Ngành Kinh tế đối ngoại ra làm gì - Bước lựa chọn phù hợp xu hướng

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2020-06-27 15:08:44

Cho đến hiện tại thì nước ta đã có hoạt động giao thương vô cùng phát triển với trên 230 quốc gia cùng vùng lãnh thổ quy mô toàn thế giới. Điều này tạo điều kiện rất lớn cho các bạn trẻ có sự yêu thích ngoại giao, giao tiếp về ngoại ngữ trôi chảy cùng sự am hiểu nền tảng kiến thức vững chắc cho các quy trình thanh toán, logistics, luật pháp, bảo hiểm,... Tạo cho bản thân nhiều cơ hội việc làm hơn cho các lĩnh vực quốc tế cùng chế độ đãi ngộ hấp dẫn.  Vậy thực chất Ngành Kinh tế đối ngoại là gì? Sau ra trường nắm chắc nền tảng chuyên môn sẽ làm việc ở đâu? Câu hỏi cùng sự thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây để giúp bạn đưa ra cho bản thân sự lựa chọn ngành học tốt hơn. 

1. Đôi nét về Ngành Kinh tế đối ngoại thời hiện đại 

1.1. Bản chất khái niệm về chuyên ngành

Bản chất khái niệm về chuyên ngành
Bản chất khái niệm về chuyên ngành

International Economics hay là Ngành Kinh tế đối ngoại được biết đến là chuyên ngành nghiên cứu về các quan hệ xã hội với sự trao đổi, giao thương khác biệt giữa hai lãnh thổ hay địa giới khác nhau trên toàn thế giới. Một chuyên ngành kinh tế với sự bao quát rộng lớn từ thương mại quốc tế, đầu tư tới chuyển giao công nghệ, quan hệ tiền tín dụng cùng các dịch vụ khác đi liền. 

Chuyên ngành này sẽ luôn hướng tới việc đào tạo chuyên sâu nhất dành cho các ứng viên tương lai làm việc tại lĩnh vực kinh tế đảm bảo về sự tự tin, luôn năng động và có sự nhạy bén. Dù môi trường làm việc có nhiều thay đổi hay biến cố thì với nền tảng kiến thức chuyên môn đó kết hợp với kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm thì bạn vẫn có thể làm việc trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau một cách linh hoạt. 

1.2. Trang bị kiến thức cần thiết cho tương lai

Trang bị kiến thức cần thiết cho tương lai
Trang bị kiến thức cần thiết cho tương lai

Gắn liền với chương trình đào tạo thì ngành kinh tế đối ngoại sẽ luôn trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu nhất cho quản lý thị  trường. Giúp sinh viên nắm bắt về thị trường ngoại hối cũng như đầu tư quốc tế, hiểu được sự thay đổi của thương mại toàn cầu tạo nên khả năng phân tích đánh giá tốt hơn cho hiệu xuất kinh doanh. Cùng đó với nền tảng kiến thức xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế biến đổi tỷ giá sẽ giúp bạn có thể đề ra được các kiến thức thương mại, xây dựng và đầu tư hữu ích hơn. Thúc đẩy cho chính việc thu thập và nắm bắt được nhiều điều mới mẻ. 

Hơn nữa theo đuổi lĩnh vực kinh tế đối ngoại này sinh viên còn được cung cấp nhiều hơn nữa về chính các kiến thức chuyên sâu thông qua các môn học. Tiêu biểu như tài chính quốc tế, vận dụng marketing, pháp luật cho kinh doanh, sàn thương mại điện tử, chứng khoán, hay như chính kế toán và hải quan,...Để kết hợp với kỹ năng mềm để vận dụng tạo nên hiệu quả tốt hơn. 

Ngoài ra, cho tới hiện nay vẫn có những sự hiểu nhầm hoặc kết hợp cho ngành kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế nhưng đó lại là sự khác biệt. Bởi vậy mà các bạn cần chú ý rõ hơn vì đối ngoại thì khối lượng kinh tế bạn sẽ nhận được là nhiều hơn và ngược lại cho kinh doanh. Nếu bạn thật sự chịu được sự áp lực thì đừng ngần ngại mà không lựa chọn Kinh tế đối ngoại là lĩnh vực bạn nên theo đuổi. 

Tham khảo: Bạn có biết học xong Ngành kinh tế phát triển ra làm gì?

2. Tin tuyển sinh cần biết về Ngành Kinh tế đối ngoại

2.1. Bạn đã biết về các môn thi hay chưa? 

Bạn đã biết về các môn thi hay chưa?
Bạn đã biết về các môn thi hay chưa? 

Để có thể đạt được kết quả thi tuyển tốt hơn thì việc bản thân bạn cần chuẩn bị đầu tiên đó chính là việc nắm chắc về các môn thi tuyển cùng khối phù hợp. Thông qua đó có thể cân bằng lại tỷ lệ ôn luyện phù hợp cho bản thân, giảm tải các môn không cần thiết và tăng cường ôn luyện cho các môn chuyên ngành sâu hơn. 

Hiện nay về tổ hợp khối thi tuyển cho lĩnh vực kinh tế đối ngoại thì có sự chủ đạo hướng về các khối tự nhiên kết hợp với ngôn ngữ phù hợp để trao đổi giao tiếp. Vậy nên, chính bạn cần lựa chọn về cách thức trau dồi ngoại ngữ nhiều hơn theo sự gợi ý sau đây. 

Khối xét A00: Gồm Toán - Vật Lý - Hóa Học

Khối xét A01: Gồm Toán - Vật Lý - Tiếng Anh 

Khối xét D01: Gồm Ngữ Văn - Toán - Tiếng Anh 

Khối xét D02: Gồm Ngữ Văn - Toán - Tiếng Nga

Khối xét D03: Gồm Ngữ Văn - Toán - Tiếng Pháp

Khối xét D04: Gồm Ngữ Văn - Toán - Tiếng Trưng 

Khối xét D06: Gồm Ngữ Văn - Toán - Tiếng Nhật 

Khối xét D07: Gồm Hóa Học - Toán - Tiếng Anh 

Mỗi một khối sẽ luôn có điểm khác biệt về môn học chuyên sâu khác nhau và dù bạn lựa chọn theo đuổi khối nào đi chăng nữa thì cá nhân vẫn luôn cần tới sự cố gắng rất nhiều. 

2.2. Trúng tuyển - Bạn cần mức điểm bao nhiêu?

Trúng tuyển - Bạn cần mức điểm bao nhiêu?
Trúng tuyển - Bạn cần mức điểm bao nhiêu?

Mức điểm trúng tuyển dành cho Ngành Kinh tế đối ngoại sẽ được xét chủ đạo theo mức điểm đạt được thông qua các tổ hợp môn xét của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Trong mức giao động từ 23 - 25 điểm tùy theo từng cơ sở đào tạo riêng và năng lực của từng thí sinh đạt được với sự giao động ra sao. 

Hơn nữa mức điểm này cũng sẽ có sự cao thấp tùy theo chính các khối xét tuyển tại các trường với sự minh chứng cụ thể bạn có thể nhận thấy như sau: 

+ Trường Ngoại thương khi xét về khối A00 mức điểm sẽ là 25, 5 còn về khối A01 - D01 - D07 mức điểm sẽ là 25, mức 23. 85 sẽ thuộc về khối D02 - D01, còn 23.95 sẽ là khối D06.

+ Trường Kinh tế - Luật Hồ Chí Minh mặt bằng trung sẽ là 23.60 điểm. 

Bởi vậy mới nhận thấy được rằng mức điểm luôn là sự giao động và không có định do đó bạn sẽ cần chú ý rất nhiều để đưa ra sự lựa chọn chính xác cho mình. Tránh được việc “rớt” khi mức điểm của bản thân là sát nút sẽ làm bạn thấy lo lắng về cơ hội tương lai sau này. 

Ngành Việt Nam học ra làm gì?

2.3. Địa điểm đào tạo tốt về Kinh tế đối ngoại là ở đâu?

Địa điểm đào tạo tốt về Kinh tế đối ngoại là ở đâu?
Địa điểm đào tạo tốt về Kinh tế đối ngoại là ở đâu?

Về lĩnh vực kinh tế đối ngoại này hiện nay các cơ sở đào tạo chưa thực sự là có nhiều nhưng về chất lượng giảng dạy tạo nên đầu ra thì đó lại là điều ngược lại. Khi mà cùng với các cơ sở vật chất tốt nhất, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm nắm chắc về chuyên môn hàng năm vẫn cung cấp rất nhiều ứng viên tiềm năng mà nhà tuyển dụng cần tới. Tạo nên hiệu quả làm việc tuyệt đối mở rộng thị trường thương mại sâu rộng. 

Danh sách các trường ở nước ta bạn nên lựa chọn để theo đuổi lĩnh vực này đó là: 

+ Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở Hà Nội

+ Học viện chính sách và phát triển Hà Nội

+ Đại học Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc Gia HCM

3. Nắm bắt sự thành công với Ngành Kinh tế đối ngoại

3.1. Nhu cầu cần tới đem lại cơ hội mong muốn

Nhu cầu cần tới đem lại cơ hội mong muốn
Nhu cầu cần tới đem lại cơ hội mong muốn

Theo học bất cứ chuyên ngành nào cũng vậy bước vào giai đoạn sắp ra trường sự lo lắng về thất nghiệp, không tìm được công việc theo chuyên môn hay vị trí làm việc không phù hợp với trình độ. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực kinh tế đối ngoại sẽ là điều ngược lại bạn sẽ không cần lo lắng cho sự “thất nghiệp” đó mà việc làm là luôn có dành cho bạn. 

Nền kinh tế thay đổi, xã hội từ đây cũng chuyển biến với sự hội nhập quốc tế điều này tác động tới các nhà đầu tư nước ngoài hướng nguồn vốn của mình xoay vòng tích cực hơn. Bởi đó mà nếu bạn là một sinh viên có đầy đủ về kiến thức chuyên môn hay kỹ năng kết hợp thì các nhà tuyển dụng sẽ luôn lựa chọn bạn để nâng cao hiệu quả công việc.

Tự đem lại cho bản thân cơ hội làm việc đúng chuyên ngành, mức lương hấp dẫn cùng sự ổn định là điều chúng ta luôn hướng đến. Do đó mà hãy tự học tập nhiều hơn, phấn đầu nhiều, thực hiện hành động thay vì lời nói để nắm bắt cơ hội thành công như bản thân mong muốn. 

3.2. Vị trí không chỉ là một mà là “rất nhiều”

Vị trí không chỉ là một mà là “rất nhiều”
Vị trí không chỉ là một mà là “rất nhiều”

Hoàn thành quá trình học tập dài hạn để có được tấm bằng cử nhân chuyên ngành Ngành Kinh tế đối ngoại thì cơ hội của bạn đã là sự khác biệt. Bạn có nhiều lợi thế hơn so với các lĩnh vực đào tạo khác về ngoại ngữ, chuyên môn kinh tế cùng kỹ năng nghề nghiệp ổn định vững vàng cho quá trình xin ứng tuyển công việc phù hợp. Sự lựa chọn được đề ra theo khả năng, có thể xin làm việc ở bất kỳ vị trí nào thuộc lĩnh vực kinh tế, tham gia vào chính các doanh nghiệp kể cả nội địa cũng như quốc tế cho vấn đề giao dịch thương mại. 

+ Đảm nhận vị trí một chuyên viên kinh doanh với nhiệm vụ cho việc tìm kiếm thương lượng và đàm phán cho các ký kết để thông qua đó có thể mở rộng quan hệ ngoại thương. Mối quan hệ đối ngoại không chỉ là trong nước mà còn là sự hợp tác quốc tế nước ngoài. 

+ Vị trí chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu cũng là một sự lựa chọn dành cho bạn khi tìm việc lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Thông qua trách nhiệm thực hiện công tác duy trì, đảm bảo cho các bản hợp đồng đã ký kết theo đúng tiến độ cũng như xử lý cho các vấn đề liên quan tới quá trình thanh toán, vận chuyển cho kho bãi, thanh toán, hạch toán kinh tế,...

+ Tham gia công tác hoạch định tài chính với vai trò là một chuyên viên làm việc tại các bộ phận kinh tế cho việc đối ngoại và hợp tác. Để thông qua đó có thể xúc tiến mạnh hơn về việc thu hút các khoản đầu tư hấp dẫn cho nền kinh tế phát triển. 

+ Đơn giản hơn như sự lựa chọn về nhà giáo với công tác giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các thế hệ tiếp nối sự nghiệp. Bạn có thể là một chuyên viên nghiên cứu hay vị trí việc làm giảng viên cho các cơ sở chuyên ngành. 

3.3. Các đơn vị tham gia làm việc tương xứng

Mỗi một vị trí làm việc sẽ có yêu cầu riêng nhất định cùng địa điểm công tác phù hợp và đối với lĩnh vực kinh tế đối ngoại thì có thể tham gia làm việc các đơn vị cụ thể như dưới đây. 

+ Tham gia các doanh nghiệp trong và ngoài nước cho tất cả các lĩnh vực thuộc kinh tế đối ngoại. Sự chủ động từ doanh nghiệp chuyên về trao đổi cho tới doanh nghiệp chuyên về mua bán với các đối tác hợp tác. 

+ Làm việc tại các cơ quan thuộc bộ phận thẩm quyền nhà nước quản lý từ trung ương tới địa phương phù hợp theo các cấp ban ngành. Các cơ sở bộ phận này sẽ đảm nhận công tác chủ yếu về việc hợp tác quốc tế và đối ngoại kinh tế. 

+ Tiến tới các viện nghiên cứu, khai thác cũng như các trường cao đẳng đại học liên quan tới kinh tế thương mại và tài chính đối ngoại. 

3.4. “Lương” - Sự ổn định và không ngừng tăng 

Dù là mức lương có sự phân chia cụ thể theo năng lực và kinh nghiệm vị trí làm việc cho các ứng viên nhưng để so về con số có lẽ là khá cao cơ với các lĩnh vực khác. Bởi chỉ là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc trong tay nhưng bạn có thể đạt được mức lương cơ bản từ 5 - 7 triệu/ tháng làm việc. Còn về các ứng viên có tiềm năng kinh nghiệm hơn, năng lực làm việc đáp ứng tốt mục tiêu đề ra thì mức lương đạt được từ 7 - 10 triệu/ tháng là hết sức bình thường. Hơn nữa, nếu bạn đảm nhận cho vị trí cho cấp quản lý trở nên với khối lượng công việc tăng cao thì sự khởi điểm mức lương của bạn đã là từ 15 - 20 triệu/ tháng. 

4. Kỹ năng cần có tạo nền tảng thành công dành cho bạn

Kỹ năng cần có tạo nền tảng thành công dành cho bạn
Kỹ năng cần có tạo nền tảng thành công dành cho bạn

Kỹ năng sẽ luôn là điều kiện đi kèm với trình độ chuyên môn bạn đạt được để thông qua đó tạo nên hiệu quả công việc tốt hơn. Vậy để nhắc tới Ngành Kinh tế đối ngoại thì bạn sẽ cần có những kỹ năng gì cho mình để có thể hướng tới tương lai xa hơn, cùng việc xác định được thực chất mình có phù hợp với chuyên ngành này. 

+ Niềm đam mê và một nền tảng kiến thức chuyên ngành lĩnh vực kinh tế vững chắc để từ đó có thể đánh giá và phân tích được hiệu quả cho thị trường tiến tới. 

+ Am hiểu về các tỷ giá quy đổi cùng sự biến động, nắm bắt rõ về lịch sử cũng như tình hình văn hóa kinh tế các nước để giúp xây dựng và tạo nên các dự án đầu tư chất lượng hơn. 

+ Có khả năng cho sự sáng tạo, thu thập và xử lý mọi vấn đề cho các dự án tạo nên sự mới mẻ với hiệu quả đạt được là cao nhất cho các cuộc đàm phán thương lượng thuyết phục đối tác. 

+ Cập nhật về xu hướng hiện đại, các phương pháp luận một cách khoa học để từ đó áp dụng cho việc phát triển thay đổi nhanh hơn. 

+ Sự chăm chỉ, luôn chịu được áp lực để có thể kiên trì hướng tới kết quả đạt được cao nhất. 

+ Trình độ ngoại ngữ và tin học tương xứng cũng sẽ giúp bạn thúc đẩy được các công tác thực hiện nhanh hơn. 

Bởi vậy nên như bạn đang băn khoăn cho việc lựa chọn khối ngành kinh tế thì đừng bỏ lỡ tìm hiểu về Ngành Kinh tế đối ngoại với vieclam88.vn trên đây. Vì đây chắc chắn sẽ là một ngành học đem lại nhiều cơ hội việc làm và có tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai đó.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: