Hướng nội là gì? Tiết lộ nghề phù hợp với người hướng nội

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2020-02-28 14:26:22

Hướng nội là gì, hướng ngoại là gì vậy? Người ra vẫn thường nói rằng những người ngoại thường dễ thành công hơn người hướng nội  bởi lẽ khả năng giao lưu và kết nội của họ cực kỳ tốt, dễ tạo được thiện cảm với người xung quanh. Trong khi ở thế ngược lại, người hướng nội có khuynh hướng lựa chọn bầu không khí ít xô bồ hơn và chủ động soi vào bầu trời của chính mình. Nếu bạn đam mê một quán cà phê với giai điệu ghi -ta trầm ấm để “xõa” sau những giờ việc căng thẳng thay vì những không gian âm nhạc đường phố rộn rã, bạn thích việc từ suy nghĩ về những khó khăn và tìm hướng giải quyết thay vì chia sẻ với người này người khác? Chúng ta khá giống nhau và đang mang những đặc điểm của những người hướng nội. Nhưng bạn dã thực sự hiểu sâu sắc về những đặc điểm về tính cách của mình để điều chỉnh cuộc sống tốt hơn, để thành công trong công việc hơn? Cùng giải mã trong bài viết dưới đây nhé.

1. Hướng nội là gì? Những tiết lộ thú vị về 2 cực của tính cách - hướng nội và hướng ngoại

Hướng nội là gì? Tiết lộ nghề phù hợp với người hướng nội
Hướng nội là gì? Tiết lộ nghề phù hợp với người hướng nội

Có lẽ không để đến khi được ai đó đặt ra cho bạn câu hỏi rằng “Hey! bạn hểu hướng nội là gì, bạn nghĩ mình hướng nội hay hướng ngoại” thì có vẻ như những tình huống ứng xử hằng ngày, cách giao tiếp, hành động của bạn ngay trong lần đầu tiên gặp mặt ai đó cũng đủ để họ nhận ra bạn là người  hướng nội hay hướng ngoại rồi. Khi bình về một giọng văn của một tác giả nào hay chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế của các quốc gia ngày còn cắp sách tới trường, những khái niệm như giọng văn hướng nội hay chính sách kinh tế hướng nội...hẳn đã sống với chúng ta trong chuỗi những ngày tháng đó. Để rồi đến khi bị mắc kẹt trong câu hỏi “hướng nội là gì, hay làm sao để phát huy tính cách hướng nội để thành công trong công việc thì có lẽ, bạn mới lật dở những trang sách cũ hay đơn giản hơn là thao tác tìm kiếm và click để tra cứu. 

Và những kết quả đầu tiên trả lại bạn, chắc chắn sẽ là sự khác biệt giữa hai phạm trù đối lập “ hướng nội và hướng ngoại”.

Trước hết, ta nên hiểu cả hai trên khía cạnh thuộc về phạm trù tâm lý, nhân cách học nhân cách. Cả hai khái niệm hướng nội và hướng ngoại thực ra được phát minh ra bởi một nhà khoa học có tên Carl Jung khi ông nghiên cứu về những hành vi của con người và được gói gọn trong một bài kiểm tra mang tên “Trắc nghiệm về tính cách Myers - Briggs. Với cha đẻ của trắc nghiệm về nhân cascghm, Carl Jung khẳng định, hướng nội có xu hướng ít đi, ít giao tiếp, dè dặt hơn những người hướng ngoại. Cụ thể, hướng nội là khuynh hướng chủ yêu hoặc hoàn toàn quan tâm đến cuộc sống tinh thần của bản thân người đó, biểu hiện cụ thể của họ là ít nói trong đám đông và thường tìm thấy niềm vui trong những hoạt động đơn độc thay vì những hoạt động ra ngoài đi giao lưu với bạn bè. 

Nếu bạn là Fan của một Blogger nào đó, thích chia sẻ những điều thầm kín lên mạng xã hội thay vì tìm kiếm một người bạn thân để chia sẻ. Khi đi qua những quán cà phê sách, vẫn thấy nhiều người ngồi ôm sách bên cửa sổ để đọc trong những ngày nhàn rỗi. Bạn của bạn cũng yêu thích việc xem phim và chơi game một mình hơn là rủ đồng bạn đi xem phim ngoài rạp và tụ tập ăn uống trong nhóm đông người. 

Một khi gặp những vấn đề lớn trong cuộc sống, những người bạn cần chế độ tin tưởng tối đa, người hướng nội sẽ là người lắng nghe bạn nhiều hơn và đưa ra những lời khuyên phù hợp với tình thế. Với những ai mang tính cách hướng ngoại, họ vui vẻ và nói nhiều hơn bạn nghĩ, song đôi khi cách nói của họ có thể làm bạn thấy chạnh lòng vì vài lý do, trong khi người hướng nội thường có hành động phân tích suy nghĩ trước khi nói nên giá trị của từng câu nói có thể “chất” và nghiêm túc hơn. 

Và dĩ nhiên, đã nói đến hướng nội, sự tận hưởng và hướng vào bên trong bản thân người đó vô hình chung trở thành một tấm màn làm họ thấy hơi choáng ngợp bởi niềm hứng thú từ các cuộc gặp gỡ. 

Hướng nội là gì
Tiết lộ nghề phù hợp với người hướng nội

Có lẽ vì thế, mà những người hướng nội thường bị  đánh đồng với những người nhút nhát, trầm cảm hay là tín đồ của sự đơn độc. Nhưng thật tình thì không. Một người hướng nội vẫn có những giải quyết thông minh trong các mối quan hệ xã hội như đồng nghiệp, có cách riêng để nâng cao hiệu quả giao tiếp. Họ có thiên hướng biết chọn lọc những mối quan hệ cần thiết thay vì ôm đồm quá mức như người hướng ngoại. Nếu bạn hướng nội và đang đứng trước sự lựa chọn nghề nghiệp, và nghe những người xung quanh có nói không đúng vê tính cách của mình thì đừng bận tâm nhé.

Bởi lẽ, cả hướng nội và hướng ngoại bởi thực tế, sự vận động của cuộc sống không cho phép bất kỳ ai hướng nội hay hay hướng ngoại 100% cả đâu. Ngay cả bạn là người hướng nội, tính cách này chỉ chiếm tối đa 90% và khoảng 10% còn lại là khoảng trống cho sự linh hoạt. Cuộc sống đưa ra cho ra nhiều lựa chọn quan trọng, hướng ngoại hay hướng nội là gì không quan trong bằng việc bạn ứng xử với quyết định và điểu chỉnh tính cách của mình linh hoạt như thế nào. Ví như, đứng trước những cơ hội nghệ nghiệp, không phải chỉ dừng lại ở những người hướng ngoại, có xác suất có tỷ lệ thành công cao hơn mà hướng nội cũng sở hữu những đặc điểm để chính phục những vị trí việc làm hấp dẫn hay bị quyết thành công khác. Bạn là người hường nội hay hướng ngoại, bạn có thể thành công hay không, hãy kiểm chứng ngay bằng những giải mã thú vị ngay dưới đây nhé.

Tìm hiểu thêm: Ambivert là gì?

2. Hơn 70% người hướng nội thành công bởi những lý do này!

Hơn 70% người hướng nội thành công bởi những lý do này!
Những lý do thành công của người hướng nội

2.1. Khả năng quản lý thời gian hiệu quả 

Nhắc đến thành công trong cuộc sống hay công việc, chúng ta thường nghĩ nhiều đến những người có giao tiếp tốt. Không quá thân thiện và có mối quan hệ rộng rãi như người hướng ngoại, nhưng bù lại khả năng kiểm soát về mặt thời gian và khai thác nó hiệu quả lại tốt hơn rất nhiều so với người hướng ngoại. Bởi lẽ, người hướng ngoại hướng ra ngoài nên thường bị cảm xúc chi phối, đồng thời, họ sở hữu nhiều mối quan tâm hơn do đó thường bị sao nhãng thậm chí khó sắp xếp ưu tiên công việc nào trước và nào sau. Trong người hướng nội dễ kiểm soát được cảm xúc của bản thân và tự ý thức được điều gig cần ưu tiên hơn. Họ còn là người có khả năng tự học rất tốt. Phần lớn các nhà triết gia nổi tiếng như Flaton, các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu...họ đều là những người hướng nội.

2.2. Sở hữu mối quan hệ chất lượng bởi sự lắng nghe va đồng cảm sâu sắc

Một điều chắc chắn rằng, so với một người hướng nội thì người hướng ngoại có nhiều mối quan hệ từ bạn bè đến động nghiệp hơn và có lẽ được yêu quý nhiều hơn vì khả năng tương tác là của họ cực tốt. Thế nhưng, điểm yếu của học là khó có những mối quan hệ đủ “chất”, đủ “thân” nếu tất cả những người bạn của họ có quá nhiều mối quan tâm xung quanh. Nhưng với một người hướng ngoại thì khác, họ có ít mối quan hệ. Điều này, đồng nghĩa là thời gian mà người bạn thân này dành cho bạn sẽ nhiều hơn. Họ tĩnh lặng, không ưa ồn ào, không thích “chém gió” nhưng lại là lựa chọn tốt nhất cho bạn khi bạn có chuyện buồn vì họ sẵn sàng lắng nghe và đồng cảm. Thay vì dẫn bạn đến một nơi ná nhiệt, họ sẽ giúp bạn vượt qua điều đó bằng sự quan tâm, thấu hiểu và tâm sự trò chuyện. 

2.3. Khả năng lãnh đạo tập trung ở những người hướng nội

Lý do thành công của người hướng nội
Hơn 70% người hướng nội thành công bởi những lý do này!

Theo nghiên cứu khoa học của nhiều tạp chí, người hướng nội sẽ là người biết lắng nghe nguyện vọng và thấu hiệu tâm lý từ sâu bên trong của nhân viên hơn. Họ điềm tĩnh và tạo cho cấp dưới của mình một sư tin tưởng, đặc biệt hiệu quả khi họ trò chuyện trao đổi 1:1 với nhau.

2.4. Khả năng biết sắp xếp và ưu tiên công việc quan trọng

Sẽ có phần hơi sai nếu bạn là người hướng ngoại khi 70% người hướng nội sẽ có khả năng sắp xếp và ưu tiên công việc quan trọng, song căn cứ vào những đặc điểm, thói quen sinh hoạt mà bạn dễ dang nhân ra điều này. Hướng nội thường hướng vào những lợi ích về mặt chất lượng bên trong. Họ cũng là người biết nghĩ sâu xa và suy nghĩ rất kỹ càng trước khi đưa ra một vấn đề, quyết định nào đó. Do vậy, tất cả những công việc cho người hướng nội thường được sắp xếp cụ thể trong bản kế hoạch. Họ theo chủ nghĩa hiện thực nên rất khó để thực hiện tất cả vấn đề cùng một lúc, nhưng lại mong muốn mọi việc đều được giải quyết thu về kết quả tốt. Điều này dẫn đến việc, sắp xếp và ưu tiên công việc là nguyên tắc bất thành văn của người hướng nội, bất kể hoàn cảnh nào.

Đọc thêm: Con gái hướng nội học ngành gì?

3. Những lựa chọn việc làm tốt nhất cho người hướng nội

Vì đặc điểm khá khép kín và dè dặt trong các mối quan hệ, người hướng nội cung dễ bị hiểu nhầm rằng, họ khó khăn trong khâu lựa chọn nghề nghiệp. Song không hề. Đối chiếu các đặc điểm về nghề nghiệp và những phẩm chất của người hướng nội, bạn dễ dàng tìm được đam mê và thành công với những lựa chọn sau đây. Đối chiếu và kiểm chứng xem nhé.

3.1. Những nghề sáng tạo

Những lựa chọn việc làm tốt nhất cho người hướng nội
Những lựa chọn việc làm tốt nhất cho người hướng nội

Bạn yêu thích sáng tạo, nhưng hơi nhút nhát, bạn dễ dàng thả hồn vào sự vật để tạo nên những kiệt tác như Tagor và viết ra những bài tâm sự, phóng sự...hàng trang giấy nhưng cảm thấy choáng ngợp khi chia sẻ chúng với đám đông khi gặp trực diện. Không phải là điểm trừ đâu. Thật ra, sự dè dạt đo chỉ là không gian để bạn tập trung vào công việc của bạn mà thôi. Người hướng nội khó bị phân tâm với những điều bên ngoài và có thể làm tốt nhiều nghề trong lĩnh vực cần sáng tạo cao như: Nhà văn, thiết kế đồ họa, biên tập viên, viết nội dung quảng cáo đến các kiến trúc sư...Nhưng công việc mà yêu cầu đặc thù của nó là cái tôi cá nhân lớn.

Xem thêm: Việc làm thiết kế đồ họa

3.2. Kỹ thuật

Thay vì các nghề như Marketing, chăm sóc khách hàng, những việc làm kỹ thuật được “sản xuất” ra cho những người hướng nội bởi lẽ sự nghiên cứu, lắp ráp, sửa chữa máy máy...có thể được kích thích từ sự tò mò khám phá ra các nguyên lý khi tiếp xúc thông thường. Hơn nữa, những hoạt đong này làm giảm đi sự nhàm chán khi họ không có việc gì để làm trong khi không muốn nói chuyện với người lạ hay hòa vào đám đông. Đặc thù của các ông việc kỹ thuạt có thể là phân tích dữ liệu, thiết kế các dự án với quy mô lớn...đòi hỏi sự tập trung cao độ và “lì” với 1 thao tác. Hướng nội trong trường hợp này dễ vào ngành hơn bởi vì ý chí người hướng nội sẽ cứng hơn những người hướng ngoài và bị lay động bởi lời mời gọi của người xung quanh.

3.3. Nghề chăm sóc sức khỏe

Hướng nội- Nghề chăm sóc sức khỏe
Nghề chăm sóc sức khỏe phù hợp với những người có tính cách hướng nội

Với những người thiên về cảm xúc tình thần của bạn thân mình trước thì việc đồng cảm, lắng nghe, thấu hiệu người khác dễ dàng hơn và tạo được tâm lý tin tưởng hơn những người nói nhiều. Họ sẽ phù hợp cho những vị tí như tư vấn, định hướng bên cạnh chuyên môn sâu của mình. Dĩ nhiên, đây cũng là nghề yêu cầu tính giao tiếp cao, song chủ yếu là những cuội hội thoại ít người hay riêng với bản thân bệnh nhân hay người nhà của bệnh nhân, nên tầm kiểm soát của người hướng nội vẫn được kiểm soát.

Hi vọng, những thông tin trên đây của vieclam88.vn đi tìm câu trả lời cho hướng nội là gì và vài típ chia sẻ về lựa chọn nghề phù hợp cho người hướng nội sẽ thật sự hữu ích với bạn. Thân ái!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: