[Ngữ văn] Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phổ biến

Icon Author Phạm Thanh Nga

Ngày đăng: 2021-02-25 17:17:56

Hiện nay có các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt nào? Để giúp bạn xác định được đúng và chính xác từng phương thức biểu đạt trong văn bản, cùng đọc ngay những thông tin hữu ích chia sẻ trong bài viết này nhé! Chắc chắn các bạn sẽ làm bài thi tuyệt vời và chính xác nhất với cách xác định chuẩn cho các phương thức biểu đạt trong bài thi.

Tìm gia sư

1. Tổng quát chung về các phương thức biểu đạt trong văn bản

Hiện nay các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chia thành 6 loại khác nhau. Đặc biệt việc xác định chính xác các phương thức biểu đạt trong một văn bản là một yêu cầu thường được đặt ra cho phần thi về đọc hiểu của môn ngữ văn với đề thi trung học phổ thông quốc gia.

Tuy nhiên, khi tạo lập văn bản, người dùng không sử dụng một phương thức biểu đạt duy nhất và thường có sự kết hợp của nhiều phương thức khác nhau. Nếu bạn không nắm rõ về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt sẽ rất khó để xác định chính xác và có đáp án đúng với phần đọc hiểu trong bài thi của mình.

Tổng quát chung về các phương thức biểu đạt trong văn bản
Tổng quát chung về các phương thức biểu đạt trong văn bản

Tùy thuộc vào mục đích hướng đến của người dùng, người viết mà phương thức biểu đạt sẽ được sử dụng một cách hợp lý nhất. Hiện nay có 6 phương thức biểu đạt khác nhau là tự sư, thuyết minh, miêu tả, biểu cảm, nghị luận và hành chính – công vụ. 

Trong một văn bản, các phương thức này không được sử dụng ngang nhau và thường có những phương pháp biểu đạt chủ yếu làm chủ đạo của cả một bài văn. Để giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc xác định chính xác các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chuẩn, cùng đọc chia sẻ trong phần tiếp theo có kèm ví dụ minh họa cụ thể nhé!

Xem ngay: Tìm gia sư văn lớp 6

2. Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt kèm ví dụ

2.1. Phương thức biểu đạt tự sự - Văn bản tự sự

Phương thức biểu đạt tự sự hay văn bản tự sự là cách dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi các sự việc, các sự viên này dẫn đến sự việc khác, cuối cùng tạo thành một kết quả hay kết thúc. Khi sử dụng phương thức biểu đạt tự sự không chỉ chú trọng đến việc kể chuyện mà còn chú tâm đến việc khắc họa tính cách nhân vật được nói đến trong đoạn văn, thông qua đó nêu lên những nhân thực sâu sắc về bản chất con người và cuộc sống xung quanh.

Phương thức biểu đạt tự sự
Phương thức biểu đạt tự sự

Ví dụ minh họa cho phương thức biểu đạt tự sự như sau:

“Hằng chuẩn bị trải qua kỳ thi tuyển vào trung học phổ thông rất quan trọng. Mẹ muốn khuyến khích con gái thi vào trường chuyên đã khích lệ bằng việc treo thưởng một chiếc xe đạp điện. Hằng vốn là cô gái có thành tích xuất sắc trong lớp, lại chăm chỉ nên kỳ thi đó cô đã dễ dàng vượt qua và trở thành học sinh chuyên toán tại trường chuyên ACD.”

2.2. Phương thức biểu đạt miêu tả - Văn bản miêu tả

Phương thức biểu đạt miêu tả là sử dụng ngôn ngữ làm cho người đọc, người nghe có thể dễ dàng hình dung về một sự vật, sự việc cụ thể nào đó, làm chính như đang hiện hữu ngay trước mắt họ hoặc giúp họ dễ dàng nhận biết về thế giới nội tâm của con người.

Phương thức biểu đạt miêu tả
Phương thức biểu đạt miêu tả

Ví dụ minh họa cho phương thức biểu đạt miêu tả như sau:

“Bình minh tại quê tôi là buổi sáng náo nhiệt, nó không hề yên ả như nhiều người thường nghĩ. Tiếng chim hút trên ngọn cây, tiếng gà gáy bên cửa chuồng, tiếng mọi người dắt trâu ra đồng, tiếng lao động của các bác nông dân ngoài ruộng,.. Tất cả tạo nên một khung hình về cuộc sống nhộp nhìn nhưng yên bình của vùng nông thôn chưa bị ảnh hưởng nhiều của đô thị hóa.”

2.3. Phương thức biểu đạt biểu cảm - Văn bản biểu cảm

Một trong các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt được đánh giá cực hay đó khi đưa vào văn học hiện nay đó chính là biểu cảm. Phương thức biểu đạt biểu cảm là một nhu cầu của con người trong cuộc sống – xã hội. Trong thực tế có rất nhiều điều khiến con người bị rung động tức là có cảm xúc với nó và muốn bộc lộ ra ngoài bằng biểu cảm cho một hay nhiều người biết được. Đây là phương thức biểu đạt và người viết, người nó dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của bản thân về thế giới xung quanh, từ con người cho đến sự vật, sự vật, cuộc sống.

Phương thức biểu đạt biểu cảm
Phương thức biểu đạt biểu cảm

Ví dụ minh họa về phương thức biểu đạt biểu cảm như sau:

“"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm."

(Trích: Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn.)

2.4. Phương thức biểu đạt thuyết minh - Văn bản thuyết minh

Thuyết minh là một phương thức biểu đạt nhằm cung cấp thông tin, giới thiệu hoặc giảng giải,.. những tri thức về một hiện tượng, một sự vật nào đó cho người khác được biết, được hiểu.

Phương thức biểu đạt thuyết minh
Phương thức biểu đạt thuyết minh

Ví dụ minh họa cho phương thức biểu đạt thuyết minh như sau:

“Theo nghiên cứu đến từ các nhà khoa học, bao bì nilon lẫn trong đất sẽ làm cản trở quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật bị chúng bao quanh, điều này khiến hiện tượng xói mòn dễ xảy ra hơn ở các vùng đồi núi. Bao bì nilon không thấm nước, khi vứt chúng xuống cống có thể làm tác các đường ống nước thải, làm tăng khả năng ngập úng vào mùa mưa lũ. Nước không thể thoát đi chính là tạo cơ hội cho mỗi phát sinh, phát triển khiến dịch bệnh sốt xuất huyết xuất hiện nhiều hơn ở thành phố,..”

2.5. Phương thức biểu đạt nghị luận - Văn bản nghị luận

Nghị luận là một trong cách kiểu văn bản và phương thức biểu đạt được sử dụng rất nhiều hiện nay. Đây là phương thức dùng để bàn bạc về đúng sai, phải trái của một vấn đề, sự vật, sự việc nào đó. Thông qua phương thức biểu đạt nghị luận nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của bản thân, người viết, người nói trong văn bản, từ đó thuyết phục và dẫn dắt người khác đồng tình với ý kiến, quan điểm của mình.

Phương thức biểu đạt nghị luận
Phương thức biểu đạt nghị luận

Ví dụ minh họa về phương thức biểu đạt nghị luận như sau:

“Bác Hồ đang từng nói: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Đúng như vậy, muốn xây dựng một đất nước phát triển tốt cần có sự góp sức rất lớn từ nguồn lực con người, đặc biệt là những nhân tài của đất nước trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội hiện nay. Để trở thành 1 hiền tài đúng nghĩa, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trước, các bạn cần có ý thức học tập nghiêm túc, không ngừng rèn luyện cả về tri thức lẫn đạo đức để thành người giỏi trong tương lai.”

Tham khảo: Nghị luận là gì? Những thông tin mà bạn cần phải biết về nghị luận

2.6. Phương thức biểu đạt hành chính – Văn bản hành chính

Văn bản hành chính – công vụ hay phương thức biểu đạt hành chính – công vụ là phương thức dùng để giao tiếp cả Nhà nước với nhân dân và người lại nhân viên với cơ quan chính quyền nhà nước, sử dụng giữa các cơ quan với cơ quan, nhà nước với nhà nước hiện nay trên cơ sở pháp lý như các nghị định, đơn từ, thông tư, hóa đơn, báo cáo, hợp đồng,…

Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ
Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ

Ví dụ minh họa cho phương thức biểu đạt hành chính – công vụ như sau:

“Thông tư số 02/2020/TT – BNG về việc tổ chức giải quyết công tác lãnh đạo. Tại Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng cụ thể như sau:

+ Thông tư này quy định về việc tiến hành tổ chức giải quyết công tác lãnh sự tại Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, Cục Lãnh sự và các cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

+ Thông tư này áp dụng cho đối tượng là đơn vị, cá nhân thực hiện công tác lãnh sự tại Cơ quan đại diện và Bộ Ngoại giao.”

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích chia sẻ cho bạn về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. Hy vọng với những thông trên sẽ giúp các bạn xác định được chính xác các phương thức biểu đạt qua ví dụ minh họa chi tiết và cụ thể.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: