Học ngành giáo dục tiểu học ra làm gì? Những cơ hội thời đại mới

Icon Author Trần Nhung

Ngày đăng: 2020-06-17 17:46:39

Ngành sư phạm luôn là một ngành có ý nghĩa có tạo đam mê mãnh liệt với nhiều học sinh - sinh viên. Hơn nữa, đây cũng là một ngành đặc biệt được chú trọng đầu tư và phát triển từ các chính sách của nhà nước. Trong đó được sự quan tâm của nhà nước và thu hút đông đảo sĩ tử hơn cả là ngành giáo dục tiểu học. Vậy cơ hội việc làm sau tốt nghiệp của ngành giáo dục tiểu học như thế nào? Và vì sao ngành học này lại hấp dẫn đến vậy, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm Việc Làm Giáo Dục

1. Tổng quan về ngành giáo dục tiểu học tại Việt Nam 

 

Tổng quan về ngành giáo dục tiểu học tại Việt Nam
Tổng quan về ngành giáo dục tiểu học tại Việt Nam 

Việt Nam vẫn được biết đến là một quốc gia hiếu học và chú trọng vào đào tạo giáo dục. Hơn 20% ngân sách nhà nước là dùng để đầu tư chỉ riêng cho ngành giáo dục, điều đó càng nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của ngành này đối với quốc gia. Trong đó, có thể nói ngành giáo dục tiểu học luôn chiếm được sự quan tâm nhiều hơn cả khi đây là độ tuổi học sinh bắt đầu phát triển về tư duy, trí tuệ, được coi là nền tảng xây dựng nên tính cách, văn hóa con người sau này. Có thể thấy số lượng các trường tiểu học luôn nhiều hơn rất nhiều so với các cấp học khác, thậm chí vẫn có cả ở các vùng núi, vùng sâu vùng xa. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu học của đông đảo các em thiếu nhi trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi, mà còn là trách nhiệm của ngành giáo dục, thực thi phổ cập chữ Quốc ngữ cho toàn dân.

Ngành giáo dục tiểu học luôn nhận được sự quan tâm sát sao của các cấp chính quyền hằng năm. Từ các chương trình học, sách giáo khoa, việc thi cử liên tục được cải cách và thay đổi để phù hợp hơn với mỗi thế hệ học sinh, bên cạnh đó là xu thế phát triển chung của xã hội. Cho đến các việc cải tạo, xây mới các hệ thống giáo dục, trường học nhằm đảm bảo tốt nhất cho quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh tiểu học. Rất nhiều trường học tiểu học bán trú lẫn nội trú được xây dựng ở các vùng quê nhằm đảm bảo duy trì việc đến trường học của các em học sinh, không những thế ở những vùng kinh tế phát triển hơn, hệ thống các trường tiểu học dân lập với cơ sở vật chất chuẩn quốc tế cũng được xây dựng lên vô số kể. 

Bản thân giáo viên - những người trực tiếp giảng dạy hệ tiểu học cũng được chú trọng từ chất lượng cho đến cả số lượng. Đó cũng là lý do vì sao việc đào tạo một đội ngũ giáo viên hệ giáo dục tiểu học được quan tâm sát sao nhiều hơn cả. Tất cả nhằm hướng đến tương lai của nền giáo dục cấp 1 chuẩn và chất lượng. Việc lựa chọn thi vào các ngôi trường về sư phạm cũng luôn thu hút được lượng lớn các sinh viên hàng năm. Minh chứng chính là các trường đào tạo ngành giáo dục tiểu học hiện nay hiện hữu từ hệ trung cấp cho đến hệ đại học chính quy và cả tại chức. Thậm chí số lượng các trường đại học, cao đẳng có ngành giáo dục tiểu học ngang ngửa số lượng các trường về kinh tế tại Việt Nam. Chất lượng đầu vào ngành này của các trường đại học cũng được nâng cao, bên cạnh đó là sự tạo điều kiện hết sức trong quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của sinh viên ngành tiểu học. 

Một số các trường đại học đào tạo ngành giáo dục tiểu học hiện nay
Một số các trường đại học đào tạo ngành giáo dục tiểu học hiện nay

Nói riêng về số lượng các trường đại học có đào tạo ngành giáo dục tiểu học hiện nay có thể lên đến hàng chục cái tên, trải dài từ Nam ra Bắc, điển hình như:

  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Thủ Đô Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Thái Nguyên
  • Đại học Sư phạm Huế
  • Đại học Vinh
  • Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Sư phạm TP. HCM
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Cần Thơ

​Tham khảo: Giải đáp ẩn số về Ngành Giáo dục đặc biệt ra làm gì hiện nay

2. Chương trình đào tạo của ngành giáo dục tiểu học hiện nay 

Mặc dù tồn tại cả hệ trung cấp, cao đẳng lẫn đại học song nhìn chung chương trình đào tạo của ngành giáo dục tiểu học không có quá nhiều điểm khác biệt. Từ các môn học, cách thức thi đầu vào cho đến chương trình thực tập, …  Hầu hết sỹ tử muốn thi vào các trường về giáo dục tiểu học có thể lựa chọn thi khối A hoặc D. Ngành giáo dục tiểu học hiện nay tại các trường đại học và cao đẳng hiện được tổ chức học theo hệ thống tín chỉ, mỗi năm học có khoảng 14 tín chỉ, tương ứng với mỗi môn học khoảng 2 đến 3 tín chỉ. Với hệ cao đẳng, sinh viên sẽ học trong 3 năm, và hệ đại học sẽ học trong 4 năm với số lượng tín chỉ nhân lên theo số năm. Tổng cộng, sinh viên ngành giáo dục tiểu học sẽ có khoảng 60 môn học, được chia ra thành 2 nhóm kiến thức là kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành. 

Với nhóm kiến thức về đại cương, sinh viên ngành sư phạm tiểu học sẽ được học các môn đại cương chung tương tự như các sinh viên thuộc các chuyên ngành khác, ví dụ như:

  • Ngoại ngữ 
  • Triết học Mác Lê - nin 
  • Đường lối Cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam 
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Giáo dục thể chất 
  • Giáo dục quốc phòng 
  • Tin học đại cương 
  • Tâm lý học
Chương trình đào tạo của ngành giáo dục tiểu học hiện nay
Chương trình đào tạo của ngành giáo dục tiểu học hiện nay 

Ngoài ra còn có một số môn đại cương dành riêng cho ngành sư phạm như: Nghiệp vụ Sư phạm, Quản lý ngành Giáo dục, Mỹ học và Giáo dục Thẩm mỹ, Âm nhạc, Kỹ năng giao tiếp, … Trong đó nhiều môn học được chia làm 2 - 3 phần do số lượng tín chỉ nhiều và chương trình dày. 

Với nhóm kiến thức về chuyên ngành, sinh viên ngành giáo dục tiểu học sẽ phải đảm bảo tiếp thu các môn học như: 

  • Cơ sở văn hóa Việt Nam
  • Tiếng Việt thực hành
  • Sinh lý học trẻ em
  • Tâm lý học tiểu học
  • Phương pháp dạy học Toán
  • Phương pháp dạy học Tự nhiên - Xã hội
  • Thực hành sư phạm 
  • Đạo đức và Phương pháp dạy học Đạo đức
  • Đánh giá trong giáo dục
  • Phương pháp dạy học Tiếng Việt
  • Phương pháp Công tác Đội
  • Phương pháp dạy học Âm nhạc
  • Phương pháp dạy học Mỹ thuật
  • Phương pháp dạy học Kỹ Thuật
  • Phương pháp dạy học Thể dục
  • Ứng dụng CNTT trong dạy học ở tiểu học
  • Khoá luận tốt nghiệp
  • Và rất nhiều các Chuyên đề về giáo dục tiểu học khác

Nhìn chung việc theo học ngành giáo dục tiểu học khá là nặng với rất nhiều các môn học chuyên ngành bởi ngành này rất ít giáo viên bộ môn, vậy nên một giáo viên phải kiêm nhiệm dạy nhiều môn một lúc. Thay vào đó thì ngành học này lại mang lại khá nhiều điều thú vị trong quá trình học. 

Ngành Dinh dưỡng ra làm gì?

3. Hướng nghiệp: Học ngành giáo dục tiểu học ra làm gì?

Hướng nghiệp: Học ngành giáo dục tiểu học ra làm gì?
Hướng nghiệp: Học ngành giáo dục tiểu học ra làm gì?

“Học ngành giáo dục tiểu học ra làm gì?” là câu hỏi được đặt ra của rất nhiều bạn sinh viên trong quá trình dự định thi vào và sắp tốt nghiệp. Như nói ở trên, với một đất nước có sự đầu tư lớn vào giáo dục như Việt Nam thì chắc chắn cơ hội việc làm đặc biệt là dành cho một ngành quan trọng như giáo dục tiểu học thì tương đối nhiều. Từ những cơ hội dạy học đa dạng ở các trường học, hệ thống giáo dục cho đến các công việc hành chính văn phòng, công tác quản lý giáo dục, … đều có sự ưu tiên dành cho những ứng viên tốt nghiệp ngành giáo dục tiểu học ở bất kỳ trường đại học, cao đẳng sư nào trên cả nước.

3.1. Giáo viên cấp 1 

Đây là việc làm được đa số các bạn sinh viên nghĩ đến đầu tiên khi nói đến cơ hội việc làm sau tốt nghiệp ngành giáo dục tiểu học. Có thể nói giáo viên hiện nay luôn là một nghề nghiệp được xã hội trọng phụng, được xem là ổn định nhất, có thể vừa có ích cho xã hội, vừa mang lại mức thu nhập ổn định hàng tháng. Đặc biệt với giáo viên cấp 1 thì áp lực thành tích có phần nhẹ nhàng hơn, đặc biệt với giáo viên là nữ giới còn có thời gian để chăm sóc cho gia đình. Cùng với đó do số lượng các trường tiểu học hiện nay tương đối nhiều cho nên cơ hội để làm việc cũng nhiều hơn. Không chỉ là các trường tiểu học công lập, mà các bạn cũng có thể tìm được một công việc giảng dạy ở các trường cấp 1 dân lập. 

Với các trường công lập, mức lương của giáo viên biên chế được tính theo hệ số lương theo quy định của nhà nước. Còn với các trường tư nhân thì mức lương trả theo hợp đồng có thể dao động từ ngưỡng 5.000.000đ - 7.000.000đ. Bên cạnh đó thì giáo viên tiểu học còn được phụ cấp các khoản khác như: công tác chủ nhiệm, dạy bổ trợ, trông trưa, … Tính chung lại, mức lương của giáo viên cấp 1 đối với một sinh viên mới ra trường có thể rơi vào khoảng 7.000.000đ, được xem là mức lương cơ bản trên mặt bằng chung hiện nay. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đứng lớp cấp 1 cũng có thể được tín nhiệm và bầu cử lên các vị trí như Hiệu trưởng, Hiệu phó dựa trên kết quả giảng dạy và đạo đức của mình. 

Gợi ý: Tìm gia sư cấp 1

Giáo viên cấp 1
Giáo viên cấp 1 

3.2. Cán bộ Quản lý giáo dục 

Không chỉ tìm đến các cơ hội việc làm đứng lớp, sinh viên có bằng tốt nghiệp chính quy của các trường đại học sư phạm trên toàn quốc cũng có thể làm các công việc của một cán bộ Quản lý giáo dục từ cấp địa phương cho đến trung ương. Đối với công việc về quản lý giáo dục, các bạn sẽ là người thực hiện việc đề xuất các kế hoạch, chương trình đào tạo giáo dục bậc tiểu học, tiếp nhận và thực thi các quyết định của Bộ, cùng với đó là giám sát việc dạy và học đảm bảo chất lượng tại các trường cấp 1 trên địa bàn. Cán bộ Quản lý giáo dục không phải trực tiếp làm đứng lớp và làm công việc giảng dạy song vẫn cần phải có nghiệp vụ về sư phạm khi thiết kế các bài giảng mẫu, các chương trình dạy học kiểu mới cho giáo viên. Tương tự như giáo viên cấp 1 tại các trường công lập, mức lương của cán bộ quản lý giáo dục cũng được tính theo hệ số lương (theo quy định của nhà nước).

3.3. Nghiên cứu sinh tại các trung tâm phát triển giáo dục 

Như đã nói ở trên, giáo dục tiểu học là một giai đoạn quan trọng nhất trên hành trình giáo dục tri thức và đào tạo nhân cách trẻ. Vậy nên các trung tâm về phát triển giáo dục luôn đầu tư công sức để tập trung nghiên cứu đối với học sinh hệ tiểu học. Nhờ thế mà sinh viên sau tốt nghiệp của các ngành giáo dục tiểu học còn có thêm một cơ hội việc làm khác đó là nghiên cứu sinh tại các trung tâm này. Hơn ai hết, các bạn là người nắm rõ nhất về tâm lý trẻ, sự hình thành nhân cách và trí tuệ của trẻ tiểu học thông qua các bài học và môn học đã được dạy trên giảng đường. Đó là lý do vì sao các trung tâm này, ngoài những người đã có thâm niên làm công tác quản lý hay dạy học còn rất ưu tiên tìm kiếm những cử nhân, thạc sỹ mới tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học. Mức lương của công việc này cũng được xếp vào là lương theo quy chế nhà nước.  

Nghiên cứu sinh tại các trung tâm phát triển giáo dục
Nghiên cứu sinh tại các trung tâm phát triển giáo dục 

3.4. Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng Sư phạm Tiểu học 

Cũng như các chuyên ngành đào tạo khác, sinh viên sau tốt nghiệp ngoài lựa chọn các công việc, nghề nghiệp bên ngoài xã hội cũng có thể lựa chọn ở lại chính Khoa, Trường mình đã học hoặc tìm đến các trường đại học, cao đẳng khác để làm Giảng viên. Ngành giáo dục tiểu học cũng vậy, với số lượng môn học nhiều như vậy chắc chắn phải cần đến đội ngũ các giảng viên đáp ứng công tác giảng dạy, ngoài ra thì các bạn cũng có thể làm các công việc văn thư, hành chính văn phòng khác nữa ở các trường cao đẳng, đại học ngành Sư phạm, đặc biệt là Sư phạm Tiểu học. Công việc này cũng là một kiểu việc làm đứng lớp, song thay vì học sinh là các bạn nhỏ cấp 1 thì sẽ là các cô cậu sinh viên đang chuẩn bị tiếp bước theo nghề cầm phấn. 

Trên đây là top 4 cơ hội việc làm cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trong thời đại mới. Có thể thấy việc làm nào cũng mang lại những điều thú vị xen lẫn là những áp lực riêng đối với hệ giáo dục cấp 1. Nhưng dù là việc làm nào đi chăng nữa thì các bạn vẫn còn có một sự nhiệt huyết, một tình yêu đối với tầng lớp măng non của đất nước, đối với sự nghiệp dạy học thì công việc mới có kết quả.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: