Trans - pacific partnership là gì? Đưa hoạt động công ty vươn xa

Icon Author Phạm Thanh Nga

Ngày đăng: 2020-03-27 15:29:11

Năm 2016 cả nước xôn xao khi Việt Nam tham gia vào TPP, đặc biệt là mối quan tâm của các doanh nghiệp trong nước. Vậy bạn có biết Trans - pacific partnership là gì hay không? Khi tham gia vào hiệp định Trans - pacific partnership giữa các nước thì nước ta có những cơ hội và thách thực như thế nào? Cùng tìm hiểu các thông tin ngày cho bản thân mình trong bài chia sẻ này.

1. Tìm hiểu về Trans - pacific partnership là gì?

Nếu bạn đang đọc bài viết này vậy tôi xin hỏi bạn có biết được Trans - pacific partnership là gì hay không? Cụm từ tiếng Anh này khi được hỏi chắc chắn rất nhiều người không có câu trả lời những khi nói đến TPP chắc nhắc rằng rất nhiều người ít nhiều sẽ biết đến nó. Trans-pacific partnership là cụm từ tiếng anh để nói đến “hiệp định đối tác kinh tế chiến lương xuyên Thái Bình Dương” và được viết tắt thành TPP mà nhiều người thường nhắc đến hiện nay. Cùng tìm hiểu rõ hơn về hiệp định này như sau:

Trans - pacific partnership là gì - những thông tin đáng chú ý
Trans - pacific partnership là gì - những thông tin đáng chú ý

Trans-pacific partnership thực chất đó là một hiệp định được ký kết với các nguyên tắc liên quan đến vấn đề thương mại giữa các nước thành viên khi cùng tham gia vào hiệp định TPP này. Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương được ký kết ngày 04/02/2016 đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam khi mà nước ta cùng là một thành viên tham gia vào hiệp định này. Theo đó thì dự kiến hiệp định này sẽ chính thức bắt đầu có hiệu lực sau khi ký kết vào năm 2018, một hiệp định sẽ ảnh hướng tích cực đến các công ty, và doanh nghiệp trong nước khi các doanh nghiệp này rất quan tâm.

Trans-pacific partnership khi bắt đầu ký kết có các nước thành viên tham gia bao gồm: Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Australia, Singapore, New Zealand, Mexico, Malaysia, Peru, Brunei, tùy nhiên đến đầu năm 2017 thì Hoa Kỳ bất ngờ rút khỏi hiệp định này chính vì vậy mà hiệp định không đủ điều kiện như ban đâu được ký kết về hiệu lực của nó. Sau khi Mỹ rút khỏi các nước còn lại bắt đầu đưa ra các thỏa thuận mới và những điều kiện đàm pháp mới. Đặc biệt là hiệp định sau khi Mỹ rút khởi đã được đàm pháp và đổi tên thành “ hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương” Được viết tắt thành CPTPP chứ không còn là TPP như trước nữa.

Trans - pacific partnership là gì - những thông tin đáng chú ý
Trans - pacific partnership là gì - những thông tin đáng chú ý

CPTPP cho đến này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và đưa ra các kết quả đàm pháp để đưa ra được những kết quả cuối cùng cho hiệp định này. Việt Nam là một thành viên trong hiệp định này, đứng trước đó sẽ gặp phải những khó khăn, tháng thức cùng với cơ hội phát triển đất nước như thế nào? Để có được đáp án chính xác cho bản thân thì hay đọc ngay những chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết này.

Xem thêm: Việc làm đại diện thương mại

2. Cơ hội phát triển và thách thức cho nền kinh tế - xã hội Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP?

2.1. Cơ hội cho việc mở rộng sự phát triển của nền kinh tế

Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của hiệp định CPTPP này mang lại cho đất nước rất nhiều những cơ hội mới, những cơ hội sẽ đưa nền kinh tế nước ta vươn xa và phát triển hơn nữa trong tương lai tạo một điều kiện thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, các hoạt động mở rộng kinh doanh ra thị trường thế giới và tạo động lực cho các doanh nghiệp pháp triển. Chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết và cụ thể cơ hội Việt Nam sẽ có khi tham gia CPTPP như sau:

Thứ nhất, khi tham gia vào hiệp định này sẽ tạo điều kiện giúp cải cách thể chế, tạo dựng điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước. Từ đó đưa sự tăng trưởng của nền kinh tế trong nước được đẩy mạnh và phát triển theo hướng tích cực hơn trước rất nhiều. Đặc biệt với nguồn nhân lực dồi dào sẽ là động lực tốt nhất sau khi cải cách để phát triển kinh tế xã hội. Thông qua hiệp định CPTPP được ký kết sẽ thúc đầu nhiều lĩnh vực phát triển như hải quan, dịch vụ, mua sắm chính phù, thương mại điện tư, đầu tư, sở hữu trí tuệ, tiếp cận thị trường có các hàng hóa xuất khẩu, quy tắc xuất xứ, các vấn đề về pháp lý và thuế quan đều được khuyến khích và cải cách để phát triển nền kinh tế của đất nước theo chiều hướng tích cực.

Thứ hai, CPTPP tạo động lực cho Việt Nam tăng trưởng kinh tế, thông qua hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế, sắp xếp và thay đổi tích cực với các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện việc đơn giản hóa với các thủ tục hành chính, thúc đẩy việc hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nền kinh tế sẽ tăng trưởng tích cực đặc biệt với các ngành công nghiệp nhẹ xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào nước ta rộng mở hơn.

Trans - pacific partnership là gì - Cơ hội mở rộng và phát triển kinh tế đất nước và các doanh nghiệp
Cơ hội mở rộng và phát triển kinh tế đất nước và các doanh nghiệp

Thứ ba, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có môi trường tốt nhất để phát triển hoạt động kinh doanh, sản xuất, đặc biệt tiếp cần đến với các thị trường quốc tế của các sản phẩm trong nước dễ dàng hơn. Đặc biệt là việc xóa bỏ thuế xuất khẩu theo lộ trình và việc tự do hóa dịch vụ với các nước thành viên tham gia từ đó giúp các doanh nghiệp mới có cơ hội để phát triển và đem lại lợi ích tiêu dùng tốt nhất cho các quốc gia thành viên của hiệp định này.

Thứ tư, việc gia nhập CPTPP này mang đến lợi ích về việc làm tốt hơn cho người lao động, và một mức thu nhập cao hơn góp phần vào quá trình xóa đói giảm nghèo của đất nước. Người dân có cơ hội làm việc tại nhiều các doanh nghiệp khác nhau khi mở rộng quan hệ hợp tác, kinh doanh và đầu tư vào nước ta với các nước thành viên, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển khiến việc làm cũng từ đó nhiều hơn cho người lao động trong nước.

Thứ năm, mang đến những lợi ích cho toàn ngành đặc biệt là với các ngành như thực phẩm, thuốc lá, dệt may, đồ uống, một số các ngành dịch vụ,..

Trans - pacific partnership là gì - Cơ hội mở rộng và phát triển kinh tế đất nước và các doanh nghiệp
Cơ hội mở rộng và phát triển kinh tế đất nước và các doanh nghiệp

Từ đó bạn cũng thấy được việc tham gia vào hiệp định này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được phát triển, mở rộng thị trường ra quốc tế từ đó tạo động lực cho nền kinh tế của Việt Nam phát triển và vững mạnh hơn nữa trong tương lai.

2.2. Thách thức khi Việt Nam tham gia vào hiệp định CPTPP như thế nào?

Bên cạnh những cơ hội là những thách thức cho đất nước và các doanh nghiệp trong nước hiện nay. Để làm rõ vấn đề này bạn cần biết chi tiết về những thách thức sẽ gặp phải trong quá trình tham gia hiệp định CPTPP như sau:

Thứ nhất, thách thức đối với nhà nước về việc cải cách luật pháp sao cho phù hợp với thực tế trong nước lại phù hợp với điều ước theo hiệp định CPTPP đã được ký kết giữa các nước thành viên với nhau.

Thứ hai, về phía các doanh nghiệp đó chính là mối đe dọa về chậm phát triển hơn các đất nước khác, đặc biệt các doanh nghiệp phải không ngừng nắm bắt tình hình, nâng cao hiệu quả thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và vươn xa ngoài thế giới hiện nay.

Trans - pacific partnership là gì - Thách thức cho nền kinh tế của đất nước và các doanh nghiệp trong nước
Thách thức cho nền kinh tế của đất nước và các doanh nghiệp trong nước

Thứ ba, khả năng thích ứng của doanh nghiệp nước ta kém hơn, công nghệ lạc hậu, đặc biệt hoạt động kiểm soát thị trường còn chưa bằng các nước thành viên khác.

Thứ tư, với việc giảm hoặc miễn thuế sẽ khiến các doanh nghiệp nước ngoài có thể nhanh chân chiếm lĩnh thị trường trong nước tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi việc thực hiện miễn thuế khiến việc xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên thuận lợi lơn, tạo lực đẩy đưa sản phẩm trong nước ra người quốc tế.

Thứ năm. Thách thức trong hoạt động cạnh tranh, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường sẽ lớn hơn, phải đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, cho ra các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, cạnh tranh hiệu quả với các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó nguy cơ của các doanh nghiệp yếu kém phát sản là rất lớn.

Xem thêm: Những thông tin hữu ích về hiệp định AFTA là gì?

3. Cùng điểm danh những điểm khác biệt giữa hiệp định CPTPP và TPP

Những điểm khác biệt giữa hai hiệp định TPP và hiệp định CPTPP như sau:

Thứ nhất khác nhau trong nội dung, với bản hiệp định CPTPP về căn bản vẫn giữ nguyên với các cam kết chính của hiệp định TPP trước đó, nhưng có điểm khác biệt ở chỗ đó chính là trong hiệp định CPTPP sau này việc cam kết việc mở cửa thị trường của nước mình nhưng được hoãn thực thi với khoảng 10 nghĩa vụ đối với các lĩnh vực quan trọng hiện nay như mua sắm chính phủ, dịch vụ tài chính, sở hữu trí tuệ và hoạt động đầu tư,…

Trans - pacific partnership là gì - Điểm khách biệt giữa hiệp định CPTPP và TPP như thế nào?
Điểm khách biệt giữa hiệp định CPTPP và TPP như thế nào?

Thứ hai, khác nhau trong số lượng thành viên tham gia, nếu như trước đây trong hiệp định TPP thì có 12 nước bao gồm cả Hoa Kỳ, nhưng sau đó Hoa Kỳ rút khiến số lượng thành viên tham gia phải ký hiệp định mới là CPTPP với số lượng các nước thành viên tham gia là 11 nước.

Thứ ba, không nhau trong sự đóng góp và nền thương mại và GDP toàn cầu như thế nào? Nếu như hiệp ddingj TPP đóng góp vào thương mại và GDP toàn cầu là 30% và 40% thì đối với hiệp định về sâu ký kết CPTPP lại chỉ có giá trình độ góp cho GDP toàn cầu khoảng 15% và nền thương mại toàn cầu khoảng 15% mà.

Như vậy bạn cũng thấy được điểm khác nhau giữa hai hai điểm này rồi đúng không. Qua những chia sẻ trên chắc chắn bạn sẽ không còn bị khó hiểu hoặc nhầm lẫn giữa hiệp định TPP với hiệp định CPTPP nữa rồi đúng không.

Qua chia sẻ về Trans - pacific partnership là gì giúp bạn hiểu được đó là nói đến hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, tuy nhiên sau đó khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định thì được đổi tên thành hiệp ddingj đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Không chỉ vậy qua bài chia sẻ này bạn có còn biết khi tham gia vào hiệp định này thì Việt Nam nhận được những cơ hội lớn ra vào và bên cạnh đó cũng có những thắc thực như thế nào rồi đúng không? Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh và vươn tầm thế giới, nhưng cũng là con dao hai lưỡi với các doanh nghiệp yếu kém và sức cạnh tranh kém trên thị trường.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: