Nghiệp vụ kế toán là gì? Một số yêu cầu để làm nghiệp vụ kế toán

Icon Author Triệu Thảo

Ngày đăng: 2021-06-03 16:50:18

Nghiệp vụ kế toán là gì? Bạn có thắc mắc hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên. Cùng vieclam88.vn giải đáp khái niệm nghiệp vụ kế toán và một số yêu cầu của nghiệp vụ kế toán nhé.

1. Nghiệp vụ kế toán là gì?

Kế toán là những người thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

Nghiệp vụ kế toán là gì?
Nghiệp vụ kế toán là gì?

Nghiệp vụ kế toán là những công việc mà chuyên môn mà kế toán phải thực hiện hằng ngày bao gồm: thu và chi tiền bán hàng, nhập và xuất quỹ tiền mặt, kê khai thuế, bút kí báo cáo tài chính,… Nghiệp vụ kế toán đòi hỏi sự tỉ mỉ và độ chính xác cao, là một trong những nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, công ty hay tổ chức.

2. Các loại nghiệp vụ kế toán là gì?

Có rất nhiều loại nghiệp vụ kế toán, bao gồm: nghiệp vụ bán hàng; nghiệp vụ mua hàng; nghiệp vụ kế toán công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu và thành phẩm; nghiệp vụ tài sản cố định; nghiệp vụ tiền lương và những tài khoản trích theo lương. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại nghiệp vụ kế toán kể trên nhé.

2.1. Nghiệp vụ kế toán bán hàng

Nghiệp vụ bán hàng là khâu cuối cùng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là thương mại. Nhờ vào nghiệp vụ bán hàng người bán sẽ chuyển giao chủ sở hữu cho người mua để nhận về tiền bạc, vốn của doanh nghiệp từ hiện vật sẽ chuyển sang hình thức tiền mặt. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chi trả các khoản phí như nhân công, vật liệu và có thể mở rộng kinh doanh. Ví dụ: người bán hàng là doanh nghiệp M sử dụng nhãn hàng dầu gội bằng chiêu thức bán lẻ qua kênh thương mại điện tử shopee để bán được nhiều hàng hơn.

Nghiệp vụ kế toán bán hàng
Nghiệp vụ kế toán bán hàng

Để nghiệp vụ bán hàng được hiệu quả, đầu tiên kế toán nghiên cứu kỹ về các hành vi mua sắm của khách hàng. Xem xét xem những người có khả năng mua sản phẩm là ai, sản phẩm của mình có gì, họ mua sản phẩm của mình để làm gì, các độ tuổi mua sản phẩm của bạn là bao nhiêu và họ hay mua sản phẩm vào thời gian nào. Sau đó ta phải chọn lựa hình thức và phương thức bán hàng, có thể bán qua các mạng xã hội như facebook, tiktok,… hoặc qua các sàn thương mại điện tử như shopee, tiki,…hoặc bán qua các cửa hàng, siêu thị, bán buôn, bán online,… Ta cần biết phân loại hàng hóa qua các kênh bán, phân loại các cơ cấu sản phẩm, thành phần chủ chốt để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Cuối cùng bạn cần quảng cáo sản phẩm của mình và đẩy mạnh xúc tiến bán hàng.

Tham khảo: mô tả công việc kế toán bán hàng chi tiết nhất

2.2. Nghiệp vụ kế toán mua hàng

Nghiệp vụ mua hàng là một trong những nghiệp vụ quan trọng của doanh nghiệp. Kế toán trong nghiệp vụ mua hàng sẽ phải phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời về các mặt hàng và tính giá mua, giá tồn kho của các mặt hàng. Kế toán căn cứ vào báo giá để chọn nhà cung cấp, thẩm định các nhà cung cấp và đưa giám đốc phê duyệt. Khi hàng về đến kho, kế toán phải tiến hành nhập kho và thanh toán các khoản tiền mua hàng cho nhà cung cấp.

2.3. Nghiệp vụ kế toán công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu và thành phẩm

Kế toán nghiệp vụ công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu và thành phẩm có nhiệm vụ mua và xuất kho các mặt hàng về công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu và thành phẩm. Các kế toán cần tính giá nhập các mặt hàng kể trên, số lượng hàng hóa đã xuất dùng là bao nhiêu và nêu chi tiết.

Nghiệp vụ kế toán công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu và thành phẩm
Nghiệp vụ kế toán công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu và thành phẩm

2.4. Nghiệp vụ kế toán tài sản cố định

Ở loại hình nghiệp vụ kế toán tài sản cố định, kế toán sẽ làm các nghiệp vụ để tính giá trị tài sản cố định đó. Các kế toán sẽ tính giá trị nguyên tài sản cố định (như nhà ở, đất đai,…) bằng cách tính giá mua trên hóa đơn + các chi phí liên quan + thuế nhập khẩu- các khoản giảm trừ. Nghiệp vụ kế toán tài sản cố định sẽ phải tính giá khấu hao tài sản cố định, các quá trình thanh lý và nhượng bán, chi phí sửa chữa các tài sản cố định đó.

Xem thêm: Đơn vị kế toán là gì? Nội dung và hệ quả của khái niệm này?

2.5. Nghiệp vụ kế toán tiền lương và những tài khoản trích theo lương

Trong nền kinh tế thị trường, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động theo quy định của pháp luật. Thông thường thì tiền lương là khoản chi phí lớn nhất mà các doanh nghiệp phải chi trả. Nghiệp vụ kế toán tiền lương đảm nhận các vấn đề liên quan đến lương trong các doanh nghiệp như: Hạch toán tiền lương, thưởng và các phúc lợi cho nhân viên. Kế toán sẽ dựa vào bảng chấm công hoặc các bản theo dõi giờ tăng ca, làm thêm,… để tính chính xác lương cho người lao động.

Các khoản trích theo lương là các khoản trích từ lương và chi phí mà người lao động và người sử dụng lao động cùng thực hiện để đảm bảo ổn định cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo an toàn cho người lao động. Ví dụ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,…

Nghiệp vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cần làm là nắm bắt chính xác bảng lương của nhân viên, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, thuần thục các nghiệp vụ tính lương để tính chính xác giờ công của người lao động.

Nghiệp vụ kế toán tiền lương và những tài khoản trích theo lương
Nghiệp vụ kế toán tiền lương và những tài khoản trích theo lương

3. Một số yêu cầu để làm nghiệp vụ kế toán

Để trở thành một nghiệp vụ kế toán, bạn cần nắm vững các kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn. Ví dụ như khi làm nghiệp vụ kế toán bán hàng bạn cần biết các kỹ năng cơ bản như tin học văn phòng, đặc biệt là excel, hiểu biết về hóa đơn chứng từ và có kỹ năng mềm cần thiết.

Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết cách làm sổ sách kế toán trên excel

3.1. Bạn cần giỏi tính toán

Để trở thành một nghiệp vụ kế toán, bạn cần phải yêu thích các con số và giỏi tính toán, đó sẽ là lợi thế của bạn. Đây là công việc gắn liền với chứng từ, sổ sách và các hóa đơn, nên nếu bạn không thực sự yêu thích những con số, thì khó có thể trở thành nghiệp vụ kế toán được.

Bạn cần giỏi tính toán
Bạn cần giỏi tính toán

3.2. Đề cao tính trung thực

Các số liệu và thông tin cần phải ghi chép, báo cáo và gửi lên trên đầy đủ, khách quan, đúng như những gì đã phát sinh.

Đọc thêm: Nếu giỏi Toán nên học ngành gì? Bí kíp chọn ngành như ý!

3.3. Luôn tỉ mỉ và cẩn thận

Cẩn trọng, cân nhắc xem lại những điều mà bạn không chắc chắn. Bạn không nên đánh giá cao hơn các giá trị của tài sản và các khoản thu nhập, làm gì cũng cần phải có bằng chứng rõ ràng. Cần cẩn thận trong việc giữ gìn tài liệu và các con số liên quan để tính chính xác và đầy đủ nhất. Tỉ mỉ và cẩn thận luôn là một yêu cầu cần có trong nghiệp vụ kế toán.

Luôn tỉ mỉ và cẩn thận
Luôn tỉ mỉ và cẩn thận

3.4. Chịu được cường độ và áp lực cao trong công việc

Để làm được trong ngành kế toán thì đòi hỏi bạn phải có một sức khỏe tốt, chịu được cường độ và áp lực cao trong công việc. Biết sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành đúng tiến độ được đề ra.

3.5. Cần thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng

Kế toán nghiệp vụ cần thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng như excel, power point,… Một yếu tố cũng quan trọng không kém đó là thành thạo ngoại ngữ cũng là một điểm mạnh của bạn.

Trên đây là khái niệm giúp bạn hiểu rõ hơn về nghiệp vụ kế toán là gì, các loại nghiệp vụ kế toán và một số yêu cầu cơ bản để trở thành nghiệp vụ kế toán. Chúc bạn tìm được công việc phù hợp nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: