Ngành Quản lý xây dựng ra làm gì? Triển vọng lớn trong nghề xây dựng

Icon Author Huỳnh Bích Trâm

Ngày đăng: 2020-06-17 10:16:55

Trong xã hội phát triển hiện nay thì nhu cầu đối với các công trình kiến trúc xây dựng là vô cùng lớn. Ngành xây dựng cũng phát triển theo như cầu của xã hội. Ngành này rất cần những người yêu nghề và sẵn sàng cống hiến hết mình. Cùng tìm hiểu để xem ngành Quản lý xây dựng mang lại những cơ hội việc làm hấp dẫn như thế nào nhé. 

Tìm Việc Làm Xây Dựng

1. Ngành Quản lý xây dựng và những thông tin cần biết

Ngành Quản lý xây dựng và những thông tin cần biết
Ngành Quản lý xây dựng và những thông tin cần biết

Ngành Quản lý xây dựng là ngành thực hiện những nhiệm vụ tư vấn cũng như là đánh giá đối với mỗi dự án, đồng thời tiến hành lập các hồ sơ về thiết kế và tổ chức thi công cùng với những hoạt động xây dựng khác để chuẩn bị cho các công tác đấu thầu, thiết kế và bàn giao công trình nghiệm thu.

Hiểu một cách đơn giản hơn thì quản lý xây dựng chính là những công việc của người đảm nhiệm tiến hành tư vấn, đánh giá tính chất và đặc điểm của dự án, đồng thời sẽ tiến hành lập hồ sơ dự án và tổ chức thi công, đấu thầu, thiết kế, bàn giao dự án sau khi đã được nghiệm thu, quyết toán công trình xây dựng hoàn thiện.

Tất cả những giai đoạn này nhằm mang đến sự thành công trong các thiết kế của mình, bất kỳ dự án xây dựng nào đều cần phải có những người kỹ sư quản lý xây dựng thì mới đạt được hiệu quả xây dựng cao.

Ngành Quản lý xây dựng là ngành đào tạo ra những người kỹ sư có năng lực để thực hiện các công tác tư vấn và lập danh sách, đánh giá các dự án, thì công, đấu thầu, thiết kế, bàn giao và thanh quyết toán công trình sau khi đã nghiệm thu công trình.

Ngành Quản lý xây dựng là một trong những ngành quen thuộc và đang hot trong giai đoạn đổi mới và phát triển đất nước, đây là một ngành đào tạo ra những kỹ sư phụ trách các công tác quản lý đối với lĩnh vực xây dựng.

Đọc thêm: việc làm quản lý điều hành

2. Tìm hiểu mục tiêu đào tạo ngành Quản lý xây dựng

Tìm hiểu mục tiêu đào tạo ngành Quản lý xây dựng
Tìm hiểu mục tiêu đào tạo ngành Quản lý xây dựng

Ngành Quản lý xây dựng đào tạo sinh viên ra nghề có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu, có khả năng nghiên cứu công trình khoa học trong lĩnh vực xây dựng. Đồng thời, ngành Quản lý xây dựng cũng đào tạo các kỹ năng cơ bản cho sinh viên, đảm bảo có thể thực hành tốt sau khi ra trường.

Ngành cũng chú trọng đào tạo những nhân lực có kỹ năng mềm tốt, có khả năng giao tiếp để nâng cao các mối quan hệ xã hội sau khi ra trường, có khả năng về tib học và sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa thông thạo…

Ngành Quản lý xây dựng đào tạo những cử nhân có năng lực quản lý để có thể tiến hành lập kế hoạch, chỉ đạo quá trình thi công công trình, quản lý các hoạt động sản xuất các thiết bị xây dựng.

Bên cạnh những kỹ năng này thì ngành quản lý xây dựng còn cung cấp rất nhiều kỹ năng dành cho các sinh viên theo học. Với những mục tiêu cụ thể và đa dạng thì ngành Quản lý xây dựng vẫn luôn trong đà phát triển và cung cấp ra thị trường những kỹ sư xây dựng giỏi, những nhà quản lý tài ba.

Đọc thêm: Ngành quản lý dự án ra làm gì? Bước đi táo bạo trong tương lai

3. Những khối thi để thi vào ngành Quản lý xây dựng

Những khối thi để thi vào ngành Quản lý xây dựng
Những khối thi để thi vào ngành Quản lý xây dựng

Ngành Quản lý xây dựng tổ chức thi nhiều khối thi nhằm mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ có niềm đam mê với ngành Quản lý xây dựng. Vậy, để thi vào ngành này thì chúng ta có thể thi những khối nào?

Đầu tiên phải kể tới khối A, đây là khối thi có nhiều môn học cần phải vận dụng tính toán với một cái đầu nhanh nhẹn, cảm biến nhanh với những con số. Ngành Quản lý xây dựng là ngành cần phải tính toán nhiều và thường xuyên làm việc với những con số trong bản thiết kế.

Môn thi tiếp theo là môn của khối A1 với ba môn thi Toán, tiếng Anh và môn Vật lý. Khối này có môn tiếng Anh, cho nên những bạn học tốt môn tiếng Anh mà yêu thích ngành Quản lý xây dựng thì có thể đăng ký dự thi thông qua khối này.

Những khối thi tiếp theo mà chúng ta có thể đăng ký thi vào các trường có ngành Quản lý xây dựng như khối A1, D1, D7 với sự kết hợp của các môn toán, Hóa, Anh, Sinh…

4. Những trường tổ chức đào tạo ngành Quản lý xây dựng là những trường nào?

Những trường tổ chức đào tạo ngành Quản lý xây dựng là những trường nào?
Những trường tổ chức đào tạo ngành Quản lý xây dựng là những trường nào?

Ngành Quản lý xây dựng là ngành hót và có nhu cầu cao trong xã hội, nhiều bạn trẻ theo đuổi và đây cũng chính là lý do lý giải tại sao mà hiện nay có rất nhiều trường mở các lơp đào tạo đối với ngành này.

Với những bạn có dự định thi vào trường này thì sẽ có nhiều cơ hội để học bởi vì khắp các vùng Bắc, Trung, Nam đều có trường đào tạo ngành này. Để biết đó là những ngành nào thì chúng ta hãy cùng nhau đào sâu hơn để biết các trường đào tạo nhé. 

Các trường đào tạo ngành Quản lý xây dựng tại miền Bắc có thể kể tới đó là trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, trường Đại học Xây dựng, trường Đại học Thủy lợi, trường Đại học Giao thông vận tải…

Các trường đào tạo ngành Quản lý xây dựng tại Miền Trung có thể kể tới hai trường nổi tiếng là trường Xây dựng miền Trung, trường Đại học Kiến trúc thành phố Đà Nẵng.

Các trường đào tạo ngành Xây dựng tại khu vực miền Nam thì có thể kể tới các trường như trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, trường Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, trường đại học Xây đựng Miền Tây…

Ngành Răng - Hàm - Mặt ra làm gì

5. Tìm hiểu về những cơ hội việc làm của ngành Quản lý Xây đựng

Tìm hiểu về những cơ hội việc làm của ngành Quản lý Xây đựng
Tìm hiểu về những cơ hội việc làm của ngành Quản lý Xây đựng

Những sinh viên ngành Quản lý Xây dựng sau khi ra trường sẽ có thể nhận được nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, có rất nhiều vị trí công việc và nhiều nơi để làm việc trong ngành Quản lý xây dựng.

Các bạn có thể làm việc tại Bộ xây dựng, bộ Giao thông vận tải, Các cơ quan Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng, Sở xây dựng… với các vị trí công việc như:

- Quản lý xây dựng.

- Trở thành các nghiên cứu sinh tại các viện nghiên cứu xây dựng ở nhiều khu vực khác nhau.

- Trở thành quản lý tại các doanh nghiệp để nghiên cứu về tình hình phát triển nền kinh tế trong lĩnh vực xây dựng.

- Trở thành các nhà tư vấn đầu tư đối với các công trình xây dựng, thẩm tra các dự toán và cung cấp những dịch vụ đấu thầu và làm việc ở vị trí này trong những doanh nghiệp, công ty chuyên tư vấn về đầu tư đối với các công trình xây dựng.

- Trở thành quản lý của các dự án và các chủ đầu tư của những công trình xây dựng.

Bên cạnh đó, các bạn sinh viên có năng lực để giảng dạy thì hoàn toàn có cơ hội để trở thành các giảng viên giảng dạy về các môn liên quan đến ngành nghề xây dựng và Quản lý xây dựng.

Sau khi học xong các chương trình đào tạo cơ bản tại cấp học đại học thì các bạn sinh viên còn có thể học nâng cao hơn ở các học vị Thạc sĩ hay Tiến sĩ ngành xây dựng và có thể học trong nước hoặc nước ngoài.

6. Mức lương của ngành Quản lý xây dựng có cao không?

Mức lương của ngành Quản lý xây dựng có cao không?
Mức lương của ngành Quản lý xây dựng có cao không?

Ngành Quản lý xây dựng được nhiều bạn trẻ theo đuổi, hầu hết các bạn trẻ đều năng động và sáng tạo, có năng lực sau khi kết thúc chương trình đào tạo cử nhân, vì thế mỗi năm ngành Quản lý xây dựng cho ra trường rất nhiều nguồn nhân lực trẻ và tài năng.

Khi số lượng nguồn nhân lực tăng lên thì các công ty xây dựng sẽ dễ dàng tuyển dụng nhân lực hơn, đồng thời các nhân lực là cử nhân ngành Xây dựng cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt bởi lượng cung rất nhiều.

Đây là lý do tai sao mức lương trong ngành Quản lý xây dựng lại cạnh cạnh đến vậy, do nguồn cung nhân lực thì nhiều trong khi đó các doanh nghiệp có nhu cầu cao nhưng không phải tuyển tràn lan bừa bãi, các doanh nghiệp đều đề cao bước tuyển chọn nhân lực một cách kỹ càng. Do đó mà những bạn nào có nhiều kinh nghiệm, khả năng và trình độ chuyên môn cao thì sẽ được nhận vào làm việc với mức lương hấp dẫn.

Hiện tại, những người theo ngành xây dựng thường được trả với mức lương nằm trong khoảng từ 9 đến 12 triệu đồng. Đây là mức lương không thấp cũng không cao dành cho các bạn trẻ yêu nghề xây dựng như hiện nay. Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm trong ngành Quản lý xây dựng thì bạn sẽ được nhận vào làm việc với các vị trí quản lý, lãnh đạo và điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn được nhận mức lương cao hơn, có thể lên tới 15 - 20 triệu đồng hàng tháng.

Còn nểu như bạn tự mở công ty chuyên cung cấp dịch vụ xây dựng thì bạn có thể nhận dược mức lương cao hơn gấp nhiều lần nếu bạn biết cách khai thác tiềm năng và lợi thế, tận dụng nguồn nhân lực dồi dào trong ngành xây dựng của nước ta.

7. Theo ngành Quản lý xây dựng, bạn nên lưu ý những gì?

Theo ngành Quản lý xây dựng, bạn cần lưu ý những gì?
Theo ngành Quản lý xây dựng, bạn cần lưu ý những gì?

Những người yêu thích ngành Quản lý xây dựng thường sẽ có những đặc điểm về tính cách giống nhau, những nét đặc điểm này có thể sinh ra từ trước và biến thành điểm giống nhau của mọi người, một số khác thì được hình thành theo tính chất công việc, trong quá trình làm việc…

Cùng với đó, để theo đuổi ngành này thì bạn cần phải có đức tính trung thực thật thà, các nhà tuyển dụng sẽ không tuyển những người gian trá, bởi công việc này là công việc giám sát, quản lý xây dựng do đó cần những người trung thực làm việc thì mới có thể đạt được hiệu quả cao.

Sự năng động, có tư duy khoa học chính là yếu tố cần thiết để theo đuổi ngành Quản lý xây dựng, và cuối cùng là niềm đam mê công việc. Niềm đam mê công việc sẽ giúp các bạn gắn bó với công việc lâu dài hơn.

Ngành Quản lý xây dựng mang lại nhiều điều bất ngờ và thú vị trong quá trình làm việc, chính vì thế ngành này được nhiều người theo học và gắn bó sau khi ra trường. Cơ hội việc làm của ngành này rất lớn, giúp các bạn trẻ dễ dàng tìm cho mình một công việc phù hợp nhất.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: