Ứng tuyển là gì? Chia sẻ bí quyết ứng tuyển thành công và hiệu quả

Icon Author Triệu Thảo

Ngày đăng: 2022-03-22 09:06:38

Khi bạn muốn xin việc hoặc đi thi, đi học tại trường nào đó, bạn cần phải tự ứng tuyển bản thân mình. Và hơn hết, quá trình ứng tuyển khi đi xin việc giúp bạn tìm kiếm được các công việc ứng với trình độ và chuyên môn của mình, đạt được mức lương mà mình mong muốn. Tuy vậy, nhiều bạn trẻ chưa từng đi làm hoặc mới ra trường sẽ còn khá bỡ ngỡ với khái niệm ứng tuyển. Vậy ứng tuyển là gì? Cùng tìm hiểu bí quyết để tạo nên một buổi ứng tuyển và phỏng vấn thành công nhé!

1. Ứng tuyển là gì?

Ứng tuyển là gì? Ứng tuyển (tiếng Anh là Job hunting hoặc Job seeking), là hành động tự đề cử bản thân vào một nhiệm vụ, vị trí nào đó trong công ty, doanh nghiệp, tổ chức đang tìm kiếm ứng viên. Quá trình ứng tuyển sẽ giúp bạn tìm được công việc mà mình mong muốn và ứng với khả năng chuyên môn của mình.

Ứng tuyển là tự đề cử bản thân vào một nhiệm vụ nào đó
Ứng tuyển là tự đề cử bản thân vào một nhiệm vụ nào đó

Ngoài việc ứng tuyển vào một vị trí công việc nào đó, bạn có thể ứng tuyển vào các cuộc thi, các trường đại học,... Bạn cũng có thể hiểu ứng tuyển là cách đề bạt bản thân mình vào vị trí công việc nào đó, bằng những kiến thức và kỹ năng của mình để ứng tuyển vào vị trí mơ ước, phù hợp với bản thân.

2. Những việc cần làm trước và sau khi bạn ứng tuyển

2.1. Trước khi ứng tuyển

Trước khi ứng tuyển vào một vị trí công việc, bạn cần chuẩn bị sẵn tinh thần mà tham khảo các bí quyết dưới đây nhé!

2.1.1. Lựa chọn vị trí phù hợp

Bạn cần phải lựa chọn một vị trí công việc phù hợp với bản thân mình, đảm bảo  bản thân đủ năng lực và điều kiện ứng tuyển vào vị trí đó trước khi bạn bắt đầu tham gia ứng tuyển.

2.1.2. Tìm hiểu về công ty 

Khi bạn đã lựa chọn được vị trí công việc phù hợp, bạn cần tìm kiếm các công ty có vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. Hầu hết, các doanh nghiệp đều tuyển dụng các vị trí như Kế toán, Nhân sự, Sales, Marketing… Bạn cần phải xác định được mình sẽ làm việc trong lĩnh vực nào, có thể là thương mại điện tử, giải trí, du lịch hay IT, cơ khí, máy móc… Khi bạn đã xác định được vị trí mình muốn thử sức, bạn sẽ thu nhỏ được phạm vi tìm kiếm.

Tìm hiểu về công ty trước khi ứng tuyển
Tìm hiểu về công ty trước khi ứng tuyển

Khi đã tìm được công ty ưng ý, bạn cần tìm kiếm các thông tin về công ty đó qua các website, fanpage của công ty, hoặc bạn có thể tra cứu trên mạng xã hội, hội review công ty để có cái nhìn sâu hơn về con người và cách làm việc trong công ty.

2.1.3. Đọc kỹ mô tả công việc

Bản mô tả công việc cũng là mục quan trọng mà bạn cần xem xét kỹ càng. Đọc kỹ bản mô tả công việc của công ty giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò, trách nhiệm mà mình cần thực hiện trong công ty.

2.1.4. Cập nhật CV

CV xin việc là tài liệu quan trọng giúp bản thể hiện kỹ năng, trình độ của bản thân, cũng như giới thiệu các thông tin cá nhân trình độ hoặc vấn và kinh nghiệm làm việc của bạn. Với 1 vị trí công việc, bạn không nên rải CV khắp mọi nơi, bạn cần tìm hiểu kỹ về công việc tại công ty đó mà chuẩn bị một bản CV phù hợp, ứng với từng vị trí công việc.

Khi chuẩn bị CV xin việc hay CV ứng tuyển, bạn cần chú ý một số điều sau:

- Nội dung ngắn gọn

Bạn phải hiểu rằng, mỗi một vị trí công việc có vô vàn ứng viên ứng tuyển, nhà tuyển dụng có thể lọc hàng trăm đến hàng nghìn hồ sơ ứng viên. Bởi vậy, một CV ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung là điều cần thiết và bắt buộc, đảm bảo nhà tuyển dụng sẽ tóm gọn được nội dung khi đọc CV của bạn.

- Làm nổi bật các thành tích bằng các con số ấn tượng

Những con số giúp nhà tuyển dụng ấn tượng và đánh giá ứng viên là người có tư duy, biết trình bày CV.

Làm nổi bật các thành tích bằng các con số ấn tượng trong CV
Làm nổi bật các thành tích bằng các con số ấn tượng trong CV

- Không kể lể dài dòng

Bạn nên nêu bật được những kỹ năng, kiến thức mà mình đã đạt được qua các khóa học, công việc tại nơi làm cũ ra sao, chứ không phải kể lể bạn đã đạt được nó như nào. Nhà tuyển dụng sẽ chỉ quan tâm kết quả, những gì mà bạn nhận được chứ không muốn biết quá trình đạt được của bạn.

- Nghiêm túc

Khi xin việc ở bất cứ vị trí nào, bạn cũng cần nghiêm túc trong CV, bao gồm cả ảnh trong CV và nội dung CV. Một bức ảnh nghiêm túc, lịch sử và bố cục CV hợp lý là điều khiến nhà tuyển dụng hài lòng hơn cả.

2.1.5. Tạo thư ứng tuyển thu hút

Thư ứng tuyển hay còn gọi là thư xin việc, giúp bạn làm nổi bật được kỹ năng, kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực nào đó, đồng thời thể hiện được mong muốn của bản thân tới vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.

Thực tế, nhiều người quan niệm chỉ cần có CV xin việc chứ không cần thư xin việc, điều này hoàn toàn sai lầm. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào thư xin việc của bạn trước khi quyết định tới việc có đến đọc CV xin việc hay không. Một lá thư xin việc ngắn gọn, đầy đủ, không sai ngữ pháp, chính tả và gây nổi bật kỹ năng của bản thân sẽ là chìa khóa thành công của bạn.

Bạn có thể tạo CV và thư xin việc theo mẫu có sẵn tại website vieclam88.vn để có những CV, thư xin việc thu hút, chất lượng nhất.

Tạo thư ứng tuyển thu hút
Tạo thư ứng tuyển thu hút

2.1.6. Liên hệ trước với người tham chiếu

Người tham chiếu hay người tham khảo trong CV xin việc có thể là đồng nghiệp, sếp cũ, trưởng khoa trường mà bạn học… Trước khi đưa thông tin liên lạc của họ vào CV ứng tuyển, bạn cần liên hệ trước với họ để hỏi ý kiến. Vì các công ty nơi bạn ứng tuyển có thể liên hệ với người tham chiếu của bạn để xác thực thông tin.

2.1.7. Chuẩn bị sẵn mẫu công việc

Bạn cần chuẩn bị sẵn một mẫu công việc trong một lĩnh vực nhất định. Chẳng hạn, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí thiết kế thời trang bạn cần chuẩn bị cho mình những mẫu thời trang và phong cách thời trang mà bạn hướng đến.

2.1.8. Cập nhật mạng xã hội

Vai trò của mạng xã hội vô cùng quan trọng tới ứng viên, vì vậy khi bạn ứng tuyển vào một vị trí nào đó, bạn nên cập nhật thông tin trên mạng xã hội của mình. Chẳng hạn như, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn dựa trên các bài viết, lượt like, lượt share, comment hay những sản phẩm mà bạn hoàn thiện và đăng tải, mọi thứ đều được phân tích chi tiết.

Cập nhật mạng xã hội
Cập nhật mạng xã hội

2.2. Một số điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn ứng tuyển

2.2.1. Ăn mặc phù hợp

Khi tham gia buổi phỏng vấn ứng tuyển, bạn cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và nghiêm túc. Bạn có thể mặc sơ mi trắng với quần đen hoặc chân váy (nếu là nữ) để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng, thể hiện phong thái chuyên nghiệp của bản thân.

2.2.2. Nghiên cứu công việc và tôn trọng người phỏng vấn

Trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn nên xem lại vị trí mà bạn ứng tuyển, các thông tin về công ty, sau đó chuẩn bị trước những câu hỏi mà bạn muốn nhà tuyển dụng trả lời.

Khi hỏi nhà tuyển dụng, người phỏng vấn bạn, bạn cần để ý lắng nghe kỹ câu hỏi và trả lời rõ ràng, rành mạch. Bạn không nên có những thái độ thiếu tôn trọng hay ngắt lời người phỏng vấn, giữ thái độ lịch sự, tôn trọng nhất có thể nhé!

2.2.3. Hành vi cử chỉ tích cực và đến đúng hẹn

Khi phỏng vấn, bạn cần đảm bảo ngồi thẳng lưng, mắt đối diện người phỏng vấn, thể hiện thái độ tích cực và tự tin khi trả lời các câu hỏi. Bạn cũng nên đến nơi phỏng vấn trước 10 phút để chuẩn bị sẵn sàng tinh thần và xem lại các câu trả lời của mình.

Hành vi cử chỉ tích cực và đến đúng hẹn
Hành vi cử chỉ tích cực và đến đúng hẹn

2.2.4. Cần làm gì sau buổi phỏng vấn?

Sau khi kết thúc phỏng vấn, dù kết quả thế nào, bạn cũng cần gửi lời cảm ơn đến người phỏng vấn vì đã bỏ thời gian, công sức cho bạn. Đây cũng là cách giúp bạn thể hiện thái độ chuyên nghiệp và nổi bật hơn các ứng viên khác.

Từ đó, tạo điều kiện giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và nhà tuyển dụng có thể cân nhắc, suy xét bạn tới thử việc.

Hy vọng qua bài viết này, quý bạn đọc đã biết được khái niệm ứng tuyển là gì và một số kinh nghiệm giúp bạn ứng tuyển thành công. Khi xin việc ở bất kỳ đâu, ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào, bạn cũng cần chuẩn bị sẵn tinh thần, tìm hiểu kỹ công ty, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ xin việc và các câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn. Đồng thời, bạn cần thể hiện được những kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ của mình ứng với vị trí mà bạn ứng tuyển nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: