Hoạt ngôn là gì? Những công việc hay ho dành cho người hoạt ngôn

Icon Author Trần Nhung

Ngày đăng: 2020-02-29 17:55:58

Không ít lần trong cuộc sống chúng ta đã thấy ai đó nhận xét về một người nào đó là hoạt động hoặc chính bản thân bạn hay được nói là một người hoạt ngôn. Vậy hoạt ngôn là gì và nó có phải là một tính cách tốt và nó có ích gì trong cuộc sống của chúng ta? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hoạt ngôn là gì? Biểu hiện chứng tỏ bạn là một người hoạt ngôn 

Hoạt ngôn là gì?
Hoạt ngôn là gì?

Hoạt ngôn là một từ Hán - Việt kết hợp của 2 từ “Hoạt” (hoạt bát - nhanh nhẹn) và “Ngôn” (ngôn từ - ngôn ngữ - nói chuyện). Vậy nên ở đây hoạt ngôn hiểu theo nghĩa tự là mau mồm mau miệng. Hoạt ngôn là những người có thể nói là nói hơi nhiều so với người bình thường, tuy nhiên không phủ nhận những người hoạt ngôn là những người có sức hút trong mỗi câu chuyện kể và cách giao tiếp của họ với người khác. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta thấy rằng những người làm những công việc về diễn thuyết, hay dẫn chương trình, … đều là những người hoạt ngôn ngay cả bên ngoài cuộc sống. Hay kể cả những doanh nhân, trong công việc họ cũng luôn tỏ ra là một người hoạt ngôn. Có thể nói hoạt ngôn là một tính cách mang sự tích cực và có nhiều lợi ích trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên trong một vài trường hợp người hoạt ngôn có thể khiến người khác khó chịu khi vượt quá ngưỡng cho phép, hoặc không đúng trong hoàn cảnh cụ thể. Vì thế sợi dây giữa lợi và hại của hoạt ngôn vô cùng mong manh mà người “may mắn” sở hữu tính cách này phải cẩn thận trong lời ăn tiếng nói của mình. 

Nhìn chung, những người hoạt ngôn trong cuộc sống sẽ có một số biểu hiện sau đây:

Nói chuyện với người lạ ngay lần gặp đầu tiên 

Nói chuyện với người lạ ngay lần gặp đầu tiên
Nói chuyện với người lạ ngay lần gặp đầu tiên 

Chúng ta thường có một nỗi sợ chung khi gặp người lạ là “ngại giao tiếp” tuy nhiên nếu bạn cảm thấy thoải mái trong việc bắt chuyện với một người lần đầu tiên gặp thì có nghĩa bạn chính là một người hoạt ngôn. Điều này chỉ đúng nếu như tần suất của bạn chiếm đến hơn 90% các lần gặp mặt người lạ, bởi lẽ trong một số trường hợp cụ thể bạn là một người kiệm lời nhưng vẫn phải bắt chuyện trước do yêu cầu bắt buộc để đạt được mục đích của bạn. 

Bạn bắt đầu hầu hết các cuộc hội thoại

Trong một nhóm bạn hoặc thành viên gia đình, bạn không thực sự để sự lúng túng len vào bằng cách ngồi im lặng hoặc đợi người khác bắt đầu nói chuyện. Thay vào đó bạn đi đầu và bắt đầu một số chủ đề thảo luận. Rõ ràng, những người khác không có lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia và theo dõi bạn. Bởi vì bạn là một người hoạt ngôn, là “đầu mối” của những cuộc hội thoại cho dù bạn không phải nhân vật chính trong cuộc hội thoại đó, hoặc chủ đề để bắt đầu không phải là chủ đề bạn quan tâm thì bạn luôn là người “đặt vấn đề” trước. 

Chia sẻ mọi thứ là điều bạn luôn làm

Cho dù có tin tốt hay xấu, bạn phải chia sẻ nó với ai đó ngay lập tức mà không phải chờ đợi. Bằng cách nào đó, nói chuyện khiến bạn cảm thấy bình yên và thoải mái, vì vậy bạn phải nói với người gần gũi với bạn về điều đó và vâng, tất nhiên là thảo luận về vấn đề này, chủ yếu là với phản ứng của bạn. Trên thực tế những người hoạt ngôn luôn rơi vào cảm giác cô đơn trầm trọng hơn những người khác nếu như họ không thể chia sẻ được điều gì đó với ai. Nếu bạn là một người “ruột để ngoài da” như vậy, rõ ràng bạn sẽ không phải là tuýp người kiệm lời trong cuộc sống. 

Bạn đã từng bị yêu cầu “ngừng nói”

Bạn đã từng bị yêu cầu “ngừng nói”
Bạn đã từng bị yêu cầu “ngừng nói”

Đừng suy nghĩ nó một cách tiêu cực vì điều này khá là dễ thương và hài hước. Không phải vì bạn nói không có ý nghĩa hay khiến cho người khác khó chịu mà chỉ vì bạn nói quá nhiều. Bạn thường “được” yêu cầu ngừng nói vì bạn vượt quá thời gian nhất định hoặc đi chệch khỏi điểm thực tế của chủ đề đang được thảo luận. Những người hoạt ngôn như bạn rất hay bắt từ chuyện nọ sang chuyện kia so trong đầu bạn quá nhiều thứ để nói vì vậy khi câu chuyện mà bạn nói bắt đầu đi “hơi xa” thì người thân hoặc bạn bè thân thiết hay làm dấu để bạn “kiềm chế” lại. 

Mọi người chờ đến lượt mình lên tiếng

Và vâng, vì thực tế là bạn có vô số chuyện để nói và chia sẻ, những người nghèo khác thực sự phải chờ đến lượt mình lên tiếng, nói chuyện và đưa ra quan điểm của họ. Và thật vui, bạn thậm chí không ngại xen vào giữa khi họ đang nói chuyện nhưng nếu người khác cố gắng cắt bạn, bạn sẽ không cho họ cơ hội. Điều này sẽ thật hài hước trong một số cuộc vui, tuy nhiên nếu đó là trong một cuộc tranh luận, một cuộc họp thì bạn rất dễ bị xếp vào “blacklist” những người kém duyên, và chắc chắn sẽ làm mất điểm trong mắt người yêu quý bạn. 

Đọc thêm: Hoạt náo viên - Trở thành người đa di năng trên sân khấu

2. Những nghề nghiệp phù hợp dành cho những người hoạt ngôn

Những người hoạt ngôn thông thường sẽ là những người có khả năng giao tiếp tốt, và đương nhiên điều đó có ích trong bất kỳ nghề nghiệp nào. Đặc biệt trong một số nghề cụ thể, hoạt ngôn còn là yếu tố chính để quyết định người đó có thể theo đuổi nghề hay không. Dưới đây là một số gợi ý:

2.1. MC - Dẫn chương trình 

MC - Dẫn chương trình
MC - Dẫn chương trình 

Trấn Thành, Trường Giang, đều là những danh hài nổi tiếng của Việt Nam, nhưng bản thân họ cũng đều là những MC tài năng và đắt show. Điểm chung của họ chính là hoạt ngôn. Thực vậy, hoạt ngôn là những người có chỉ số EQ khá cao, điều này khiến cho họ có được sức hút với người nghe, và có thể dẫn dắt bất kỳ chủ đề chương trình nào. Nhờ vậy mà công việc MC - Dẫn chương trình với họ giống như “cá gặp nước”, họ được thỏa sức nói bằng đam mê và trí tuệ của mình. Để bắt đầu với công việc này thì yếu tố hoạt ngôn sẽ là điều kiện cần, và điều kiện đủ để bạn có thể theo đuổi nghề đó là: tác phong, ngoại hình, giọng nói, phát âm, kiến thức sâu rộng, và cả cách điều khiển cảm xúc. Đối với người hoạt ngôn, cảm xúc của họ cũng dồi dào như tiếng nói vậy, thế nên nó dễ bộc phát hơn những người khác. Điều này sẽ thực sự gây hại đối với nghề MC vì đó có thể là lý do khiến cho chương trình bị gián đoạn. Chẳng thế mà Trấn Thành luôn là MC quốc dân được yêu thích bởi lẽ anh chàng này không chỉ hoạt ngôn mà cảm xúc của anh được bộc lộ rất đúng lúc đúng chỗ và vừa phải. 

2.2. Streamer - Vlogger

Streamer - Vlogger
Streamer - Vlogger

Nếu như nghề MC mất nhiều thời gian cũng như yêu cầu để học thành nghề thì những người hoạt ngôn cũng có thể chọn một nghề dễ kiếm tiền hơn trong thời kỳ internet hiện nay. Đó chính là Streamer và Vlogger. Điểm chung của 2 công việc này đó là các bạn sẽ ngồi trước camera để nói chuyện về bất kỳ chủ đề gì với người xem để đăng lên các kênh mạng xã hội. Điểm khác biệt là streamer thì nói về game, còn vlogger sẽ nói về các vấn đề khác của cuộc sống như hoặc trải nghiệm cá nhân reviewer như làm đẹp, học tập, nấu ăn, du lịch, … Những công việc này không phải qua bất kỳ một trường lớp nào mà đều là “bộc phát” thì chính cuộc sống và tính cách của người làm. Nó cũng không hạn chế về chủ đề nói và số lượng video vì chính bạn sẽ vừa là biên kịch, vừa là đạo diễn vừa là quay phim và cũng là nhân vật chính. Nhờ vào internet, những streamer và vlogger trở nên dễ dàng nổi tiếng hơn và kiếm được bội tiền từ công việc “buôn nước bọt” này, có thể kể đến như: Streamer Viruss, Streamer Linh Ngọc Đàm, Vlogger Giàng ơi, Vlogger Huy Cung, … đều là những bạn trẻ đã thành công nhờ khả năng hoạt ngôn của mình. 

Tham khảo: Làm Youtuber cần những gì?

2.3. Tư vấn - Telesale

Một nghề nghiệp khác nữa mà những bạn hoạt ngôn có thể lựa chọn cho mình đó chính là việc làm Tư vấn hoặc Telesale. Đúng như tên gọi của nó, công việc này chính là dùng khả năng nói của bạn để thuyết phục người nghe làm một điều gì đó cho bạn, thông thường sẽ là phục vụ cho mục đích kinh doanh. Tư vấn và Telesale là công việc phổ biến hiện nay và tuyển dụng tương đối nhiều bởi lẽ đây là bộ phận sẽ trực tiếp làm việc với khách hàng. Những người kiệm lời có thể làm nghề này, tuy nhiên hiệu quả công việc sẽ không tốt bằng những người hoạt ngôn do các bạn không thể biết cách nắm bắt tâm lý của người nghe cũng như mở rộng câu chuyện để giữ người nghe lâu hơn. Thậm chí ở một vài nơi, còn yêu cầu tư vấn và telesale phải có được tốc độ nói nhanh trong khoảng thời gian ngắn được quy định. Đương nhiên điều này những người kiệm lời sẽ không thể nào làm được. Bạn nói càng hay, thuyết phục được càng giỏi thì doanh thu của bạn càng nhiều. Cho nên câu nói “buôn nước bọt” chính xác là dành cho nghề tư vấn và telesale. 

Xem thêm: Tuyển dụng Telesales

Tư vấn - Telesale
Tư vấn - Telesale

2.4. Diễn giả - diễn thuyết

Cuối cùng đó là nghề diễn giả - diễn thuyết. Công việc này tương tự như việc làm MC và dẫn chương trình nhưng nó yêu cầu kiến thức chuyên sâu hơn về một lĩnh vực gì đó có thể là toán học, tâm lý học, văn học, sinh học, điện tử học, bất động sản, kinh doanh, kỹ thuật, … Diễn giả là một nghề không chỉ đơn giản dừng lại là hoạt ngôn mà là hoạt ngôn của trí tuệ, sự kết hợp của cả IQ lẫn EQ của người làm. Đó là lý do mà công việc này không mấy người có thể thành công và có tiếng vang trong cộng đồng. Tuy nhiên một nghịch lý: những doanh nhân hoặc những người tài giỏi ở một lĩnh vực nào đó thì lại có nhiều khả năng trở thành diễn giả tốt hơn. Về mặt tâm lý người nghe, điều này là dễ hiểu khi một người đã có sự thành công nhất định nào thì lời họ nói ra sẽ có độ tin cậy hơn, hoặc những người đã có sức ảnh hưởng với công chúng thì những điều mà họ nói chính là những kinh nghiệm đúc kết có giá trị hơn những gì mà những người lạ hoắc lạ hơ nói. Diễn giả - diễn thuyết thông thường sẽ đứng trên sân khấu và khán đài để nói trực tiếp với người nghe ở bên dưới, đó có thể là một buổi ngoại khóa, cũng có thể là một buổi workshop, … 

Ngoài ra thì các bạn cũng có thể chọn những công việc như: giáo viên, lễ tân, phát thanh viên, hướng dẫn viên du lịch, … đều là những công việc có tính chất phù hợp với tính cách hoạt ngôn của bạn. Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu trọn vẹn hoạt ngôn là gì và lựa chọn được công việc phù hợp với mình!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: