Thất bại không phải là mất tất cả, nếu anh ta là một người có sự kiên trì và tầm nhìn thì anh ta sẽ chiến thắng. Đôi khi vấp ngã lại là một bài học kinh nghiệm xương máu cho bản thân. Niềm hi vọng và sự kiên trì sẽ giúp anh ta thành công.

Xem thêm: Việc làm HR  executive

3.5. Biết chấp nhận mạo hiểm

Một nhà điều hành giỏi thì không thể dứng yên mãi một chỗ để đổi lấy sự phát triển công ty mình một cách an toàn mà phải mạo hiểm nhưng sẽ có rất nhiều người sợ sẽ nhận lại thất bại khi mạo hiểm. Tuy nhiên, một nhà điều hành có tham vọng thì họ sẽ tự đưa ra câu hỏi cho bản thân mình để xem rằng sự mạo hiểm ấy có đáng giá hay không?

Nếu cảm thấy sự mạo hiểm của mình là đáng công sức bỏ ra thì nên vượt qua sự e sợ, lo ngại và dung cảm đương đầu với thử thách sắp tởi. Cón nếu thử thách còn quá khó khăn thì có thể dành thêm thời gian để chuẩn bị. Nên nhớ, có càng nhiều thời gian chuẩn bị thì càng cơ hội thành công của bạn càng cao.

3.6. Sự quả quyết

Đây là một tố chất cần có của một nhà điều hành, bởi lẽ bạn là nhà điều hành thì bạn luôn là người được các nhân viên của bạn trông chờ vào quyết định của mình. Tất nhiên trong cuộc đời làm lãnh đạo của mình bạn không phải lúc nào nhân viên của bạn cũng đồng tình với quyết định mà bạn đưa ra. Vì vậy, những quyết định đó có thể làm rạn nứt mối quan hệ giữa bạn với nhân viên.

Bạn sẽ làm mất đi uy tín của bản thân nếu bạn cả nể hay nhân nhượng vì nó có thể dẫn bạn đưa ra những quyết định sai. Đôi khi cũng cần phải nhẫn tâm để sa thải một nhân viên nào đó mà hành động của anh ta gây tổn hại đến lợi ích của công ty.

Trang vàng

Trên đây là cách hiểu về “Senior executive” và các kỹ năng cũng như tố chất để trở thành một người điều hành giỏi. Qua đây, bạn có thể nhận thấy mình có đầy đủ các kỹ năng cũng như tố chất của bản thân phù hợp với vị trí việc làm này không.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: