Mô hình Canvas là gì? Yếu tố cơ bản trong mô hình Canvas

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2021-02-24 17:22:46

Mô hình Canvas được biết đến là một mô hình kinh doanh phù hợp cho các startup có những dự án tiềm năng để khởi nghiệp. Và đây được xem là một mô hình kinh điển cũng như phổ biến khi các ông lớn như Google, Apple hay BMW cũng ứng dụng Canvas. Vậy, mô hình Canvas là gì và mô hình này góp phần tạo ra giá trị gì cho hoạt động kinh doanh của bạn? Và làm thế nào để có thể sử dụng mô hình Canvas một cách hiệu quả  nhất có thể? Cùng tìm hiểu một cách chi tiết về mô hình Canvas qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bạn biết gì về mô hình Canvas?

Mô hình Canvas hay mô hình kinh doanh Canvas là một mô hình kinh doanh hiện đại và có tên tiếng Anh là Business Model Canvas, viết tắt BMC. Mô hình này được xây dựng và phát triển bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur. Ngay khi được công bố thì mô hình kinh doanh này đã nhanh chóng gây được tiếng vang và được rất nhiều, công ty, tập đoàn lựa chọn để áp dụng cho hoạt động kinh doanh của mình. Điển hình như Google, Facebook hay P&G đều sử dụng Canvas để có thể thực hiện việc quản lý chiến lược cũng như tạo ra được một sự tăng trưởng mới hơn. 

Mô hình Canvas
Mô hình Canvas

Về cơ bản thì mô hình Canvas có ý nghĩa cũng như có khả năng giúp cho các ý tưởng kinh doanh được truyền tải một cách tốt hơn cũng như đạt hiệu quả cao hơn. Không những vậy, Canvas còn giúp cho người dùng, đặc biệt là các nhà kinh doanh có thể thực hiện việc đánh giá các quy trình dựa trên một nền tảng ngôn ngữ chung. 

Thêm vào đó, mô hình canvas còn cho thấy được giá trị trao đổi giữa công ty và khách hàng khi thể hiện được những yếu tố của khách hàng và công ty ở 2 bên của mô hình.

Một cách chung nhất thì có thể thấy được rằng, mô hình Canvas là một mô hình tiềm năng và có thể đáp ứng được các nhu cầu của cả các công ty, tập đoàn cũng như các startup để có thể tạo dựng được một mô hình kinh doanh phù hợp với mình.

Xem thêm: Mẫu đơn xin việc

2. Mô hình canvas có những ưu điểm gì?

Những ưu điểm của mô hình Canvas chính là những lý do mà các công ty, doanh nghiệp hay các startup nên sử dụng để có được một mô hình kinh doanh hiệu quả và phù hợp.

- Thể hiện tư duy trực quan

Mô hình Canvas cho phép người dùng có thể nhìn nhận được một cách chính xác những yếu tố tiềm năng của doanh nghiệp thông qua việc thể hiện một cách trực quan. Điều này giúp cho việc đưa ra quyết định được dễ dàng hơn cũng như làm rõ hơn một cách chi tiết về những định hướng của công ty thông qua mô hình đó.

Ưu điểm nổi bật
Ưu điểm nổi bật

- Thể hiện được mối quan hệ giữa 9 yếu tố

Với việc sử dụng mô hình Canvas, các nhà quản lý có thể dễ dàng nhận thấy được sự liên hệ giữa 9 yếu tố với nhau. Điều này sẽ có thấy được những cơ hội và sự đổi mới tiềm năng có thể xảy ra.

- Lưu trữ và chia sẻ dễ dàng

Mô hình Canvas được xem là mô hình đơn giản để có thể sử dụng. Bạn hoàn toàn có thể truy cập và chia sẻ thông qua các thao tác được thực hiện một cách dễ hiểu. 

Đó là những điểm nổi trội có thể dễ dàng nhận thấy ở mô hình kinh doanh Canvas. Một mô hình kinh doanh phổ biến và có sự ứng dụng đa dạng cũng như rất tiềm năng hiện nay.

3. Các yếu tố cơ bản trong mô hình Canvas

Để có thể sử dụng được mô hình Canvas một cách hiệu quả nhất thì các bạn cần hiểu được các yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh này. Với BMC, mô hình này sẽ bao gồm 9 yếu tố cấu thành và đại diện cho các thành phần mang tính trụ cột trong quá trình thực hiện sản xuất để tạo ra được sản phẩm và dịch vụ.

Các yếu tố chính
Các yếu tố chính

3.1. Yếu tố 1: Phân khúc khách hàng

Phân khúc khách hàng hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Customer Segments. Đây là yếu tố thực hiện việc phân chia khách hàng thành các nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí cụ thể như tuổi tác, giới tính hay sở thích,...

Để có thể thực hiện một cách hiệu quả việc phân khúc khách hàng thì các bạn cần phải biết khách hàng của mình là ai, sở thích và nhu cầu của họ như thế nào. Dựa vào đó, bạn có thể xác định được đâu là khách hàng tiềm năng và có thể đem lại các lợi nhuận cho công ty.

Một điều nữa để bạn có thể thực hiện việc phân khúc khách hàng hiệu quả đó là biết được quy mô thị trường của mình ra sao và bao gồm được những đối tượng khách hàng như thế nào. Đây sẽ là cách giúp bạn có thể thực hiện việc hiểu rõ hơn về thị trường của mình từ phạm vi vi mô cho tới vĩ mô. Tạo được chân dung khách hàng cho từng phân khúc khác nhau sẽ là một điểm tuyệt vời giúp bạn có thể bắt đầu cho việc tiếp cận khách hàng của mình.

3.2. Yếu tố 2: Đề xuất các giá trị

Đề xuất các giá trị hay Value propositions được cho là yếu tố nền tảng của sản phẩm hay công ty, doanh nghiệp. Đây được xem là yếu tố cơ bản thể hiện giá trị trao đổi của công ty với khách hàng. Tất nhiên, việc đề xuất này cần phải độc đáo và có thể dễ dàng để phân biệt được với các đối thủ cạnh tranh.

Gồm 9 yếu tố
Gồm 9 yếu tố

Với điều này, một cách tiếp cận tốt nhất thì các bạn cần xem xét những sản phẩm, dịch vụ nào của mình có thể đáp ứng được một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, điều quan trọng chính là sự phù hợp với chuỗi các giá trị.

3.3. Yếu tố 3: Kênh truyền thông 

Là phương tiện để doanh nghiệp có thể thực hiện việc tiếp cận khách hàng cũng như thể hiện các giá trị của mình, đồng thời cũng là một phần có trong chu kỳ bán hàng. Một cách đơn giản thì đây chính là cầu nối khách hàng và doanh nghiệp.

Hiện nay, có 2 loại kênh truyền thông cơ bản mà các bạn có thể sử dụng. Một là kênh truyền thông của chính mình. Hai là kênh truyền thông đối tác. Việc lựa chọn kênh truyền thông tùy thuộc vào doanh nghiệp, có thể sử dụng một trong hai hoặc kết hợp cả 2 dựa trên khả năng của doanh nghiệp.

Xem thêm: Kế hoạch truyền thông

3.4. Yếu tố 4: Quan hệ với khách hàng

Quan hệ khách hàng có thể hiểu là cách mà doanh nghiệp thực hiện việc tương tác với khách hàng của mình. Đây là điều cần được xác định khi đã có được chân dung khách hàng. 

Thẻ hiện được các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp
Thẻ hiện được các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp

Việc phân loại về quan hệ khách hàng cụ thể như sau: Hỗ trợ cá nhân, Hỗ trợ cá nhân chuyên dụng, Tự phục vụ, Dịch vụ một cách tự động, Cộng đồng và Đồng sáng tạo. Mỗi một cách thức sẽ có một ý nghĩa và vai trò riêng, tùy thuộc vào dự định cũng như ý định của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn được quan hệ hay phương thức tương tác phù hợp nhất.

3.5. Yếu tố 5: Doanh thu

Doanh thu chính là điều mà doanh nghiệp có được sau khi thực hiện việc chuyển đổi hay đề xuất và cung cấp những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Có nhiều hình thức khác nhau cho việc quy đổi này. Tùy thuộc vào sản phẩm, dịch vụ ta có thể xác định được cách thức chuyển đổi phù hợp nhất cho khách hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng mà bạn cần nhớ đó là việc xác định một cách hiệu quả về giá của mỗi sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

3.6. Yếu tố 6: Tài nguyên chính

Đây là những tài sản mang tính cơ bản của doanh nghiệp và có thể cung cấp cho khách hàng của mình. Việc hiểu rõ, nắm bắt được những giá trị của mình sẽ giúp bạn có thể định hình được một cách rõ ràng về các sản phẩm, dịch vụ mà mình cần tạo ra để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thêm vào đó là có thể xác định được những tài nguyên có thể tận dụng nhằm tiết kiệm chi phí.

Tài nguyên chính
Tài nguyên chính

Ngoài ra, việc có được một bản danh sách các tài nguyên sẽ giúp bạn có thể đưa ra được những sự đầu tư đúng đắn cho các nguồn lực cụ thể để vận hành công ty một cách hiệu quả nhất. 

3.7. Yếu tố 7: Hoạt động chính 

Hoạt động chính được xem là những hành động được thực hiện nhằm mục đích đề xuất ra được các giá trị tới khách hàng. Về cơ bản thì đây được biết đến là các quy trình cần được thực hiện để có thể tạo nên một mô hình kinh doanh hiệu quả  nhất. Thông qua đây, các bạn có thể thực hiện việc đánh giá và tác động tới những hành động kém hiệu quả và không cần thiết.

3.8. Yếu tố 8: Đối tác chính

Là các công ty, doanh nghiệp mà bạn cần để có thể thực hiện một cách hiệu quả những hoạt động, chiến lược kinh doanh nhằm đem lại các giá trị cho khách hàng. 

Lựa chọn được đối tác chính cũng như hình thức quan hệ hợp tác phù hợp sẽ giúp bạn có thể tạo ra được một mối quan hệ hợp tác bền vững cho mình.

Đối tác chính
Đối tác chính

3.9. Yếu tố 9: Cơ cấu chi phí

Chi phí được xem là yếu tố mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để thực hiện cho việc chi trả các hoạt động. Vì thế, doanh nghiệp cần xác định được tất cả các loại chi phí liên quan tới doanh nghiệp sẽ giúp cho kế hoạch kinh doanh được lên một cách chi tiết và cụ thể hơn.

Thông qua đây, các bạn cũng có thể thực hiện việc xem xét một cách kỹ càng các loại chi phí cụ thể để có thể thực hiện việc cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết. Từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư đem lại khả năng lợi nhuận cao trong tương lai.

Đây là 9 yếu tố cơ bản và chính của mô hình Canvas. Với 9 yếu tố này, các bạn có thể đưa ra để áp dụng cho doanh nghiệp của mình nhằm xây dựng được hình thức với mô hình kinh doanh tiêu biểu nhất.

Trên đây là những chia sẻ về mô hình Canvas. Mong rằng, qua đây, các bạn đã hiểu rõ hơn về ưu điểm cũng như các yếu tố của mô hình này để có thể ứng dụng vào trong việc xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp nhất.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: