Học ngành Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì? Lương cao không?

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2020-07-16 16:46:53

Nếu như rất nhiều sinh viên sau khi ra trường thất nghiệp chỉ bởi mãi loay hoay về ngoại ngữ thì sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh lại hoàn toàn trái ngược. Trong tiến trình kinh doanh mở cửa và hội nhập, lại cộng thêm tiếng Anh là ngoại ngữ “quốc dân”. Không có gì quá lời khi khẳng định rằng, người có chuyên môn về tiếng Anh không bao giờ lo thất nghiệp. Hãy tìm hiểu các thông tin về ngành Ngôn ngữ Anh thật kỹ càng trước khi quyết định lựa chọn bạn nhé!

Tìm Việc Phiên Dịch

1. Đôi nét về ngành Ngôn ngữ Anh

Đôi nét về ngành Ngôn ngữ Anh
Đôi nét về ngành Ngôn ngữ Anh

Từ lâu, Ngôn ngữ Anh đã trở thành một ngành học được thiết kế chuẩn trong hệ thống giáo dục của nước ta. Qua đó để thấy rằng, ngành học này có vị trí và tầm quan trọng không hề nhỏ. Thống kê trung bình cho thấy, ngành có sức hút đặc biệt đối với các sĩ tử qua từng giai đoạn tuyển sinh, số lượng sinh viên đông cho phép Ngôn ngữ Anh được giảng dạy và đào tạo ở rất nhiều cơ sở. Từ hệ thống các trường công lập cho đến các trường tư thục.

Ngôn ngữ Anh hiểu một cách đơn giản, đó chính là ngành học đề cập đến hoạt động học tập, nghiên cứu, ứng dụng tiếng Anh trong mọi trường hợp và bối cảnh của cuộc sống. Ngôn ngữ Anh giúp sinh viên sau khi ra trường có thể nắm được kỹ thuật sử dụng, sở hữu toàn bộ kỹ năng về tiếng Anh, bao gồm đọc hiểu, nghe, nói và viết. Bên cạnh kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ, chuyên ngành cũng chú trọng truyền tải cho sinh viên các kiến thức cơ bản về kinh tế, thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu, công nghệ, quan hệ quốc tế,... để sinh viên có thể tham gia làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau sau khi ra trường.

2. Sinh viên Ngôn ngữ Anh được học những gì?

Sinh viên khi tham gia vào chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, sẽ được tiếp cận và được truyền tải hệ thống kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về các khía cạnh như: văn hóa, văn học, ngôn ngữ, đất nước, con người, lịch sử,... của “cha đẻ” - nơi cội nguồn sản sinh ra thứ tiếng này và thậm chí là những quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức.

Sinh viên Ngôn ngữ Anh được học những gì?
Sinh viên Ngôn ngữ Anh được học những gì?

Ngoài ra, người học còn được cung cấp các kỹ năng bổ trợ và các kiến thức đa dạng khác. Có thể kể đến các kỹ năng như giao tiếp, phân tích, thuyết trình, làm việc nhóm,... được rèn luyện năng lực thích nghi và phẩm chất, tác phong nghề nghiệp để sau khi ra trường, có thể làm bất cứ công việc nào có yêu cầu về tiếng Anh.

Nói về Ngôn ngữ Anh, thông thường sinh viên sẽ được tự chọn một trong ba chuyên ngành nhỏ sau năm 2 hoặc năm 3. Cụ thể đó là ba chuyên ngành sau:

- Tiếng Anh sư phạm: Ngành cung cấp hệ thống từ vựng, ngữ pháp, kỹ thuật sử dụng tiếng Anh có mục đích giảng dạy và đào tạo. Bên cạnh đó, còn trang bị cho sinh viên các nghiệp vụ sư phạm điển hình, nắm bắt tâm lý người học,... để sau khi ra trường có thể hành nghề dạy học ở tất cả các cấp.

- Tiếng Anh biên phiên dịch: Chuyên ngành trang bị cho người học hiểu được hệ thống từ vựng, ngữ pháp, đặc trưng, văn hóa, giao tiếp,... của những quốc gia sử dụng Ngôn ngữ Anh. Bên cạnh đó, người học cũng được cung cấp các kiến thức về kỹ thuật biên dịch, kỹ thuật phiên dịch, kỹ thuật xác thực thông tin, xử lý dữ liệu,...

- Tiếng Anh thương mại: Bạn sẽ được tiếp cận với các kiến thức về kinh doanh, thương mại,.. sau khi chọn chuyên ngành này. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được giảng dạy các kiến thức về hệ thống kỹ năng: giao tiếp, thương lượng, đàm phán, thuyết trình, truyền thông, quản lý, điều hành....

3. Chương trình đào tạo tham khảo

Chương trình đào tạo tham khảo
Chương trình đào tạo tham khảo

Chương trình đào tạo chuyên ngành Ngôn ngữ Anh có sự khác biệt, chủ yếu phụ thuộc vào thiết kế của từng cơ sở giáo dục và đào tạo. Do đó, các sĩ tử cần tìm hiểu chính xác các khung đào tạo ngành tại website của trường, trước khi quyết định nộp hồ sơ xét tuyển nhé. Bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHQGHN) như sau:

- Kiến thức chung: Triết học - Mác Lê Nin, ĐLĐCSVN, TTHCM, Tin học, Ngoại ngữ, Kỹ năng bổ trợ, Giáo dục QPAN, Giáo dục thể chất.

- Kiến thức theo lĩnh vực: Địa lý đại cương, Thống kê cho khoa học xã hội, Xác suất thống kê, Môi trường và phát triển, Toán cao cấp.

- Kiến thức theo khối ngành: Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nhập môn Việt ngữ học, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Tư duy phê phán, Lịch sử văn minh thế giới, Cảm thụ nghệ thuật, Logic học đại cương, Tiếng Việt thực hành, Văn hóa các nước ASEAN.

- Kiến thức theo nhóm ngành:

+ Kiến thức Ngôn ngữ - Văn hóa: Ngôn ngữ học tiếng Anh 1, Đất nước học Anh-Mỹ, Ngôn ngữ học tiếng Anh 2, Giao tiếp liên văn hóa, Ngữ dụng học tiếng Anh, Văn học các nước nói tiếng Anh, Phân tích diễn ngôn, Ngôn ngữ, văn hóa và xã hội.

Nội dung học tập
Nội dung học tập

+ Kiến thức tiếng: Tiếng Anh 1A - 1B, Tiếng Anh 2A - 2B, Tiếng Anh 3A - 3B, Tiếng Anh 4A - 4B, Tiếng Anh 3C - 4C.

- Kiến thức ngành (chọn 1)

+ Ngành Quản trị học: Phiên dịch, Quản trị nguồn nhân lực, Ngôn ngữ và truyền thông, Quản lý dự án, Quản trị văn phòng, Biên dịch,...

+ Ngành Phiên dịch: Lý thuyết dịch, Biên dịch, Biên dịch chuyên ngành, Nghiệp vụ biên/phiên dịch, Phiên dịch chuyên ngành, Phiên dịch,...

+ Ngành Ngôn ngữ học ứng dụng: Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, Cú pháp học, Ngữ nghĩa học, Phân tích diễn ngôn, Âm vị học, Kỹ năng biên tập văn bản,...

+ Ngành Tiếng Anh quốc tế học: Các phương pháp nghiên cứu đất nước học, Các chủ đề trong đất nước học Mỹ, Chính sách đối ngoại của Mỹ sau thế chiến thứ 2, Các chủ đề trong ĐNH Anh, Các tổ chức quốc tế, Toàn cầu hóa và ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến các xã hội đương đại,...

- Thực tập và tốt nghiệp

4. Học Ngôn ngữ Anh ra trường có thể làm những nghề này

Có thể nói, việc làm là một trong những tiêu chí được quan tâm nhất trong quá trình chọn ngành, chọn trường của các bạn trẻ. Các bậc cha mẹ cũng mong muốn con của mình được học những ngành dễ tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Thật may mắn vì Ngôn ngữ Anh là một lựa chọn có thể đáp ứng nhu cầu trên. Tại sao lại khẳng định như vậy ư? Những thông tin việc làm dưới đây chính là câu giải thích!

4.1. Phiên biên dịch

Phiên biên dịch
Phiên biên dịch

Chẳng đâu xa, biên phiên dịch chính là một trong những lựa chọn nghề nghiệp điển hình nhất của ngành Ngôn ngữ Anh. Nhu cầu nhân lực cho công việc này là vô cùng lớn, và chắc chắn ở tương lai vẫn sẽ hứa hẹn bùng nổ về nhu cầu hơn nữa. Biên phiên dịch tiếng Anh phù hợp với những sinh viên sở hữu 4 kỹ năng tốt. Bạn có thể làm việc dưới vị trí phiên dịch cho các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài, đa quốc gia,... hoặc có thể làm biên dịch viên cho các tòa soạn, nhà xuất bản, cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình,...

Lương của biên phiên dịch ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và năng lực thực tế của bạn. Một ứng viên có trình độ cao, thường sẽ nhận được mức thu nhập trung bình trong khoảng 12 - 20 triệu đồng.

Ngành Quản trị khách sạn ra làm gì?

4.2. Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch

Học Ngôn ngữ Anh và ra trường tìm việc làm hướng dẫn viên du lịch có phù hợp? Thật sự lý tưởng cho những ai đam mê dịch chuyển và khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống phải không nào? Là một trong những công việc hấp dẫn nhất hiện nay, bạn có thể sẽ được ứng dụng năng lực tiếng Anh giao tiếp của mình để hướng dẫn các đoàn du khách, dẫn tour quốc tế,... cho các công ty cung cấp dịch vụ lữ hành.

Tuy nhiên, trước tiên hãy cố gắng lấy chứng chỉ hành nghề và thẻ hướng dẫn viên du lịch bạn nhé. Để lấy được hai thẻ này, bạn cần liên hệ học và thi chứng chỉ nghiệp vụ tại các trung tâm hay các cơ sở đào tạo.

4.3. Tiếp viên hàng không

Tiếp viên hàng không
Tiếp viên hàng không

Một tiếp viên hàng không luôn là lựa chọn đáng được ưu tiên cho những ai có nền tảng tiếng Anh vững vàng. Tại sao không? Nếu bạn sở hữu một khuôn mặt ưa nhìn, dáng hình cân đối, chiều cao và cân nặng đạt chuẩn của các hãng bay hiện nay, hãy thử sức với công việc này bạn nhé. Làm tiếp viên hàng không, bạn sẽ trở thành những người bạn với khách hàng trên mọi chuyến bay. Bạn sẽ giúp họ và hỗ trợ họ để quá trình trải nghiệm bay diễn ra một cách thuận lợi và thỏa mãn.

Tiếp viên hàng không cũng được xếp vào hàng các công việc có mức thu nhập khủng nhất hiện nay đấy nhé!

4.4. Giảng viên/giáo viên tiếng Anh

Giảng viên/giáo viên tiếng Anh
Giảng viên/giáo viên tiếng Anh

Một lựa chọn cho những ai mong muốn theo nghiệp sư phạm, đó chính là trở thành những nhà giáo chuyên giảng dạy tiếng Anh. Đây là công việc phù hợp cho những ai có chuyên môn rất tốt về Ngôn ngữ Anh, đam mê với nghề dạy học, có đạo đức và tác phong của người nhà giáo,...

Nếu bạn là một cựu sinh viên có kết quả học tập tốt nghiệp xuất sắc, có thành tích nổi trội trong quá trình học tập tại nhà trường. Bạn có thể được các thầy cô trong khoa “giữ” lại để đào tạo làm nghề giảng viên. Hoặc bạn cũng có thể chủ động xin việc ở những cơ sở giáo dục khác. Bên cạnh đó, các cử nhân Ngôn ngữ Anh hoàn toàn có thể tìm việc làm giáo viên dạy tiếng Anh ở các cơ sở giáo dục từ thấp đến cao, như trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông,... hay các trung tâm Anh ngữ.

4.5. Biên tập viên/Nhà báo

Biên tập viên/Nhà báo
Biên tập viên/Nhà báo

Cuối cùng, biên tập viên hay nhà báo có thể là những công việc khá thích hợp cho những ai có chuyên môn về tiếng Anh. Ngày nay, việc làm giới truyền thông, marketing rất HOT. Đừng ngần ngại thử sức với những mảng công việc tưởng chừng như bạn chưa bao giờ nghĩ đến. Bạn có thể tìm việc làm biên tập viên tiếng Anh hoặc xin vào làm việc ở các bộ phận marketing, truyền thông, nội dung,... tại các doanh nghiệp có bộ phận này hoặc ở các tòa soạn, cơ quan truyền thông báo chí, đơn vị truyền hình,...

5. Thông tin tuyển dụng ngành Ngôn ngữ Anh

Sẵn sàng bật nút tìm hiểu thông tin tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Anh rồi chứ?

5.1. Ở đâu dạy Ngôn ngữ Anh?

Ở đâu dạy Ngôn ngữ Anh?
Ở đâu dạy Ngôn ngữ Anh?

- Khu vực miền Bắc: ĐH Ngoại ngữ (ĐHQGHN), ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại thương Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, Viện ĐH Mở Hà Nội, Học viện Ngoại giao.

- Khu vực miền Nam: ĐH Ngoại ngữ - Tin học TpHCM, ĐH Ngoại thương TpHCM, ĐH Kinh tế Tp HCM, ĐH Quốc tế (ĐHQG TPHCM), ĐH Mở TpHCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TpHCM.

- Khu vực miền Trung: ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, ĐH Sư phạm Huế, ĐH Sư phạm Đà Nẵng, ĐH Nha Trang, ĐH Vinh, ĐH Quảng Bình.

5.2. Ngôn ngữ Anh xét tuyển khối thi nào?

Ngôn ngữ Anh xét tuyển khối thi nào?
Ngôn ngữ Anh xét tuyển khối thi nào?
  • Tổ hợp môn A01: Anh - Toán - Lý
  • Tổ hợp môn D01: Toán - Anh - Văn
  • Tổ hợp môn D07: Toán - Anh - Hóa
  • Tổ hợp môn D08: Toán - Anh - Sinh
  • Tổ hợp môn D09: Toán - Anh - Sử
  • Tổ hợp môn D10: Toán - Anh - Địa
  • Tổ hợp môn D11: Văn - Anh - Lý
  • Tổ hợp môn D14: Văn - Anh - Sử
  • Tổ hợp môn D15: Văn - Anh - Địa
  • Tổ hợp môn D72: Văn - Anh - KHTN
  • Tổ hợp môn D78: Văn - Anh - KHXH
  • Tổ hợp môn D84: Toán - Anh - GDCD
  • Tổ hợp môn D85: Toán - Đức - GDCD
  • Tổ hợp môn D96: Toán - Anh - KHXH

Hy vọng những thông tin trên được cung cấp về ngành Ngôn ngữ Anh sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chọn đúng ngành mình yêu thích!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: