Học ngành triết học ra làm gì? Cơ hội việc làm rộng mở hơn

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2020-06-09 17:06:20

Bạn là một người yêu thích các môn lý thuyết, hâm mộ các nhà triết gia nổi tiếng trên thế giới, ngành triết học sẽ rất phù hợp với sở thích này của bạn đó. Nếu như chưa có nhiều lựa chọn thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành triết học ra làm gì và xem cơ hội việc làm của bạn trong tương lai như thế nào nhé!

Việc Làm Truyền Hình

1. Bạn đã biết gì về ngành triết học hay chưa?

1.1. Ngành triết học là gì?

Ngành triết học là gì?
Ngành triết học là gì?

Ngành triết học hay chúng ta còn hay gọi chúng với cái tên tiếng Anh là  Philosophy. Đây là một chuyên ngành chuyên về nghiên cứu về các vấn đề cơ bản nhất của loài người, về thế giới quan về sự tồn tại của quy luật giá trị và ý thức. Đối với ngành triết học mà nói thì đây chính là một ngành khác với các ngành khác ở cách thức giải quyết của vấn đề về tính phê phán và cách tiếp cận hệ thống.

Ngành triết học cũng được coi là một ngành tương đối khó, bởi các kiến thức và những lý luận, lý thuyết của các nhà triết học đi trước vô cùng trừu tượng. Nếu như cái mà các bạn đang học ở các chương trình cao đẳng, đại học thì đó mới chỉ là những kiến thức về đại cương nhất. Chứ chưa đi sâu vào chuyên ngành này.

1.2. Ngành triết học đào tạo sinh viên những gì?

Ngành triết học đào tạo sinh viên những gì?
Ngành triết học đào tạo sinh viên những gì?

Với chương trình dạy cho sinh viên một cách bài bản, giúp cho sinh viên có được hệ thống kiến thức cơ sở đầu tiên nhất về triết học, có thể nắm vững kiến thức, có các lập trường vững chắc cũng như quan điểm về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng của Hồ Chí Minh. Không những thế mà ngành triết học còn cung cấp, giúp cho sinh viên có những kiến thức về kỹ năng sống về kiến thức chuyên môn trong công việc và cả trong cuộc sống của mình nữa. Đối với ngành triết học mà nói, khi sinh viên theo học ngành này các bạn có thể phát huy được nhiều kỹ năng hơn. Giúp cho sinh viên có một hệ thống kiến thức chặt chẽ, sau khi ra trường có thể đảm bảo được các yêu cầu đặt ra xã hội.

1.3. Triết học phương Đông và Triết học phương Tây có khác nhau không?

Triết học phương Đông và Triết học phương Tây có khác nhau không?
Triết học phương Đông và Triết học phương Tây có khác nhau không?

Hầu hết đối với mọi người đều không rõ về nguồn gốc của triết học ra đời từ khi nào và nó bắt đầu từ đâu. Triết học ra đời cùng lúc cả ở phương Đông và phương Tây, chính vì thế mà nó khiến cho nhiều người lầm tưởng triết học phương Đông và phương Tây giống nhau. Thế nhưng trên thực tế lại cho thấy chúng có những điểm khác nhau. Nếu như nhiều người biết đến với hệ thống triết học của phương Tây chặt chẽ với hệ thống lập luận vô cùng logic thì đối ngược với nó chính là hệ thống triết học phương Đông có sự mềm dẻo hơn.

Đối tượng nghiên cứu của hai triết học này cũng có những điểm khác nhau:

- Nếu như triết học phương Tây nghiên cứu toàn bộ tự nhiên, xã hội, có xu hưởng đối ngoại nhiều, thường xuyên lấy cái ngoài để giải thích cho cái trong thì có thể nói triết học phương Đông lại đối ngược hoàn toàn, khi nó nghiên cứu về xã hội về chính trị và tâm linh, đạo đức cá nhân con người, có xu hướng nội và chủ yếu theo trường phái duy tâm.

- Nếu như triết học phương Tây sử dụng nhiều tư duy, lý luận để phân tích hay giải thích một vấn đề nào đó, thế nhưng đối với triết học phương Đông lại sử dụng trực quan để giải quyết, lý giải một vấn đề.

Triết học phương Đông bao gồm:

+ Triết học Ba Tư

+ Triết học Ấn Độ

+ Triết học Trung Quốc

Triết học phương Tây bao gồm:

+ Triết học Hy Lạp la mã

+ Triết học thời trung cổ

+ Triết học phương Tây hiện đại

+ Triết học phân tích và lục địa

Như vậy, với những điểm khác nhau như thế này thì bạn cũng đã phân biệt được triết học phương Tây và phương Đông rồi đúng không nào. Hãy hiểu rõ để phân biệt chúng một cách tốt nhất nhé.

Đọc thêm: Ngành Chính trị ra làm gì? Con đường trở thành các nhà chính trị gia

2. Thách thức ngành triết học mà bạn cần phải biết trước khi theo đuổi ngành

Thách thức ngành triết học mà bạn cần phải biết trước khi theo đuổi ngành
Thách thức ngành triết học mà bạn cần phải biết trước khi theo đuổi ngành

Có khá nhiều bạn trẻ thắc mắc rằng ngành triết học là một ngành khó, vậy nó có những thách thức như thế nào? Liệu sau khi ra trường các bạn có thể tìm được một công việc như ý hay không.

Đúng vậy, với nhiều thách thức của ngành triết học, có thể nó sẽ khiến cho nhiều bạn chùn chân với ngành này và không giám tham gia vào ngành này. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu xem những thách thức mà nó đem lại là gì nhé!

Đầu tiên bạn có thể thấy, đây là một ngành phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên ở nước ta thì nó chưa thật sự phát triển. Chính bởi thế mà ngành này còn gây ra khá nhiều khó khăn cho người học tiếp cận.

Với những kiến thức và lý thuyết trừu tượng hóa, nó sẽ gây cho người học sự khó hiểu, khó khăn trong việc học lý thuyết, bởi ngành này chủ yếu là kiến thức lý thuyết, chính vì thế mà các bạn sinh viên sẽ dễ từ bỏ.

Tuy nhiên, với những thách thức như thế nhưng bên cạnh đó nó cũng đem lại cho người học nhiều cơ hội việc làm khác nhau, được bổ sung các kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống, mà đây lại là một trong những điều rất cần thiết cho sau này.

Ngành Vật lý học ra làm gì

3. Sinh viên ngành triết tương lai làm gì?

Việc làm vẫn là một trong những vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm đến, có thể nói các bạn sinh viên sẽ quan tâm vấn đề này nhiều hơn, bởi họ mất đến 4 – 5 năm theo học tại một trường đại học, mất khá nhiều thời gian, tiền bạc, công sức của bản thân mình. Chính vì thế mà việc làm lại là một trong những vấn đề mà khiến cho bạn quan tâm khá nhiều. Các bạn sinh viên ngành triết học sau khi ra trường có thể đảm nhận các công việc, vị trí như sau:

Sinh viên ngành triết tương lai làm gì?
Sinh viên ngành triết tương lai làm gì?

- Giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng về môn triết học, với công việc này sẽ khá phù hợp với những bạn có niềm đam mê với giáo viên và với môn triết đó. Tuy nhiên để làm ở vị trí này thì sau khi học xong đại học bạn cần phải học cao lên nữa thì mới có thể trở thành giảng viên được.

- Vị trí biên tập viên: với vị trí này bạn có thể làm trong các tờ báo, đài truyền hình của Đảng, nhà nước hoặc là tư nhân với các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội,…

- Bạn cũng có thể đảm nhận vị trí biên, phiên dịch

- Bạn cũng có thể đảm nhận các vị trí công việc trong các văn phòng khác nhau

- Hoặc bạn cũng có thể làm trợ lý hay thư ký cho các công ty hoạt động về luật

Ngoài những vị trí này ra thì sinh viên ngành triết học sau khi học xong có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau nữa. Với những công việc và môi trường làm việc đa dạng và phong phú như vậy thì có thể thấy đó chính là một trong những yếu tố giúp bạn gắn bó với ngành này hơn đó.

Tham khảo: Ngành quản lý nhà nước ra làm gì? Đọc ngay để có những định hướng nghề nghiệp phù hợp nhất với bạn. 

4. Cơ hội việc làm ngành triết học như thế nào trong tương lai

Cơ hội việc làm ngành triết học như thế nào trong tương lai
Cơ hội việc làm ngành triết học như thế nào trong tương lai

Trong những năm trở lại đây thì nhu cầu của xã hội với ngành triết học ngày càng tăng lên. Nhiều vị trí việc làm cần đến những bạn cử nhân ngành triết học, đặc biệt những công việc như là giảng viên, cán bộ, người nghiên cứu,....có liên quan đến ngành triết học, cần những người có trình độ về kiến thức chuyên môn tốt.

Mức lương của các bạn sinh viên học ngành triết học tương đối cao. Nếu như đối với những bạn sinh viên mới ra trường, trên tay cầm bằng cử nhân thì các bạn sẽ nhận được mức lương từ 6 – 7 triệu đồng. Còn đối với những bạn làm việc trong các tổ chức nước ngoài, trong các doanh nghiệp thì mức lương là 9 – 10 triệu đồng/1 tháng hoặc có thể cao hơn nếu như năng lực làm việc tốt.

5. Theo đuổi ngành triết học bạn cần làm những gì?

5.1. Tìm hiểu về các tổ hợp môn thi

Tồ hợp môn thi vào ngành triết học rất đa dạng, phong phú, trong đó bao gồm cả những tổ hợp môn có nhiều ngoại ngữ khác nhau. Các bạn học sinh có thể thoải mái lựa chọn cho mình một tổ hợp môn đúng sở trường nhất để tham gia thi. Trong đó các tổ hợp môn sẽ bao gồm như sau:

Tìm hiểu về các tổ hợp môn thi
Tìm hiểu về các tổ hợp môn thi

- Tổ hợp môn A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)

- Tổ hợp môn A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)

- Tổ hợp môn C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)

- Tổ hợp môn C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử)

- Tổ hợp môn C19 (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)

- Tổ hợp môn D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)

- Tổ hợp môn D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)

- Tổ hợp môn D03 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp)

- Tổ hợp môn D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)

- Tổ hợp môn D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)

- Tổ hợp môn D06 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật)

- Tổ hợp môn D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)

- Tổ hợp môn D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh)

- Tổ hợp môn D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

- Tổ hợp môn D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)

- Tổ hợp môn D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)

- Tổ hợp môn D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)

- Tổ hợp môn D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)

5.2. Tìm hiểu xem trường nào đào tạo ngành này

Ngành triết học ở nước ta hiện nay cũng đang khá phổ biến và có nhiều trường đào tạo ngành này. Với chuyên ngành này, các bạn có thể tham gia xét tuyển vào một số trường đang nằm trong top đầu như sau:

Tìm hiểu xem trường nào đào tạo ngành này
Tìm hiểu xem trường nào đào tạo ngành này

- Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

- Trường học viện báo chí và tuyên truyền

- Trường đại học sư phạm Hà Nội

- Trường đại học khoa học – đại học Huế

- Trường đại học An Giang

- Trường đại học Cần Thơ

5.3. Mách nhỏ bạn cách học tốt ngành triết học

Để học tốt được ngành triết học thì bạn cũng cần phải có khá nhiều tố chất khác nhau. Bởi đây là một ngành khá khô khan với nhiều lý thuyết khó hiểu, có không ít những bạn tham gia vào ngành này nhưng cũng đã bỏ cuộc. Với mong muốn bạn có thể thành công trên lĩnh vực này thì chúng tôi sẽ giúp cho bạn có những bí quyết để học tốt hơn.

 Mách nhỏ bạn cách học tốt ngành triết học
 Mách nhỏ bạn cách học tốt ngành triết học

- Bạn có thể học theo từ khóa chính: Với một ngành có quá nhiều lý thuyết khác nhau như vậy thì việc học quả thật sẽ rất khó khăn đúng không nào. Nếu như để nhớ toàn bộ các lý thuyết trừu tượng đó thì sẽ mất rất nhiều thời gian, hoặc cũng có thể là nhớ trước quên sau. Không để cho tình trạng đó xảy ra, bạn có thể thực hiện học theo các từ khóa chính, lấy bút nhớ gạch ra những từ khóa cần thiết sau đó là chỉ cần ghi nhớ chúng là xong.

- Bạn cần phải thật sự chăm chỉ: với một chuyên ngành khó, trừu tượng như vậy thì bạn cần phải chịu khó tìm đọc những cuốn sách có liên quan, tự tìm và đọc những tài liệu khác nhau.

- Có niềm đam mê với lĩnh vực này: đương nhiên rồi, nếu như không có niềm đam mê với ngành này thì bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian đó, thậm chí sẽ phải bỏ cuộc giữa chừng nếu như bạn không thích chúng. Chỉ có niềm đam mê mới có thể giúp cho bạn theo đuổi một thứ gì đó lâu dài. Đương nhiên nếu như ban đầu không thích ngành này thì bạn có thể tự tìm cho mình một điều gì đó làm bạn hứng thú, chứ đừng vội bỏ cuộc nhé.

- Hãy học trực tuyến: hiện nay với tốc độ phát triển của mạng internet, nếu như bạn không hiểu hay là trên lớp thầy cô giảng nhanh quá thì hoàn toàn có thể học trực tuyến. Học trực tuyến các bạn sẽ chủ động hơn rất nhiều, nếu như chưa hiểu thì có thể xem đi xem lại nhiều lần mà không cần phải lo lắng vì mất kiến thức nhé.

Như vậy, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về ngành triết học trong bài viết trên đây, hy vọng bạn cũng đã hiểu hơn về ngành này và có những lựa chọn đúng đắn nhất.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: