Xuất khẩu gián tiếp là gì? Những thuận lợi và khó khăn của nó

Icon Author Phạm Thanh Nga

Ngày đăng: 2021-06-10 10:09:48

Hiện nay, hình thức xuất khẩu gián tiếp là một trong những phương pháp xuất khẩu được các nước đang phát triển trên thế giới áp dụng để xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy khái niệm xuất khẩu gián tiếp là gì, vai trò của nó ra sao và nó khác với xuất khẩu trực tiếp ở điểm gì?

Tất cả những thắc mắc đó sẽ được vieclam88.vn giải đáp chi tiết qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Khái niệm xuất khẩu gián tiếp là gì?

Xuất khẩu gián tiếp hay xuất khẩu ủy thác là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp sản xuất sẽ cung cấp sản phẩm và dịch vụ của công ty mình ra nước ngoài thông qua một bên trung gian thứ 3. Bên trung gian đó có thể là các đại lý, các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc là công ty quản lý về xuất nhập khẩu.

Cụ thể hoạt động này đó là, đơn vị thứ 3 và nhà cung cấp sẽ ký hợp đồng ủy thác với nhau và bên thứ 3 sẽ thay mặt cho bên cung cấp để ký hợp đồng xuất khẩu và thực hiện việc giao hàng cũng như thanh toán với các đối tác nước ngoài. Và đương nhiên, bên thứ 3 sẽ nhận được một mức thù lao xứng đáng với những gì họ làm.

Khái niệm xuất khẩu gián tiếp là gì?
Khái niệm xuất khẩu gián tiếp là gì?

Hình thức xuất khẩu gián tiếp thông thường sẽ sử dụng cho những công ty vừa và nhỏ bởi vì họ vẫn còn khá non nớt, không có khả năng về nguồn nhân lực và sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi mà xuất khẩu hàng hóa trực tiếp sang nước ngoài. Chính vì vậy, họ cần một bên thứ 3 có nhiều  kinh nghiệm và chuyên làm những việc này để hợp tác và cùng phát triển.

Có thể nói lựa chọn hình thức xuất khẩu phù hợp để xâm nhập vào thị trường nước ngoài là vô cùng quan trọng vì nó sẽ còn ảnh hưởng đến cả những chiến dịch tiếp thị sản phẩm tại nước ngoài. Vậy nên các công ty cần phải cân nhắc và lựa chọn thật kỹ cho mình phương pháp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài để phù hợp nhất với tính chất của doanh nghiệp.

2. Vai trò của xuất khẩu gián tiếp đối với doanh nghiệp và nền kinh tế

Hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gián tiếp nói riêng hiện đang nắm giữ via trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển của doanh nghiệp và cả nền kinh tế nước nhà.

2.1. Vai trò đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp thì nó đóng vai trò như sau:

- Trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập và bên cạnh đó là sự bão hòa của thị trường trong nước thì xuất khẩu gián tiếp sản phẩm ra nước ngoài với các doanh nghiệp nhỏ sẽ mang lại nhiều lợi ích về mặt doanh thu.

- Tạo động lực cho doanh nghiệp không ngừng phát triển và cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ để có thể đáp ứng được yêu cầu đưa ra của thị trường nước ngoài

Vai trò đối với doanh nghiệp
Vai trò đối với doanh nghiệp

- Xuất khẩu gián tiếp giúp doanh nghiệp có thể đa dạng hóa thị trường và không bị phụ thuộc vào một thị trường duy nhất đó là thị trường trong nước

- Quảng bá được thương hiệu của nước mình đến với thị trường quốc tế và dần dần sẽ khẳng định được vị thế của quốc gia trên toàn thế giới

- Hoạt động xuất nhập khẩu gián tiếp cũng giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được với những thông tin, kiến thức mới và có thêm kinh nghiệm để xây dựng chiến lược quảng bá với chi phí thấp nhất có thể.

Tham khảo: cách hạch toán hàng hóa nhập khẩu

2.2. Vai trò đối với nền kinh tế

Hoạt động xuất khẩu gián tiếp cũng đóng vai trò không hề nhỏ trong việc phát triển nền kinh tế thế giới, cụ thể như:

- Làm tăng quy mô của nền kinh tế thế giới, bên cạnh đó thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của chính quốc gia đó. 

Vai trò đối với nền kinh tế
Vai trò đối với nền kinh tế

- Mang lại nguồn vốn lớn hỗ trợ cho những dự án tái đầu tư và nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài đối với những quốc gia  đang phát triển như Việt Nam thì việc nhập khẩu hàng hóa là cần thiết.

- Giúp cho cán cân thanh toán của nền kinh tế quốc gia đó được thặng dư và tạo điều kiện tốt để phát triển nền kinh tế

- Mở rộng và thúc đẩy nền kinh tế đối ngoại, giúp quốc gia đó nhanh chóng hòa nhập với  nền kinh tế phát triển của thế giới

- Giúp giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho người dân lao động tại các quốc gia, giúp họ nâng cao đời sống

Đọc thêm: Bộ chứng từ xuất khẩu là gì? bộ chứng từ xuất khẩu gồm những gì?

3. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi xuất khẩu gián tiếp

3.1. Một số thuận lợi của hình thức xuất khẩu gián tiếp

- Được hưởng lợi và học hỏi thêm những kiến thức chuyên môn về xuất nhập khẩu từ bên trung gian

Một số thuận lợi của hình thức xuất khẩu gián tiếp
Một số thuận lợi của hình thức xuất khẩu gián tiếp

- Doanh nghiệp chỉ cần tập trung hết sự quan tâm của mình đến việc sản xuất sản phẩm mà không phải quan tâm đến những vấn đề pháp lý của xuất khẩu vì việc này đã có bên thứ 3 lo liệu.

3.2. Những khó khăn gặp phải

Bên cạnh những thuận lợi mà hình thức xuất khẩu này mang lại thì nó cũng có một số khó khăn gặp phải như:

- Mất đi khả năng tự kiểm soát đối với hàng hóa của chính doanh nghiệp do người trung gian tham lam kiểm soát

Những khó khăn gặp phải
Những khó khăn gặp phải

- Sẽ gặp phải những rủi ro hoặc xung đột giữa hai bên khi hợp tác

- Tốn nhiều chi phí cho người trung gian 

Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

4. Sự khác nhau giữa xuất nhập khẩu trực tiếp và xuất nhập khẩu gián tiếp

Hai phương pháp xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp sẽ có sự khác biệt, cụ thể sự khác biệt đó là:

4.1. Hình thức hoạt động

- Đối với xuất khẩu trực tiếp thì doanh nghiệp sẽ trực tiếp đưa hàng hóa, dịch vụ mà công ty cung cấp ra thị trường nước ngoài và không thông qua bất kỳ một nhân vật trung gian nào cả. Tất cả mọi hoạt động ký hợp đồng, xuất hàng và thanh toán đều do công ty chịu trách nhiệm.

Hình thức hoạt động
Hình thức hoạt động

- Đối với xuất khẩu gián tiếp thì cần nhờ đến sự trợ giúp của nhân vật trung gian để hỗ trợ việc ký hợp đồng, phân phối sản phẩm và nhận thanh toán. Những doanh nghiệp sử dụng hình thức này chỉ cần làm việc thông qua bên thứ 3.

4.2. Đối tượng áp dụng hoạt động xuất khẩu gián tiếp

- Hình thức xuất khẩu trực tiếp phù hợp với những doanh nghiệp lớn và khó khả năng về nguồn lực và kinh nghiệm để có thể đảm nhiệm được hoạt động này diễn ra một cách đúng quy trình. Doanh nghiệp cần có bộ phận chuyên xử lý công tác xuất nhập khẩu và bảo đảm hoạt động đúng theo pháp luật.

Đối tượng áp dụng xuất khẩu gián tiếp
Đối tượng áp dụng xuất khẩu gián tiếp

- Còn với hình thức xuất khẩu gián tiếp thì chỉ phù hợp với những công ty nhỏ, những doanh nghiệp này không có đủ nguồn lực và kinh nghiệm để có thể đàm phán và kiểm soát tốt hoạt động này. Vậy nên họ cần đến người trung gian để có thể giúp họ thực hiện hoạt động này tốt hơn.

Mỗi hình thức xuất khẩu đều mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích và kèm theo đó cũng có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên cần phải lựa chọn được hình thức phù hợp với tính chất hoạt động và quy mô của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

Với những thông tin chia sẻ vô cùng chi tiết phía trên, vieclam88.vn đã đưa đến cho bạn như: khái niệm xuất khẩu gián tiếp là gì và những thuận lợi, khó khăn của hoạt động này cũng như giải thích được vai trò của nó đối với nền kinh tế và doanh nghiệp. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về hoạt động xuất khẩu gián tiếp.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: