Ambivert là gì? Vừa hướng nội vừa hướng ngoại có những lợi thế gì?

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2020-03-30 10:08:33

Ambivert là gì? Nếu là người ưa chuộng việc giải trí bằng tham gia những bài trắc nghiệm về tính cách của mình, hẳn bạn đã khá quen mặt với 2 thuật ngữ về tính cách đối lập “Introvert” và “Extrovert” hay những người hướng nội và những những người hướng ngoại. Nếu sự năng động, yêu thích những mối quan hệ xã hội rộng mở, thích trò chuyện là đặc trưng của những người thuộc tuyết Extrovert thì chính đặc tính trầm, yêu những không gian không quá ồn ào và hướng về suy nghĩ của bản thân nhiều hơn, cấu thành đặc điểm Introvert. Tuy nhiên, có bao giờ, bạn rơi vào trạng thái mông lung giữa nhận định này và nhận ra rằng, mình đang sở hữu cả hai đặc điểm này? Nếu có, bạn không phải hướng nội, cũng không phải người hướng ngoại. Bạn chính là Ambivert. Nhưng bạn đã hiểu Ambivert là gì chưa?

1. Bạn đã hiểu Ambivert là gì?

Bạn đã hiểu Ambivert là gì?
Bạn đã hiểu Ambivert là gì?

Thật ra, ngày cả với những ai quan tâm đến những bài kiểm tra về tính cách hay là lựa chọn công việc theo sở thích, Ambivert là gì có vẻ không dễ dàng để đoán ra. Bởi hai thuật ngữ về hướng nội và hướng ngoại đã quá quen thuộc và ăn sâu vào ngay trong những tình huống giao tiếp hằng ngày.

Với những người lần đầu tìm hiểu về nó, Lẽ vì thế mà Ambivert là gì sẽ là một ẩn số. Câu hỏi muôn thuở của những người lần đầu tiên bước chân vào thế giới tính cách.

“Bạn thích tập trung nơi đông người, muốn trò chuyện cùng mọi người, cùng tham gia những buổi tiệc công ty và chúc tụng nhau”, thế những có những lúc những tiếng cười nhờ vào không khí vui vẻ này hoàn toàn biến mất và thay vào đó, bạn cảm thấy, có vẻ như bạn yêu việc ngồi một mình tại quán cà phê sách và lặng ngắn thời gian trôi qua”?

Bạn có thể thoải mái bắt chuyện và trò chuyện với mọi người xung quanh về đủ thứ trên đời nhưng đôi khi, mắc dù rất muốn song tuy nhiên, cảm xúc của bạn bị khựng lại trước suy nghĩ chia sẻ những nỗi buồn sâu kín của mình với người khác để vơi nhẹ lòng? Bạn đang cố gắng tìm lời giải cho những sự nhập nhằng trong cảm xúc mà không thể tìm ra được đâu là câu trả lời đúng đắn cho tính cách của mình. Đừng lo lắng, bạn chính là những Ambivert thực thụ.

Trong lịch sự về nhân cách học thế giới, lần đầu tiên khái niệm sự tương phản trong tình cách được thực hiện trên hàng ngàn người vào năm 1921 của Carl Jung. Ông là nhà nhà tâm lý học đồng thời tác giả của công trình mang tên Psychology, trong đó, nhà tâm lý học đã chỉ ra độ phổ biến hai tính cách hướng nội và hướng ngoại là những thành phần cốt lẽo của nhân cách.

trên thực tế vẫn tồn tại một loại nhân cách giao thoa giữa tuýt extro và intro. Họ là những Ambivert hay là những người vừa hướng nội vừa hướng ngoại
trên thực tế vẫn tồn tại một loại nhân cách giao thoa giữa tuýt extro và intro. Họ là những Ambivert hay là những người vừa hướng nội vừa hướng ngoại

Cùng theo thí nghiệm của ông, ranh giới giữa hai loại nhân cách là rất nhỏ. Lấy lấy cả 100% làm đại diện cho xu hướng tính cách của con người thì, khoảng rộng cho introvert và extrovert bằng nhau và chiếm khoảng 50%. Nếu khác tỉ lệ này chỉ  chênh lệch với tỉ lệ 49:51 hoặc ngược lại. Lẽ vì, sự quá phổ biến của trắc nghiệm này mà khi được giới thiệu về bản thân, ít ai show ra rằng, họ là có là cộng gộp của hai xu hướng. 

Thế nhưng ngay cả chuyên gia này cũng không hề nghĩ rằng, trên thực tế vẫn tồn tại một loại nhân cách giao thoa giữa tuýt extro và intro. Họ là những Ambivert hay là những người vừa hướng nội vừa hướng ngoại. 

Xem thêm: Công việc cho người hướng nội

2. Lợi thế của khi bạn là một Ambivert 100%

Thực ra, những nhận định về ambivert hay những dấu hiệu thực tế được nhận ra đầu tiên bởi những người sở hữu nhận cách này. Trong cuộc sống họ luôn cân bằng hai trạng thái trong nhiều tình huống hoặc ít nhất cố gắng để cân bằng giữa hai khái niệm vừa hướng nội vừa hướng ngoại.

Nếu trong trắc nghiệm của Carl Jung chỉ ra rằng, những extrovert thường yêu thích sự hoạt náo, thích trò chuyện hòa vào những đám đông, lạc quan, yêu đời, trong khi với những Introvert, họ không bị thu hút bởi âm thanh, màu sắc, ánh sáng, họ hài lòng với việc không có nhiều bạn bè. Thậm chí, họ bằng lòng với việc người khác gọi mình là thiếu tính tập thể, bởi lẽ họ thường yêu không gian riêng tư hơn là những không gian rộng lớn gồm nhiều người. Tuy nhiên, nếu là những Ambivert thực sự, chúc mừng bạn bởi lẽ, bạn đang sở hữu những lợi ích tuyệt vời sau đây:

2.1. Sự linh hoạt

 Lợi thế của khả bạn là một Ambivert 100%
Lợi thế của khi bạn là một Ambivert 100%

Nếu lấy quy chuẩn về điểm số để đo về khả năng giao tiếp tốt thì bao giờ những người hướng ngoại cũng dễ tạo được thiện cảm hơn những người hướng nội. Bởi lẽ, họ có khả năng duy trì cuộc nói chuyện bằng khả năng hoạt ngôn, ngữ điệu nhấn nhá, nhận chí là sự thoải mái trong phong cách trao đổi. Song một điểm khó lòng kiểm soát trong đặc điểm của những người Extrovert chính là sự khả năng kiểm soát cảm xúc khá kém. Nói cách khác, họ bị lệ thuộc vào những mối quan hệ xung quanh, khó phát huy được tính tập trung bởi tâm hồn dễ dàng bị xáo động bởi những thứ bên ngoài.

Tuy nhiên, với những người hướng nội, họ hòa nhập nhanh chóng với tình huống cô độc, biết tìm niềm vui cho mình, biết lắng nghe nhiều hơn. Thông thường, mỗi khi gặp chuyện buồn, có một người bạn hướng nội là điều cực kỳ tuyệt vời, bởi lẽ, họ sẽ là ưu tiên việc lắm nghe cảm xúc của bạn nhiều hơn việc thở dài ngao ngáo rồi đưa bạn đến nơi qua náo nhiệt nhưng không được bung tỏa hết những suy nghĩ. 

Nhưng tuyệt hơn nữa, nếu cùng một lúc bạn sở hữu một người bạn mà ngay trong họ đã tồn tại cả hai trạng thái. Bạn thân họ sẽ biết cách điều chỉnh và cân bằng cả hai xu hướng tính cách này. Họ sẽ biết thời điểm chính xác khi nào cần lắng nghe bạn, khi nào cần đưa bạn đến không gian đông  người để vơi nhẹ nỗi buồn. 

Với bản thân với những người Ambivert, họ sẽ không dễ dàng để “vui quá” như những người extrovert mà quên đi cách để dừng cuộc vui và dành thời gian cho sự riêng tư, suy ngẫm kỹ càng về cuộc sống. 

Nếu bạn thấy dễ dàng luôn chuyện giữa hai trang thái từ những những không gian Bar hay club sôi động sang không gian của một quán cà phê sách nơi cuối phố mà không có cảm giác hụt hẫng như vừa bị mất đi một thứ gì đó. 

Bạn là Ambivert. Với những người theo xu hướng tính cách thứ 3, sự linh hoạt chính là đặc điểm nổi bật nhất. Nhờ đặc điểm này, vạn sự trong cuộc sống, công việc đều dễ dàng được thanh lọc và thích nghi với 100% năng lượng. Dĩ nhiên, những người tiếp xúc với họ sẽ thấy dễ chịu hơn bởi lẽ, họ không show ra tính cách quá độc đoán những người hướng ngoại hay đa cảm thái quá của người hướng nội. 

2.2. Phát huy được nhạy bén của trực giác 

 Lợi thế của khi bạn là một Ambivert
Lợi thế của khả bạn là một Ambivert 

Với những người hướng nội, nhiều người vẫn ngợi khen họ về khả năng thấu cảm. Bởi họ biết cách nhìn người và dễ dàng lắng nghe và làm người khác cảm thấy an toàn vì được giữ bí mật vì gần như việc hé lộ những bầu tâm sự của ai đó không phải thế mạnh của họ. Song nếu so sánh giữa một người introvert và Ambivert về khả năng thấu cảm giữa một ambivert vẫn được đánh giá cao hơn. Bởi đơn giản, họ nằm ở trung gian của tính cảm, nên việc nhìn người rồi soi chiếu vào bản thân mình một cách khách quan đơn giản hơn nhiều. Họ sẽ không chỉ dừng lại ở việc không nói gì, im lặng chỉ để quan sát. Họ vẫn sẽ trò chuyện để giải đáp những khúc mắc của vấn đề để hiểu đối phương hơn để đoán định được khi nào nên nói, nói những gì, khi nào nên dừng lại để tránh cho cuộc trò chuyện không lạc vào cảnh giới nhạt nhẽo và làm đối phương cảm thấy “nhạt” khi nói chuyện. Điều này thể hiện rõ, ở cách những ambivert giải quyết nỗi buồn. Thay vì trốn mình cả ngày trong nhà chỉ để suy nghĩ về nỗi buồn đó và tìm ra cách giải quyết hay sự “bung lụa” hết nấc khi tìm những không gian náo nhiệt để xua đi mệt mỏi, buồn bã, họ sẽ điều chỉnh quỹ thời gian hợp lý cho từng cung bậc cảm xúc của bạn thân được đặt đúng những hướng giải quyết tốt nhất.

2.3. Nền tảng tốt nhất để trở thành sếp của vạn người

Dĩ nhiên, để trở thành lãnh đạo, phải là sự tập hợp của nhiều nhân tố. Bên cạnh năng lực, tài năng, đạo đức bạn cần thêm khả năng cân bằng, điều chỉnh, linh hoạt và một trực giác tốt của một Ambivert.  Lãnh đạo không chỉ là người biết giao tiếp tốt với nhân viên mà họ còn phải là người biết lắng nghe, thấu hiểu những khó khăn trong công việc và cho phép nhân viên được bày tỏ những quan điểm ý kiến để từ đó rút ra kinh nghiệm. 

Nền tảng tốt nhất để trở thành sếp của vạn người
Nền tảng tốt nhất để trở thành sếp của vạn người

Tuy rằng, theo một vài khảo sát từ những tạp chí hàng đầu thế giới vẫn ghi nhận về khả năng thu về lợi nhuận cao của các ông chủ Extrovert. Song, họ cũng chỉ ra rằng, nhân viên dưới quyền của những người này thường thiếu đi tính chủ động. Ở thế ngược lại, với những sếp ít nói, nhân viên là những người chủ động, song mối quan hệ giữa hai bên gần như có một bức màn vô hình ngăn cách. Để có thể phát huy được năng lực đứng đầu một doanh nghiệp, việc cân bằng giữa hai trạng thái trên là cực kỳ cần thiết. 

Đọc thêm: Hoạt ngôn là gì? Những công việc hay ho dành cho người hoạt ngôn

3. Ngăn chặn những điểm yếu của Ambivert để thành công

Có lẽ, sau những phân tích trên, bạn phần nào đã cảm thấy hài lòng, thỏa mãn khi hiểu hơn về tính cách của mình và biết rằng, mình đang sở hữu cực kỳ nhiều lợi thế để thành công. Nhưng không có điều gì hoàn hảo 100% và những phẩm chất trong một con người Ambivert cũng thế. Nếu ambivert thực thụ, hãy soi chiếu vào bản thân và dè chừng những biểu hiện sau đây:

3.1. Thiếu quyết đoán

Thiếu quyết đoán
Thiếu quyết đoán, dễ dàng bị chi phối bởi đám đông

Khi vừa là người hướng nội và vừa hướng ngoại, bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn bởi những người xung quanh về thiên hướng tính cách. Nhưng đấy chỉ là một mặt, thực ra, ngay cả bản thân những ambivert, đôi khi những quyết định khi được đưa ra đều trải qua sự giằng xé giữa hai dòng tư tưởng trái chiều nhau. Trong những điểm nút quan trọng đầu tư một mất, một còn để đưa doanh nghiệp tiến bước, lúc cần phải quyết định để chớp thời cơ...thì ambivert cần một quỹ thời gian nhiều hơn để suy tính hơn những sếp hướng ngoại.

3.2. Yếu trong cân bằng cảm xúc

Việc một ambivert bị hiểu nhầm là hướng nội hay hướng ngoài trong 2 thời điểm cách nhau không quá xa là chuyện thường thấy, nhưng nguyên nhân sâu xa cho những hiểu nhầm này chính là bởi những biểu hiện “nắng mưa thất thường”. Bạn có thể hòa hết mình trong buổi tiệc để mọi người thấy bạn là một người thấy bạn là người thoải mái, yêu chuộng sự tự do. Song tối về, bạn lại tự giam mình trong khoảng không gian của sự cô độc và không muốn làm bất kỳ việc gì kể cả trả lời tin nhắn những người bạn từng giao lưu buổi sáng. Bạn dễ vui song cũng dễ buồn chán. Sự nhập nhằng này nếu khó quản lý sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống lẫn hiệu quả công việc. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh chủ đề Ambivert là gì cũng như những biểu hiện của tính cách này. Đến đây, bạn đã nhận ra mình thuộc về nhân cách nào cũng như cách khắc phục những điểm yếu của mình để cuộc sống tốt hơn và công việc của mình hiệu quả hơn rồi chứ?

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: