Tìm hiểu về vấn đề thuế thu nhập cá nhân Tiếng Anh là gì?

Icon Author Trương Nhật Hạ

Ngày đăng: 2020-02-03 18:48:28

Theo bạn hiểu thì thuế thu nhập cá nhân Tiếng Anh là gì? Tại sao chúng ta phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Bạn đã biết cách tính thuế thu nhập cá nhân chuẩn xác chưa? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được trả lời trong bài viết của vieclam88.vn ngay sau đây.

1. Bạn hiểu thuế thu nhập cá nhân tiếng Anh là gì?

Bạn hiểu thuế thu nhập cá nhân là gì?
Bạn hiểu thuế thu nhập cá nhân tiếng Anh là gì?

Trong Tiếng Anh, thuế thu nhập cá nhân là Personal income tax. Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế sẽ được đánh vào thu nhập của từng cá nhân riêng biệt. Các cá nhân này sẽ phải trích một phần tiền lương của mình hoặc tiền thu được từ các nguồn khác để nộp cho ngân sách nhà nước. Đối tượng được quy định phải nộp thuế thu nhập cá nhân là: cá nhân cư trú (thuế được thu hoặc chịu thuế là thu nhập phát sinh ở cả trong lẫn ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập) và cá nhân không cư trú (thuế được thu hoặc chịu thuế là thu nhập phát sinh ngay tại lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập) hoặc là những người có thu nhập từ 9 triệu đồng/tháng trở lên (nếu không có người phụ thuộc). 

Tham khảo: Việc làm Kế toán - Kiểm toán

2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân

Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân

Đầu tiên, thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu, trực tiếp đánh thẳng vào chi phí của một cá nhân nên sẽ khó mà chuyển được số thuế này sang người khác. Thứ hai, vì thuế thu nhập cá nhân chỉ có mối liên kết trực tiếp với một cá thể duy nhất là người nộp thuế nên loại thuế này sẽ có độ nhạy cảm cao và có liên quan đến nhiều người khác nữa trong tập thể xã hội. Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân có đặc điểm tính chất lũy tiến cao. Bởi thuế cá nhân sẽ được đánh theo quy tắc khả năng trả thuế và thuế suất đó sẽ được biểu hiện dưới dạng lũy tiến từng phần, nhằm đem lại sự công bằng giữa các đối tượng trả thuế. Cuối cùng, thuế thu nhập cá nhân không có tác động hay ảnh hưởng, làm bóp méo giá cả hàng hóa, dịch vụ. Thuế thu nhập cá nhân sẽ không được tính hay cộng dồn vào trong giá bán hay giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ nên sẽ không tạo ra sự sai lệch của giá cả hàng hóa, dịch vụ.

Xem thêm: Việc làm kế toán thuế

3. Tại sao phải nộp thuế cá nhân?

Tại sao phải nộp thuế cá nhân?
Tại sao phải nộp thuế cá nhân?

Ở hầu hết các nước, thuế thu nhập cá nhân chính là nguồn thu chủ yếu của nhà nước và các chính quyền địa phương để điều tiết kinh tế và xã hội ổn định, cân bằng. Đồng thời,  thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần bảo đảm công bằng trong việc phân chia thu nhập. Điều này cực kì cần thiết và quan trọng trong tình hình kinh tế thị trường đang có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt. Bằng cách thu thuế cá nhân, đây sẽ là biện pháp phần nào giúp cải thiện và rút ngắn khoảng cách này. Bên cạnh đó, vì nhu cầu chỉ tiêu của nhà nước đang ngày càng tăng mà điều kiện chức năng của nhà nước cũng đồng thời được mở rộng, cộng thêm sự sụt giảm của nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu (do quá trình tự do hóa thương mại) đã khiến thu nhập cá nhân biến thành một nguồn thu quan trọng và không thể thiếu trong tổng ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân cũng là một yếu tố giúp điều tiết vĩ mô, khuyến khích tíết kiệm và đầu tư theo hướng phát triển lợi ích chung của xã hội. Muốn tăng phúc lợi cho xã hội, phải giảm bớt nguồn thu của những người có thu nhập cao và chia lại cho những người có thu nhập kém hơn. Thêm nữa, bằng các chính sách miễn giảm, ưu đãi… thuế thu nhập cá nhân có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng tiêu dùng và đầu tư, phát triển theo hướng có lợi và thực hiện tốt mục tiêu điều chỉnh kinh tế mà nhà nước đã ban hành. Song, thuế thu nhập cá nhân lũy tiến còn có tác dụng bù trừ lại cho sự lũy thoái của các loại thuế tiêu dùng. Do đó, đây là loại thuế có sức ảnh hưởng lớn trong việc đảm bảo tính công bằng của hệ thống thuế.

Đọc ngay: Thu nhập chịu thuế là gì?

4. Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Các khoản thuế thu nhập cá nhân sẽ bị tính thuế nhưng sẽ được giảm trừ vào các khoản sau: khoản trừ gia cảnh, khoản đóng bảo hiểm hoặc quỹ hưu trí tự nguyện và các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

4.1. Thuế thu nhập cá nhân và công thức tính

Thuế thu nhập cá nhân và công thức tính
Thuế thu nhập cá nhân và công thức tính

Thu nhập tính thuế * Thuế suất = Thuế thu nhập cá nhân phải nộp.

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập -  các khoản được miễn

4.2. Thuế thu nhập cá nhân và các bước tính

Muốn tính số thuế cá nhân phải nộp, hãy thực hiện theo các bước sau:

Đầu tiên, bạn phải tính tổng thu nhập chịu thuế. Tiếp theo, bạn cần tính thêm các khoản được miễn. Sau đó, tính số thu nhập phải chịu thuế: Thu nhập chịu thuế bằng tổng thu nhập trừ đi các khoản được miễn. Rồi tính các khoản được miễn, được giảm trừ. Xong, tính thêm thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ. Cuối cùng, bạn tính nốt thuế thu nhập cá nhân: Thuế thu nhập cá nhân bằng tích của thu nhập tính thuế nhân với thuế suất. Sau khi thực hiện hết hoàn toàn các bước tính trên, để biết được số thuế mà bạn phải nộp từ thu nhập của tiền lương, tiền công thì bạn còn phải áp dụng nốt các phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân.

4.3. Thuế thu nhập cá nhân cùng các phương pháp tính cần biết

Thuế thu nhập cá nhân cùng các phương pháp tính cần biết
Thuế thu nhập cá nhân cùng các phương pháp tính cần biết

Cho đến nay, có tất cả ba cách tính thuế thu nhập của cá nhân để áp dụng cho từng đối tượng khác nhau.

Với các cá nhân nào mà đã ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động thì thuế thu nhập của người đó sẽ bị khấu trừ 10%.

Riêng với các cá nhân nào không cư trú lâu dài (chủ yếu là người nước ngoài đến cư trú tạm thời) thì mức thu nhập cá nhân của họ sẽ bị khấu trừ 20%.

Còn với những cá nhân cư trú đã ký hợp đồng lao động ấn định mốc thời gian từ 3 tháng trở lên thì thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần. 

Cụ thể, thuế suất biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định như sau:

- Bậc thuế 1 _ Phần thu nhập tính thuế được tính đến 60 triệu đồng/năm _ Phần thu nhập tính thuế là 5 triệu/tháng _ Thuế suất 5%

- Bậc thuế 2 _ Phần thu nhập tính thuế được tính từ 60 triệu đồng/năm đến 120 triệu đồng/năm _ Phần thu nhập tính thuế từ 5 triệu/tháng đến 10 triệu/tháng _ Thuế suất 10%

- Bậc thuế 3 _ Phần thu nhập tính thuế được tính từ 120 triệu đồng/năm đến 216 triệu đồng/năm _ Phần thu nhập tính thuế từ 10 triệu/tháng đến 18 triệu/tháng _ Thuế suất 15%

- Bậc thuế 4 _ Phần thu nhập tính thuế được tính từ 216 triệu đồng/năm đến 384 triệu đồng/năm _ Phần thu nhập tính thuế từ 18 triệu/tháng đến 32 triệu/tháng _ Thuế suất 20%

- Bậc thuế 5 _ Phần thu nhập tính thuế được tính từ 384 triệu đồng/năm đến 624 triệu đồng/năm _ Phần thu nhập tính thuế từ 32 triệu/tháng đến 52 triệu/tháng _ Thuế suất 25%

- Bậc thuế 6 _ Phần thu nhập tính thuế được tính từ 624 triệu đồng/năm đến 960 triệu đồng/năm _ Phần thu nhập tính thuế từ 52 triệu/tháng đến 80 triệu/tháng _ Thuế suất 30%

- Bậc thuế 7 _ Phần thu nhập tính thuế được tính trên 960 triệu đồng/năm _ Phần thu nhập tính thuế là trên 80 triệu/tháng _ Thuế suất 35%

Số thuế tính theo từng bậc = Thu nhập tính thuế của bậc thu nhập * thuế suất (tương ứng với bậc thu nhập đó)

Bên cạnh đó, theo phụ lục số 01/PL-TNCN cùng Thông tư 111/2013/TT-BTC, chúng ta còn có cách tính thuế rút gọn như sau:

- Bậc 1 _ Thu nhập tính thuế được tính 5 triệu đồng/tháng _ Thuế suất 5% _ Số thuế phải nộp: 5% TNTT (thu nhập tính thuế)

- Bậc 2 _ Thu nhập tính thuế được tính từ 5 triệu đồng/tháng đến 10 triệu đồng/tháng _ Thuế suất 10% _ Số thuế phải nộp: 0,25 triệu đồng + 10% TNTT trên 5 triệu đồng (hoặc tính theo công thức 10% TNTT - 0,25 triệu đồng). 

- Bậc 3 _ Thu nhập tính thuế được tính từ 10 triệu đồng/tháng đến 18 triệu đồng/tháng _ Thuế suất 15% _ Số thuế phải nộp: 0,75 triệu đồng + 15% TNTT trên 10 triệu đồng (hoặc tính theo công thức 15% TNTT - 0,75 triệu đồng).

- Bậc 4 _ Thu nhập tính thuế được tính từ 18 triệu đồng/tháng đến 32 triệu đồng/tháng _ Thuế suất 20% _ Số thuế phải nộp: 1,95  triệu đồng + 20% TNTT trên 18 triệu đồng (hoặc tính theo công thức 20% TNTT - 1,95 triệu đồng).

- Bậc 5 _ Thu nhập tính thuế được tính từ 32 triệu đồng/tháng đến 52 triệu đồng/tháng _ Thuế suất 25% _ Số thuế phải nộp: 4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu đồng (hoặc tính theo công thức 25% TNTT - 3,25 triệu đồng).

- Bậc 6 _ Thu nhập tính thuế được tính từ 52 triệu đồng/tháng đến 80 triệu đồng/tháng _ Thuế suất 30% _ Số thuế phải nộp: 9,75 triệu đồng + 30% TNTT trên 52 triệu đồng (hoặc tính theo công thức 30% TNTT - 5,85 triệu đồng).

- Bậc 7 _ Thu nhập tính thuế được tính trên 80 triệu đồng/tháng  _ Thuế suất 35% _ Số thuế phải nộp: 18,15 triệu đồng + 35% TNTT trên 80 triệu đồng (hoặc tính theo công thức 35%TNTT - 9,85 triệu đồng).

Tìm hiểu thêm: Mã số thuế cá nhân là gì?

5. Các khoản thu nhập nào sẽ được miễn chịu thuế thu nhập cá nhân?

Các khoản thu nhập nào sẽ được miễn chịu thuế thu nhập cá nhân?
Các khoản thu nhập nào sẽ được miễn chịu thuế thu nhập cá nhân?

Cũng trong Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ không bị tính vào thuế thu nhập cá nhân, hay nói cách khác là miễn thuế, bao gồm khoản thu nhập từ tiền lương, tiền lương làm tăng ca, thêm giờ, làm việc vào ban đêm hoặc những ngày lễ Tết. Đây đều là những khoản thu nhập bên ngoài và sẽ được trả cao hơn tiền lương, tiền công làm việc vào ban ngày hoặc làm việc trong giờ hành chính bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động.

Vừa rồi là toàn bộ những thông tin chi tiết, cụ thể, chính xác liên quan đến thuế thu nhập cá nhân. Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết của vieclam88.vn bạn đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi: thuế thu nhập cá nhân tiếng anh là gì và áp dụng được các kiến thức vừa rồi vào trong cuộc sống đời thường.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: