Thu nhập chịu thuế là gì? Mở rộng thông tin về thu nhập chịu thuế

Icon Author Hoàng Cẩm Ly

Ngày đăng: 2020-03-27 19:38:37

Đóng thuế là một trong những quyền và nghĩa vụ của nhân dân. Đó là điều mà người Việt Nam ta ai cũng biết. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều loại thuế mà cá nhân, doanh nghiệp phải đóng cho nhà nước không phải ai cũng nắm được đầy đủ. Trong đó có một loại thuế được tính từ mức thu nhập gọi là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nào cũng nên biết rõ. Vì vậy hãy cùng vieclam88.vn tìm hiểu về thu nhập chịu thuế là gì qua nội dung bài viết dưới đây nhé! 

Tìm Việc Kế Toán

1. Một số thông tin chung về thu nhập chịu thuế 

1.1. Khái niệm thu nhập chịu thuế là gì? 

thu nhập chịu thuế là gì
Thu nhập chịu thuế - Taxable income

Thu nhập là nguồn thu mà người lao động nhận được sau một thời gian làm việc nhất định. Thời hạn tính mức thu nhập tùy theo cách trả lương của mỗi doanh nghiệp nhưng phổ biến nhất vẫn là trả lương theo tháng. Để có được mức lương này, người lao động phải làm việc bằng công sức và trí tuệ của bản thân. Tuy nhiên tiền đề tạo ra nguồn công việc lại xuất phát từ điều kiện và cơ sở vật chất mà nhà nước mang lại. Hiểu sâu xa thì mức thu nhập này có được và duy trì nhờ điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia trong đó nhà nước chính đơn vị đứng đầu mang lại môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Do vậy, là công dân của một nước, bạn được hưởng chính sách an sinh xã hội, được sống và làm việc trong thời kỳ hòa bình cùng với đó là nhiều quyền lợi khác nữa thì bạn phải có trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước dù bạn là cá nhân hay doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.

Trong nhiều loại thuế phải đóng cho nhà nước theo quy định có một khoản được tính từ mức thu nhập của cá nhân. Được gọi là thu nhập chịu thuế. Theo đó, thu nhập phải chịu thuế là tổng số các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm: tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác mang tính chất tiền lương, tiền công mà đơn vị làm việc trả cho một cá nhân. Đây là khoản thu nhập nhận được khi cá nhân làm việc trong khu kinh tế. 

Còn đối với doanh nghiệp, thu nhập chịu thuế là tổng doanh thu mà doanh nghiệp thu về sau khi thực hiện các hoạt động kinh tế mang lại nguồn tiền về sau khi đã trừ đi chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công; Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn; Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn; Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản; Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng; Thu nhập chịu thuế từ bản quyền; Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại và Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng. 

Xem thêm: Việc làm kế toán thuế

1.2. Ý nghĩa của thu nhập phải chịu thuế 

1.2.1. Đối với cá nhân chịu thuế

đóng thu nhập chịu thuế là gì
Đóng thuế là nghĩa vụ của mỗi cá nhân 

Đóng thuế là thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Hoàn thành quy định nộp thuế tức bạn đang góp phần tạo nên một xã hội văn minh, giàu đẹp. Vì thế đối với cá nhân, doanh nghiệp đóng thuế thu nhập đồng nghĩa với việc bạn đang thực hiện quyền và nghĩa vụ của một công dân có đủ năng lực hành vi dân sự. 

Không chỉ vậy khi đóng thuế thu nhập, người lao động sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi từ cộng đồng. Không đâu xa đó chính là những đoạn đường dài xe bạn chạy bon bon, cơ sở giáo dục mà trước đây bạn học hay cơ sở y tế mà bạn được chăm sóc sức khỏe,… Tất cả cơ sở  vật chất ở những nơi này đều được xây dựng từ ngân quỹ của kho bạc nhà nước trong đó nguồn đóng góp chủ yếu là từ các nguồn thuế phải đóng. 

Ngoài ra, đóng thuế thu nhập bạn còn được hưởng những quyền lợi mà nhà nước dành riêng cho người lao động như việc miễn thuế hay hoàn lại thuế thu nhập cá nhân trong một số trường hợp nhất định. Để biết chi tiết về quyền lợi này hãy tìm hiểu thật kỹ về những thông tin liên quan đến quyền của người lao động, biết đâu bạn lại được hiểu biết thêm một quyền lợi mà trước đây mình chưa thực hiện. 

1.2.2. Đối với nhà nước

ý nghĩa của thu nhập chịu thuế là gì
Thuế có ý nghĩa quan trọng với nhà nước 

Thu nhập chịu thuế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh. Thuế là nguồn thu nhập chính của nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện mọi hoạt động trong cộng đồng. Điều này có nghĩa mọi cá nhân có mức thu nhập theo quy định phải nộp thuế đều phải có nghĩa vụ thực hiện quyền lợi này. 

Việc thi hành quy định thu nhập chịu thuế giúp nhà nước xóa bỏ rào cản phân biệt giàu nghèo trong xã hội. Từ đó tạo ra một cộng đồng công bằng, dân chủ. Mọi cá nhân dù là người nghèo hay người giàu, cán bộ công chức hay công nhân lao động đều được hưởng quyền lợi chung. 

Nhà nước không quy định mức thuế đóng cụ thể mà được thay đổi linh hoạt theo mức lương của mỗi người. Đây là cách để nhà nước thực hiện các chính sách xã hội cho người nghèo đồng thời thể hiện được tinh thần đồng bào cùng chung dòng máu lạc hồng biết san sẻ gánh nặng cùng nhau. 

Nếu mỗi công dân đều hoàn thành nghĩa vụ này sẽ giúp nhà nước dễ dàng hơn trong việc thực hiện những hoạt động đem lại lợi ích cho cộng đồng. Còn nếu có cá nhân trốn tránh nghĩa vụ sẽ gây tổn hại rất nhiều tới đất nước, tới cộng đồng. Vì thế hãy là một công dân có ích thông qua việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế và củng cố kiến thức về các mức thuế thu nhập phải đóng theo quy định của pháp luật. 

1.3. Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế có giống nhau không? 

điểm riêng của thu nhập chịu thuế là gì
Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế 

Thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập chịu thuế bao gồm tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập chịu thuế khác mà cơ quan, tổ chức trả cho một cá nhân. 

Thu nhập tính thuế lại là bao gồm thu nhập chịu thuế và các khoản được giải trừ theo quy định của pháp luật. 

Như vậy dựa trên khái niệm của hai loại thuế cũng đã thấy rõ được sự khác nhau của chúng. Ngoài ra, để phân biệt cụ thể hơn, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế còn có những điểm khác nhau cơ bản như: 

- Số thuế được miễn dựa trên thu nhập tính thuế không phải thu nhập chịu thuế 

- Thu nhập tính thuế lấy thu nhập chịu thuế là tiền đề, là cơ sở để xác định

- Thuế thu nhập cá nhân phải đóng được tính dựa trên thu nhập tính thuế không phải dựa trên thu nhập chịu thuế. 

Tham khảo: Lương Net là gì? Cách tính lương Gross và Net 

2. Thu nhập chịu thuế tính trước trong dự án 

2.1. Khái niệm thu nhập chịu thuế tính trước là gì? 

thu nhập chịu thuế tính trước là gì
Thu nhập chịu thuế tính trước chính là phần lợi nhuận mà nhà thầu dự toán nhân được từ chủ đầu tư 

Thu nhập chịu thuế tính trước ở đây được nhắc tới nhiều trong xây dựng. Dựa trên khái niệm thu nhập chịu thuế nêu trên có thể hiểu thu nhập chịu thuế tính trước chính là phần lợi nhuận mà nhà thầu dự toán nhân được từ chủ đầu tư sau khi hoàn thành dự án xây dựng hay dự án mua  - bán sản phẩm. Mức thu nhập này được tính dựa trên việc nhà thầu thực hiện dự án phải cần tới những nguyên vật liệu cần thiết để hoàn thành dự án. Tuy nhiên những sản phẩm này nhà thầu lại không có sẵn mà có được từ việc thu mua từ đơn vị khác rồi đưa vào phục vụ trực tiếp trong xây dựng công trình nhận từ chủ đầu tư. Lúc này để có được sản phẩm phục vụ công việc tại địa điểm xây dựng dự án cũng như để có hoàn thành dự án, nhà thầu sẽ đứng ra chịu trước các khoản chi phí nhất định bao gồm: Chi phí vận chuyển, chi phí nhập khẩu, chi phí thuê nhân công,… công thêm cả thuế VAT

Thu nhập chịu thuế tính trước sẽ được tính khi có sự  tham gian của giá trị hàng hóa bán ra. Chính là giá trị của sản phẩm mong đợi bán ra của nhà thầu sau khi công thêm các các nguồn chi phí trên. 5,5% tổng giá trị chi phí trực tiếp đã tính toán trong quyết toán chính là thu nhập chịu thuế tính trước theo quy định của nhà nước.

Tìm hiểu thêm: Mã số thuế cá nhân là gì?

2.2. Vai trò của việc tính thu nhập chịu thuế tính trước đối với nhà thầu 

vai trò của thu nhập chịu thuế là gì
 Vai trò của việc tính thu nhập chịu thuế tính trước đối với nhà thầu 

Tại sao nhà thầu cần tính thu nhập chịu thuế tính trước? Một câu hỏi khá hay bởi sau khi hoàn thiện dự án, nhà thầu có thể xác minh chính xác thu nhập chịu thuế mà không cần tính toán theo dự đoán trước đó. Tuy nhiên trong thực tế, việc tính thu nhập chịu thuế tính trước rất cần thiết đối với các nhà thầu. Lý do vì sao thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Ắt hẳn nếu bạn là dân kinh tế hay có chuyên môn xây dựng, “đấu thầu” là một thuật ngữ không còn xa lạ. Đây chính là một buổi trao đổi giữa chủ đầu tư với nhiều nhà thầu. Mục đích của buổi đấu thầu này đối với nhà đầu tư là muốn tìm ra một nhà thầu xây dựng ở mức giá hợp lý còn các nhà thầu tham gia thì lại muốn có được quyền xây dựng công trình đó. Trong trường hợp này các nhà thầu muốn cạnh tranh giành quyền xây dựng hay giành quyền cung cấp sản phẩm thì phải tính được thu nhập chịu thuế tính trước để xác định các mức giá cạnh tranh trong buổi đấu thầu với những nhà thầu khác. 

Mức giá được đưa ra trong buổi đấu thầu được tính dựa trên thu nhập chịu thuế tính trước được gọi là giá bán mong đợi của nhà thầu cho chủ đầu tư và cũng là giá trị hợp đồng sẽ được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu. Trong đó, mức thu nhập chịu thuế tính trước không được tính bằng tỷ lệ định mức do nhà nước quy định mà thường sẽ thấp hơn hạn mức đó và có thể sẽ rơi xuống mức giá trị bằng 0 tùy theo diễn biến của buổi thầu. 

Như vậy việc tính thu nhập chịu thuế tính trước rất cần thiết đối với nhà thầu để có thể định ra giá bán của sản phẩm. Đồng thời nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ cạnh tranh giữa các nhà thầu trong một buổi đấu thầu dự án. 

Trên đây là một số thông tin tìm hiểu giúp giải đáp thắc mắc thu nhập chịu thuế là gì của bạn đọc. Hy vọng nội dung bài viết đã mang tới những kiến thức bổ ích, đáp ứng được tối đa nhu cầu thông tin của mọi người. Và để cập nhật tin mới mỗi ngày thì đừng truy cập website vieclam88.vn thường xuyên nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: