Bật mí học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra làm gì?

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2020-07-17 16:27:02

Nói đến du lịch, chúng ta có thể không chần chừ mà khẳng định, ngành công nghiệp này đang được quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết. Trong đó, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xem là ngành có nhu cầu cao về nhân lực, đa dạng vị trí việc làm với mức lương khá khủng. Ngành trở thành một lựa chọn được ưu tiên đối với các bậc phụ huynh và các em học sinh trước kỳ xét tuyển Đại học. Qua bài viết dưới đây, bạn sẽ biết được cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường và những thông tin về ngành học hấp dẫn này!

Tìm Việc Làm Du Lịch

1. Tổng quan về ngành

Tổng quan về ngành
Tổng quan về ngành

Học ngành gì để có thể không bị thất nghiệp sau khi ra trường? Đó là một mối bận tâm khá lớn, thậm chí đang đe dọa nhận thức của các bạn trẻ và các bậc cha mẹ hằng ngày. Mặc dù được biết đến nhiều là thế, nhưng vieclam88.vn chắc rằng, không có quá nhiều người hiểu được cơ hội nghề nghiệp dành cho những ai học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Trước hết hãy tìm hiểu những thông tin chính xác về chuyên ngành:

1.1. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?

Được ví von với biệt danh mới mẻ - “ngành công nghiệp không khói”. Đơn giản, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là một chuyên ngành chú trọng về sự năng động, tính linh hoạt và tính dịch chuyển. Đó là ngành đề cập đến rất nhiều hoạt động bên trong, bao gồm điều hành du lịch, quản lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch, tiếp nhận các thông tin từ nhu cầu thực tiễn để thiết kế các chương trình du lịch thông qua làm việc hợp tác với các ban ngành, đơn vị chức năng. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, đây được xem là một trong những ngành có tiềm năng và triển vọng nhất.

1.2. Học gì ở ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành?

Học gì ở ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành?
Học gì ở ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành?

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành hướng đến mục tiêu đào tạo và sản sinh ra các lớp trẻ sinh viên vô cùng tự tin, sáng tạo, có chí hướng, có đam mê, năng động và có am hiểu kiến thức chuyên sâu về cả văn hóa và xã hội. Bên cạnh đó, sứ mệnh của ngành cũng đề cập đến việc trang bị cho người học sự am hiểu và tri thức về đa dạng các mảng như: phong tục tập quán, địa lý vùng miền, tâm lý, văn hóa,... của các du khách trong và ngoài nước.

Đồng thời, giúp các sinh viên có cơ hội và môi trường để rèn luyện các nghiệp vụ, kỹ năng về thiết kế tour, điều hành tour, hướng dẫn viên du lịch, tổ chức sự kiện....

1.3. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo cũng là một yếu tố đáng được các sĩ tử quan tâm và tìm hiểu kỹ càng trước khi bước vào công tác ứng tuyển cho ngành này. Hiểu được những nội dung học tập trong chương trình đào tạo, sẽ giúp bạn có cái nhìn nhận diện sâu sắc hơn về các khối kiến thức. Giúp người học thuận lợi hơn trong quá trình tiếp cận các môn học.

Chương trình đào tạo phụ thuộc nhiều vào cơ sở giáo dục. Bạn có thể tham khảo chương trình ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Đại học Cần Thơ như sau:

- Kiến thức đại cương: GDQPAN 1 - 4, GDTC 1 - 3, Anh văn căn bản 1 - 3, Anh văn tăng cường 1 - 3, Pháp văn căn bản 1 - 3, Pháp văn tăng cường 1 - 3., Tin học căn bản, Thực hành tin học căn bản, Những NLCB của CNMLN 1 - 2, ĐLĐCSVN, Tư tưởng HCM, Xác suất thống kê, Kỹ năng giao tiếp, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Văn bản và lưu trữ học đại cương, Kỹ năng mềm, Xã hội học đại cương, Tiếng Việt thực hành, Logic học đại cương, Toán kinh tế 1, Pháp luật đại cương.

Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo

- Kiến thức cơ sở ngành: Kinh tế vi mô 1, Quản trị học, Phương pháp tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề, Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Marketing căn bản, Quản trị tài chính, Quản trị chiến lược, Thuế, Ứng dụng toán trong kinh doanh, Kinh tế lượng, Quy hoạch tuyến tính, Quản trị chuỗi cung ứng, Phân tích hoạt động kinh doanh, Quản trị nguồn nhân lực, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê kinh tế, Luật kinh tế, Kinh tế vĩ mô 1.

- Kiến thức chuyên ngành: Quản trị kinh doanh lữ hành, Quản trị kinh doanh nhà hàng, Kinh tế du lịch, Anh văn thương mại 1, Thương mại điện tử, Quản trị hệ thống thông tin doanh nghiệp, Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, Hành vi khách hàng, Quản trị chiêu thị và thông tin Marketing, Mô phỏng tình huống trong kinh doanh, Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Thủ tục hải quan và cước phí, Địa lý du lịch thế giới, Chuyên đề du lịch và dịch vụ, Du lịch sinh thái, Kỹ năng thuyết trình du lịch, Khởi sự doanh nghiệp, Quản trị thương hiệu, Lý thuyết bảo hiểm, Kế toán và khai báo thuế, Marketing địa phương, Tổ chức sự kiện, Kỹ thuật đàm phán, Phương pháp phân tích định lượng trong quản trị du lịch, Marketing Du lịch, Quản trị kinh doanh lưu trú.

- Kiến tập, luận văn và tiểu luận tốt nghiệp.

Ngành Kinh tế ra làm gì?

2. Cử nhân Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và cơ hội nghề nghiệp

Cử nhân Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và cơ hội nghề nghiệp

Mỗi năm, chuyên ngành này cần thêm trên dưới 40 ngàn nhân lực (theo thống kê của Tổng cục DLVN). Nhưng trên thực tế, lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường mỗi năm của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành chỉ đáp ứng được 15 ngàn người/năm. Đặc biệt, chỉ có hơn 12% cử nhân có chuyên môn cao trong số đó, đó là các cử nhân Đại học hoặc Cao đẳng.

Nhiều cơ hội về nghề nghiệp đang mở rộng cho những ai đang theo đuổi chuyên ngành này. Vì xuất phát từ những dấu hiệu phát triển bứt phá của ngành du lịch và dịch vụ tại nước ta. Theo thống kê, mức thu nhập thấp nhất cho những ai theo đúng việc làm của ngành là từ 8 - 10 triệu. Đây hẳn là một thông tin đáng mừng phải không nào?

Cụ thể, các bạn tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể tham gia vào các công việc như sau:

- Hướng dẫn viên du lịch: Đây là lựa chọn việc làm đáng được ưu tiên. Nếu có nền tảng ngoại ngữ tốt, bạn có thể ứng tuyển việc làm hướng dẫn viên du lịch cho những cơ sở, doanh nghiệp, công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành và du lịch. Mức lương của  hướng dẫn viên du lịch quốc tế có thể giao động từ 15 - 25 triệu đồng hoặc có thể hơn.

Chuyên viên tổ chức sự kiện
Chuyên viên tổ chức sự kiện

- Chuyên viên tổ chức sự kiện: Học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, bạn hoàn toàn có hiểu biết về lĩnh vực tổ chức sự kiện. Đó chính là các công tác thiết kế chương trình sự kiện, liên hệ nhà cung cấp, quản lý và chuẩn bị công tác hậu cần cho sự kiện. Bạn có thể ứng tuyển công việc này ở các công ty dịch vụ cung cấp hoạt động tổ chức sự kiện.

- Chuyên viên tiếp thị, chăm sóc khách hàng trong các cơ sở kinh doanh lưu trú: Các nhà hàng khách sạn chắc chắn đánh giá rất cao những ứng viên có chuyên môn và am hiểu về ngành dịch vụ. Lợi thế được học trong quá trình tham gia chuyên ngành, giúp bạn làm các công việc này tốt hơn những ứng viên ngoài ngành đấy.

- Điều hành, quản lý, thiết kế tour: Lĩnh vực về tour du lịch hẳn đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Trên thực tế, những nhân viên điều hành tour là nhân tố quan trọng để hoạt động phát triển du lịch diễn ra thành công. Họ là người trực tiếp xây dựng kế hoạch triển khai tour du lịch, nắm rõ và quản lý các thông tin liên quan đến du khách. Là người giải đáp và xử lý bất kỳ thắc mắc, vấn đề nào của khách có liên quan đến dịch vụ. Bạn có thể tìm kiếm công việc này ở các công ty du lịch trong và ngoài nước.

- Chuyên viên tại các đơn vị hành chính Nhà nước về ngành du lịch: Nếu mong muốn làm việc ở một môi trường “công chức chính quy”, bạn có thể thi tuyển công chức cho các vị trí chuyên viên ở các ban ngành, sở phòng thuộc về lĩnh vực du lịch.

Chuyên viên tại các đơn vị hành chính Nhà nước về ngành du lịch
Chuyên viên tại các đơn vị hành chính Nhà nước về ngành du lịch

- Giảng viên tại các trường học: Một lựa chọn lý tưởng cho những bạn trẻ đam mê nghề sư phạm. Thật tuyệt vời khi được truyền tải tri thức của mình cho những thế hệ kế tiếp. Tại nước ta, có rất nhiều cơ sở giáo dục về du lịch và bạn hoàn toàn có thể tìm việc làm giảng viên hoặc giáo viên ở đó. Điều kiện là bạn cần có thành tích học tập xuất sắc đấy nhé!

Có thể thấy, triển vọng về nghề nghiệp cho sinh viên học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là rất lớn. Những thông tin trên chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giai đoạn ở bước ngoặt chọn ngành, chọn trường và tìm kiếm việc làm của mình.

3. Thông tin tuyển sinh chuyên ngành

Nếu đã sẵn sàng cho một sự nghiệp học thuật theo đuổi ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Bạn không thể bỏ qua những thông tin về khía cạnh tuyển sinh được vieclam88.vn cung cấp sau đây!

3.1. Thông tin về trường đào tạo

Thông tin về trường đào tạo
Thông tin về trường đào tạo

Tại nước ta, có rất nhiều lựa chọn về trường học cho bạn khi quyết định học ngành này. Cụ thể như sau:

- Khu vực miền Bắc: ĐH Mở Hà Nội, ĐH Hùng Vương, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Hà Nội, ĐH Hòa Bình, ĐH Thương mại, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Lâm nghiệp Hà Nội, ĐH Phương Đông, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên, ĐH Hải Dương, ĐH Tân Trào, ĐH Kinh Bắc, ĐH Nông lâm Bắc Giang, ĐH Hạ Long, ĐH Công nghệ và Quản lý hữu nghị, ĐH Đại Nam, ĐH Tài nguyên và Môi trường HN, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Thương mại, ĐH Thủ đô Hà Nội, ĐH Khoa học XH và NV, ĐH Văn hóa Hà Nội.

- Khu vực miền Trung: ĐH Duy Tân, Khoa Du lịch - ĐH Huế, ĐH Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, ĐH Đà Lạt, ĐH Quy Nhơn, ĐH Yersin Đà Lạt, ĐH Phan Thiết, ĐH Đông Á, ĐH Khánh Hòa, ĐH Hà Tĩnh, ĐH Nha Trang, ĐH Kinh tế Đà Nẵng.

- Khu vực miền Nam: ĐH Tài chính Marketing TPHCM, ĐH Hùng Vương, ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Cần Thơ, ĐH Kinh tế TP HCM, ĐH Văn hóa TPHCM, ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM, ĐH Văn Hiến, ĐH Trà Vinh, ĐH Công nghệ Đồng Nai, ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An, ĐH Tây Đô, ĐH Nam Cần Thơ, ĐH Dân lập Cửu Long, ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, ĐH Hồng Bàng, ĐH Hoa Sen, ĐH Công nghệ Thực phẩm TP HCM, ĐH Văn Lang, ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM.

3.2. Thông tin về khối thi xét tuyển

Thông tin về khối thi xét tuyển
Thông tin về khối thi xét tuyển
  • Tổ hợp môn D01: Toán - Văn - Anh
  • Tổ hợp môn C00: Địa - Sử - Văn
  • Tổ hợp môn A00: Toán - Hóa - Lý
  • Tổ hợp môn A01: Toán - Anh - Lý
  • Tổ hợp môn D07: Toán - Anh - Hóa
  • Tổ hợp môn D14: Anh - Văn - Sử
  • Tổ hợp môn D15: Anh - Văn - Địa
  • Tổ hợp môn D10: Toán - Anh - Địa
  • Tổ hợp môn D78: Văn - Anh - KHXH
  • Tổ hợp môn D90: Toán - Anh - KHTN
  • Tổ hợp môn C02: Văn - Hóa - Toán
  • Tổ hợp môn D96: Toán - Anh - KHXH
  • Tổ hợp môn D79: Văn - Đức - KHXH
  • Tổ hợp môn D81: Văn - Nhật - KHXH

Tổ hợp môn D82: Văn - Pháp - KHXH

Trên đây là những kiến thức và thông tin về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Hẹn gặp lại bạn đọc ở những bài hướng nghiệp ngành nghề khác!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: