Tổng hợp những thông tin cần biết về ngành Luật kinh tế

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2020-07-08 17:17:55

Hiện nay việc chọn ngành học dần trở lên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi chính sự lựa chọn đó của bạn sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn khá nhiều. Với lựa chọn thi vào ngành luật, đặc biệt là ngành luật kinh tế đang đem lại cho các bạn rất nhiều cơ hội khác nhau. Nếu như bạn cũng đang quan tâm đến ngành học này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Việc Làm Luật

1. Bạn đã biết những thông tin gì về ngành luật kinh tế rồi

Đầu tiên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành luật kinh tế, với nhưng bạn sĩ tử trước khi lựa chọn một ngành nào đó thì chắc hẳn điều đầu tiên bạn sẽ tìm hiểu về nó. Điều này sẽ giúp cho bạn có được một thông tin chính xác nhất cũng như định hình về tình yêu đối với ngành đó.

1.1. Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế là gì?
Luật kinh tế là gì?

Trong tiếng Anh luật kinh tế còn được gọi là Economic Law, đây chính là một bộ phận pháp luật về lĩnh vực kinh tế, cũng là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hàng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật về kinh tế. Có thể bạn chưa biết, luật kinh tế ra đời với mục đích vô cùng to lớn, nó sẽ đảm bảo và duy trì, giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại, các hoạt động của doanh nghiêp trong quá trình hợp tác kinh doanh với nhau và với nước ngoài.

Đặc biệt khi đặt trong bối cảnh hiện nay thì luật kinh tế đang đóng vai trò rất quan trọng không thể thiếu được.

1.2. Hiểu đúng về ngành luật và luật kinh tế

Hiểu đúng về ngành luật và luật kinh tế
Hiểu đúng về ngành luật và luật kinh tế

Có khá nhiều bạn đang nhầm lẫn giữa ngành luật và luật kinh tế. Bạn cần phải biết hai khái niệm này hoàn toàn là khác nhau.

- Đối với ngành luật thì nó sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức về luật nhưng lại ở hầu hết các lĩnh vực khác nhau như: kiến thức về luật hình sự, luật hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại, dân sự,…

- Đối với luật kinh tế thì sẽ chỉ cung cấp kiến thức ít hơn nhưng lại đi sâu hơn riêng về nhóm ngành luật kinh tế. Trang bị cho sinh viên kiến thức về giải quyết tranh chấp thương mại, các kiến thức khác liên quan trực tiếp.

Như vậy có thể thấy đối với ngành luật thì sẽ rộng hơn, bao quát hơn luật kinh tế. Còn luật kinh tế thì chỉ là một nhánh nhỏ của ngành luật nói chung.

1.3. Chương trình đào tạo luật kinh tế rất hấp dẫn

Chương trình đào tạo luật kinh tế rất hấp dẫn
Chương trình đào tạo luật kinh tế rất hấp dẫn

Các điều luật luôn khiến cho chúng ta phải đau đầu và hay bị nhầm lẫn, không những thế mà nó còn được thay đổi khá thường xuyên khiến cho nhiều bạn sinh viên không theo kịp. Tuy nhiên với ngành học này, nó không quá khô khan và khó hiểu như bạn nghĩ đâu nhé.

Đầu tiên, giống như bao sinh viên của các ngành khác, bạn cũng sẽ được trang bị cho khối lượng kiến thức đại cương, trong đó có kiến thức đại cương của luật, các thực tiễn về pháp lý, pháp luật trong kinh doanh thương mại. Các kỹ năng giúp bạn phân tích được các vấn đề pháp lý, thực tiễn được đặt ra.

Sau đó bạn sẽ được đi sâu vào cách giải quyết tình huống cũng như các kỹ năng khác nhau. Với những kiến thức nền tảng này sẽ giúp cho bạn dễ dàng đáp ứng được nhu cầu lớn của các nhà tuyển dụng sau này.

Với chương trình học này, bạn sẽ không còn cảm thấy nó khô khan giống như các điều luật nữa mà sẽ thấy thú vị hơn đó.

Tham khảo: Học luật thương mại quốc tế ra làm gì? Tương lai ra sao?

2. Học luật kinh tế ra trường làm gì?

Học luật kinh tế ra làm gì dường như đang trở thành một câu hỏi chung cho tất cả các bạn đang theo học ngành này. Nếu như bạn vẫn còn đang băn khoăn về câu hỏi này thì hãy theo dõi ngay trong phần dưới đây nhé.

2.1. Làm giảng viên trong các trường đại học

Làm giảng viên trong các trường đại học
Làm giảng viên trong các trường đại học

Với chuyên ngành luật kinh tế, bạn hoàn toàn có thể làm giảng viên trong các trường đại học sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên con đường để trở thành giảng viên lại khá khó khăn, bạn sẽ phải học nâng cao hơn trình độ sau khi lấy bằng cử nhân. Sau đó có thể thi công chức hoặc dạy hợp đồng với các trường đại học.

Đây là một công việc mang tính khá ổn định, nó sẽ phù hợp với những bạn có niềm đam mê với nghề giáo viên và mong muốn sự ổn định trong tương lai. Tuy nhiên ở việc làm giảng viên này thì bạn cần phải có kiến thức chuyên môn tốt và rộng nữa.

2.2. Làm chuyên viên tư vấn về pháp luật

Làm chuyên viên tư vấn về pháp luật
Làm chuyên viên tư vấn về pháp luật

Làm chuyên viên tư vấn về pháp luật trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp đều có hoạt động kinh doanh trong nước và hợp tác nước ngoài. Để đảm bảo làm đúng theo quy định của pháp luật thì sẽ cần đến những chuyên viên tư vấn pháp luật. Không chỉ có vậy mà họ còn giúp cho các doanh nghiệp giải quyết về các trường hợp tranh chấp trong kinh doanh.

Đây là một trong những công việc đang được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn, bởi sự năng động cũng như cơ hội thăng tiến của nó. Với mức lương hấp dẫn của vị trí này bạn sẽ có nhiều động lực theo đuổi nó hơn đó nhé.

2.3. Các công việc khác

Ngoài hai công việc trên ra thì các cử nhân ngành luật kinh tế còn có thể trở hành chuyên viên hỗ trợ pháp lý, xử lý các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho các doanh nghiệp.

Như vậy có thể thấy môi trường làm việc của sinh viên luật kinh tế khá đa dạng, bạn có thể làm trong các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức phi chính phủ,…với mức lương vô cùng hấp dẫn.

2.4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành luật kinh tế rộng mở hơn

 Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành luật kinh tế rộng mở hơn
 Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành luật kinh tế rộng mở hơn

Cơ hội của sinh viên ngành luật kinh tế hiện nay sẽ rộng mở hơn nhiều. Pháp luật rất cần thiết trong các doanh nghiệp, họ cần phải có người tư vấn, đảm nhận giải quyết các giấy tờ thủ tục liên quan đến việc kinh doanh của mình. Người ta nói, thương trường như chiến trường, điều này thể hiện sự cạnh tranh, tranh chấp giữa các công ty với nhau, mà trong trường hợp này thì những người làm trong lĩnh vực luật kinh tế sẽ được đánh giá rất cao khi giải quyết vấn đề.

Nhu cầu tuyển dụng ngành luật kinh tế rất lớn, bạn có thể làm tự do hoặc làm việc hợp động cho một doanh nghiệp. Cơ hội rộng mở hơn khi xã hội phát triển, chính vì thế mà bạn càng cần phải nắm bắt nhanh chóng việc làm hơn nhé.

Với cơ hội cũng như việc làm hấp dẫn, bạn có biết mức lương của ngành luật kinh tế hiện nay ra sao không?

3. Mức lương của sinh viên luật kinh tế có cao không?

Có rất nhiều bạn thắc mắc không biết ra trường, đi làm rồi thì mức lương có cao không, quyền lợi được hưởng có nhiều không? Trong phần này chúng tôi sẽ trả lời cho bạn câu hỏi đó.

Hiện nay luật kinh tế đang là một trong những ngành có mức lương hấp dẫn nhất. Tùy vào từng công việc cũng như từng vị trí mà bạn đảm nhận thì sẽ được hưởng các mức lương khác nhau.

Mức lương của sinh viên luật kinh tế có cao không?
Mức lương của sinh viên luật kinh tế có cao không?

- Nếu như bạn là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì mức lương dao động từ 4 – 6 triệu đồng/1 tháng.

- Còn nếu như bạn đã có 1 đến 3 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ rơi vào khoảng 6 – 15 triệu đồng/1 tháng.

- Trường hợp có kinh nghiệm cao hơn thì mức lương của bạn sẽ trên 20 triệu đồng.

- Còn nếu như bạn giữ chức trưởng phòng thì sẽ là 30 – 40 triệu đồng/1 tháng, nếu như là giám đốc thì mức lương sẽ tùy thuộc vào thu nhập của công ty.

Bên cạnh kinh nghiệm thì mức lương còn phụ thuộc khá nhiều vào khả năng của bạn nữa đó.

Với các mốc lương như vậy, bạn cũng đã thấy được sự hấp dẫn của ngành luật kinh tế rồi đúng không nào. Hãy cố gắng thể hiện hết khả năng của mình để có được mức lương tốt nhất nhé.

4. Một vài thông tin tuyển sinh luật kinh tế mà bạn cần biết

4.1. Tổ hợp môn thi vào luật kinh tế

Tổ hợp môn thi vào luật kinh tế
Tổ hợp môn thi vào luật kinh tế

Luật kinh tế với mã ngành là: 7380107

Đối với tổ hợp môn để thi vào luật kinh tế, có khá nhiều tổ hợp môn khác nhau, đây sẽ điều kiện tốt giúp cho bạn lựa chọn tổ hợp môn phù hợp đó.

- Tổ hơp môn A00 bao gồm các môn: Toán, Vật lí, Hóa học 

- Tổ hơp môn A01 bao gồm các môn: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

- Tổ hơp môn C00 bao gồm các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí 

- Tổ hơp môn D01 bao gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

- Tổ hơp môn D14 bao gồm các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh

Việc lựa chọn tổ hợp môn khá quan trọng, bạn hãy lựa chọn những tổ hợp môn mà đó là thế mạnh của mình nhé.

4.2. Các cơ sở đào tạo luật kinh tế

Hiện nay ngành luật kinh tế đang có rất nhiều cơ sở đào tạo trên cả nước, các bạn học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn trường theo học. Các trường có đào tạo ngành này bao gồm:

Các trường đào tạo luật kinh tế khu vực miền Bắc:

Các trường đào tạo luật kinh tế khu vực miền Bắc
Các trường đào tạo luật kinh tế khu vực miền Bắc

- Trường học viện ngân hàng

- Trường đại học lao động xã hội

- Trường đại học luật Hà Nội

- Trường đại học thương mại

- Trường đại học mở Hà Nội

- Trường đại học Đông Đô

- Trường đại học Đại Nam

- Trường đại học Hòa Bình

- Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội

- Trường đại học tài chính ngân hàng Hà Nội

- Trường đại học Thành Tây

- Trường đại học công nghệ và quản lý hữu nghị

- Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh – đại học Thái Nguyên

- Trường đại học Kinh Bắc

- Trường đại học Thành Đông

- Trường đại học Trưng Vương

Các trường đào tạo luật kinh tế khu vực miền Trung:

Các trường đào tạo luật kinh tế khu vực miền Trung
Các trường đào tạo luật kinh tế khu vực miền Trung

- Trường đại học Vinh

- Trường đại học luật – đại học Huế

- Trường đại học kingh tế của đại học Đà Nẵng

- Trường đại học tài chính – kế toán

- Trường đại học dân lập Duy Tân

- Trường đại học Đông Á

- Trường đại học Phan Thiết

Các trường đào tạo luật kinh tế khu vực miền Nam:

Các trường đào tạo luật kinh tế khu vực miền Nam
Các trường đào tạo luật kinh tế khu vực miền Nam

- Trường đại học kinh tế -–uật (đại học quốc gia HCM)

- Trường đại học lao động xã hội

- Trường đại học mở Tp.HCM

- Trường đại học ngân hàng Tp.HCM

- Trường đại học công nghệ Tp.HCM

- Trường đại học kinh tế, tài chính Tp.HCM

- Trường đại học ngoại ngữ tin học Tp.HCM

- Trường đại học Nguyễn Tất Thành

- Trường đại học quốc tế Hồng Bàng

- Trường đại học Văn Lang

- Trường đại học Bình Dương

- …

Với số lượng cơ sở đào tạo lớn như vậy thì đây sẽ là một điều kiện tốt giúp bạn theo học ngành này tốt hơn.

4.3. Điểm chuẩn đầu vào ngành luật kinh tế có cao không?

Điểm chuẩn vào ngành luật kinh tế theo từng năm sẽ có những thay đổi khác nhau, thế nhưng những năm gần đây thì ngành này có mức điểm chuẩn dao động từ 14 – 24 điểm. Các mức điểm cũng tùy thuộc vào môn thi và trường đăng ký xét tuyển nữa.

5. Để học tốt được luật kinh tế bạn cần những gì?

Để học tốt được luật kinh tế bạn cần những gì?
Để học tốt được luật kinh tế bạn cần những gì?

Để học tập được tốt và theo đuổi ngành luật kinh tế được tốt hơn thì các bạn sinh viên cần phải có những yếu tố như:

- Cần phải chăm chỉ, cần cù

- Có khả năng ngoại ngữ tốt

- Có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình và đàm phán

- Có tư duy phân tích tốt

- Nhạy bén và quyết đoán trong công việc

Ngoài ra bạn còn cần phải chuẩn bị cho mình nhiều kỹ năng mềm khác, để sau này ứng tuyển vào các vị trí dễ dàng hơn.

Như vậy, với những thông tin chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu trong bài viết trên đây về ngành luật kinh tế cùng những cơ hội việc làm, chắc hẳn bạn cũng đã rõ hơn về tương lai của mình rồi đúng không nào. Hãy lựa chọn ngành học sao cho phù hợp với mình nhất nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: