AFTA là gì? Tìm hiểu về hiệp định khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2020-04-13 22:18:53

Việc hòa nhập thương mại hiện nay đã là không còn là một vấn đề của bất kỳ một quốc gia nào mà còn là của tất cả các nước trong khu vực. Sự hòa nhập đó được thể hiện qua chính một hiệp định cho việc xóa bỏ các hàng rào thương mại thuế quan để có sự hỗ trợ tương thích lẫn nhau. Vậy hiệp định afta là gì chúng ta hãy cùng thử tìm hiểu xem tại bài viết ngày hôm nay.

1. Bản chất của thuật ngữ AFTA là gì?

1.1. Khái niệm về thuật ngữ AFTA

Khái niệm về thuật ngữ AFTA và AFTA
Khái niệm về thuật ngữ AFTA và AFTA

Để tìm hiểu về AFTA thì đầu tiên chúng ta cần phải biết FTA có nghĩa là gì?

FTA là từ viết tắt cho Free trade area hay Free trade agreement có nghĩa là khu vực thương mại tự do, hiệp định về mậu dịch thương mại tự do. Và FTA này cũng chính là kết quả của một quá trình thương thảo bàn họp cho việc loại bỏ các rào cản đối với thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau tại một khu vực. Khi các nước thực hiện tham gia vào hiệp định này sẽ phải tuân thủ theo chính những yếu tố đã được vạch ra về giá cả, mức thuế, lệ phí cho việc mở rộng mạnh mẽ thị trường kinh doanh.

Tìm hiểu AFTA là gì?

AFTA chính là ASEAN free trade area, có nghĩa là khu vực tự do mậu dịch ASEAN. Hiệp định AFTA có vai trò to lớn trong việc duy trì các mạng lưới về đối tác đối ngoại cũng như thúc đẩy chính các diễn đàn hợp tác song phương, đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước trong khối ASEAN.

Thỏa thuận AFTA được ký ngày 28 tháng 1 năm 1992 tại Singapore. Thời gián đó khối ASEAN gồm 6 nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi là ASEAN-6). Sau này các nước Lào, Campuchia, Việt Nam, Myanmar được yêu cầu tham gia AFTA khi tham gia ASEAN.

1.2. Đôi chút về lịch sử phát triển của hiệp định AFTA

Đôi chút về lịch sử phát triển của hiệp định AFTA
Đôi chút về lịch sử phát triển của hiệp định AFTA

Được sự đồng ý và ký kết vào năm 1992 tại Singapore với ban đầu chỉ có 6 thành viên tham gia ký kết và thực hiện. Nhưng sau qua thời gian phát triển và nhận định được sự tác động lớn mà hiệp định đem lại thì cho đến hiện tại thì đã có 10 quốc gia tham gia thực hiện và tuân thủ thị trường này.

Có thể nói AFTA là một hiệp định thương mại của chính Hiệp hội các quốc gia trong khu vực Đông Nam á về việc hỗ trợ thương mại, sản xuất địa phương ở tất cả các nước. Giúp cho nền kinh tế có sự hội nhập hiện đại hơn, nắm bắt xu thế hợp tác cho sự đẩy mạnh phát triển cùng khu vực vươn tới tầm quốc tế.

Có thể thấy rằng đó chỉ là một định nghĩa mang tính tổng quát chung nhất để hiểu về khái niệm FTA hoặc AFTA là gì, còn để về nói tới thực tế thì mỗi một tổ chức và đất nước sẽ có những định nghĩa khác nhau. Chính việc có những định nghĩa khác nhau đó thể hiện cho việc mỗi nước có một nền kinh tế riêng cùng sự đa dạng khác nhau. 

Tham khảo: Việc làm đại diện thương mại

2. Nội dung chính mà hiệp định FTA hướng tới trong khu vực ASEAN

Nội dung chính mà hiệp định FTA hướng tới trong khu vực ASEAN
Nội dung chính mà hiệp định FTA hướng tới trong khu vực ASEAN

Để một FTA hoạt động đem lại hiệu quả nhất trong khối đoàn kết trợ giúp thì việc các thành viên sẽ cần nắm bắt tất cả từ những nội dung cho tới loại hình đi kèm. 

* Về nội dung của hiệp định FTA sẽ bao gồm:

+ Tất cả sẽ phải tuân theo quy định chung về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan liên quan đã được quy định tại hiệp định.

 + Cần có sự quy định về danh mục mặt hàng cụ thể đưa vào cắt giảm thuế quan và thông lệ được áp dụng đưa ra tại mức chung là 90% của sự thương mại để giúp quá trình lưu thông là nhanh nhất.

+ Quy định về lộ trình cắt giảm các thuế quan cùng khoảng thời gian cắt giảm sẽ được thay đổi và không được kéo dài quá 10 năm để tránh việc thị trường có sự biến đổi.

+ Bắt buộc về quy tắc xuất xứ phải được áp dụng và thông qua.

Cùng đó hiệp định còn cung cấp các thông tin khác liên quan như việc quy định về nỗi lo trong tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư, các cách thức làm việc về hạn chế định lượng, các rào cản đến kỹ thuật liên quan, sự cạnh tranh trong đầu tư cung cấp các mặt hàng, mặt hàng cùng lượng mua sắm của chính phủ, đánh dấu về quyền về sở hữu trí tuệ, bảo hiểm và môi trường liên quan đến đất nước và toàn khu vực tham gia lĩnh vực.

* Đối với FTA có những loại hình nào

Đối với FTA có những loại hình nào
Đối với FTA có những loại hình nào đã được cung cấp tại tin tức khi tham gia hiệp định

Để nói về các loại hình liên quan đến FTA mà Việt Nam tham gia sẽ có sự điển hình và bao gồm các loại hình như sau:

+ FTA khu vực là việc các hiệp định được ký kết giữa các nước trong cùng một đơn vị về khu vực hay chính là AFTA về các nước thuộc khu vực liên quan tới ASEAN.

+ FTA song phương là việc được ký kết giữa 2 nước trong việc trao đổi thương mại với nhau, chính việc ký kết hiệp định FTA của Việt Nam và Chi Lê.

+ FTA cho việc ký kết đa phương là việc thực hiện ký kết giữa nhiều nước với nhau trong quan hệ đối tác. Hợp tác với nhau trên một hay nhiều lĩnh vực nào đó để thực hiện quá trình trao đổi theo sự ký kết đề ra.

+ FTA được ký kết mang tính chất của một tổ chức với một nước để có thể trao đổi mang tính quốc tế rộng mở hơn. Tạo kim ngạch cho chính xuất khẩu nền kinh tế tăng cao.

Từ chính việc phát triển của FTA này đã là yếu tố cho sự thúc đẩy hiệp định AFTA được đề ra, tạo nên một sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia. Không chỉ đơn thuần là việc thương mại hóa mà còn là sự chứa đựng nhiều nội dung xúc tiến cho sự tự do hóa chuyển giao công nghệ, mở rộng hơn về thị trường lao động, giải quyết được chính một phần nào đó về tình trạng thừa lao động hiện nay.

Xem thêm: Cán cân thương mại trong việc phát triển kinh tế tạo ra việc làm

3. Tham gia AFTA Việt Nam sẽ nhận được những cơ hội thách thức gì?

3.1. Cơ hội rộng mở hơn để Việt Nam trong tương lai

Cơ hội rộng mở hơn để Việt Nam trong tương lai
Cơ hội rộng mở hơn để Việt Nam trong tương lai

Một vài năm gần đây xu hướng đầu tư và mở rộng hơn về hiệp định AFTA cho các nước đã tạo ra rất nhiều điều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt thúc đẩy rất lớn cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nước ta.

+ Thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước thành viên: Việc tham gia vào hiệp định này là điều kiện lớn tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ và đây cũng chính là một động lực để nước ta có thể tham gia nhiều tổ chức kinh tế khác. Việc tham gia này sẽ mở rộng hơn về quy mô, hợp tác đoàn kết cũng như hợp nhất trong mọi đàm phán.

+ Tạo nên sự thu hút vốn đầu tư: Việc tham gia vào hiệp định này sẽ phần nào thu hút được sự đầu tư của các nước khác “thừa” vốn trong quá trình chuyển dịch của mình. Việc thu hút đó cũng chính là một điểm tựa để nước ta có thể học hỏi về kinh nghiệm, tiếp thu khoa học kỹ thuật mới giúp cho quá trình khai thác sử dụng nguồn tài nguyên có sẵn mang tính triệt để hơn.

Có thể nhận thấy được con số này ngay từ thực tế với hơn 30% kim ngạch nhập khẩu đều dựa vào các nước thành viên của AFTA. Cùng đó con số về giảm thuế cho các mặt hàng từ 0 - 5% cho nhập khẩu tạo một cơ hội lớn cho việc xâm nhập thị trường mới.

+ Giúp quá trình chuyển dịch cơ cấu có sự thay đổi: Qua việc thực hiện hội nhập đó chúng ta đã tạo chính ra một sức ép cho các doanh nghiệp trong việc cải thiện sản xuất giúp chất lượng được nâng lên và cần bằng lại giá cả tạo nên một nền cơ cấu thích hợp. Có sự đẩy mạnh hơn cho các ngành dịch vụ và thu hẹp lại ngành nông nghiệp truyền thống trước đây.

+ Mở rộng hơn về chính thị trường cùng sự ưu đãi: Sau khi tham gia hội nhập với thị trường khu vực afta, nước ta có thể nhận biết về mặt hàng được cho là có sự ưu tiên hơn để từ đó thúc đẩy phát triển hơn. 

Tìm hiểu thêm: [Cập nhật] Thông tin về Bộ luật thương mại mới nhất

3.2. Thách thức tiềm ẩn đối với nền kinh tế nước ta

Thách thức tiềm ẩn đối với nền kinh tế nước ta
Nhãn

Tham gia vào toàn cầu hóa là nhu cầu tất của quá trình bước tới tạo sự phát triển và ổn định nền kinh tế cũng như đây cũng chính là một yếu tố khẳng định vị trí. Dù việc chúng ta tham gia vào kinh tế có nhiều sự thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít thách thức hiển hiện:

+ Đầu tiên có lẽ là việc nền kinh tế chúng ta chưa thực sự là phát triển mạnh mẽ so với các nước cùng tham gia sự tự do thương mại hóa đó. Việc lưu chuyển hàng hóa là điều chúng ta chưa thực sự tham gia nên cần có sự cố gắng rất nhiều. Cùng đó sức cạnh tranh của các mặt hàng để so với toàn diện là còn ở mức thấp cả về chất và giá nên hàng nhập ngoại vào sẽ tạo sự cạnh tranh lớn và tạo nên việc sản phẩm trong nước tạo ra mà không có nơi tiêu thụ. 

+ Việc chúng ta tham gia AFTA cũng chính là điều tác động trực tiếp đến giá cả do hàng rào về thuế quan tạo nên sức ép, có quá nhiều chi phí không cần thiết cho việc nhập khẩu nên việc giá cả sẽ cao hơn so với các nước thành viên. Do đó vấn đề đầu tiên cho việc tham gia sẽ là cần có sự chuyển dịch cơ cấu, đổi mới trong chính việc sản xuất áp dụng các công nghệ, đơn giản hơn về các thủ tục nhập khẩu để có thể tạo giảm mức giá cả tạo nên sự cạnh tranh hơn.

+ Đến chính việc xây dựng về chính sách quản lý chúng ta cần có sự cải tiến bởi sự rườm rà không hiệu quả trong hoạt động, đẩy lùi tình trạng về quan liêu, cùng đó mở rộng hơn về các hiệp định nghiên cứu hợp tác để nắm bắt những cơ hội mới nhất. Cũng như tạo nên sự ưu tiên hơn cho những mặt hàng để tạo điều kiện phát triển cho sự trọng tâm.

Bài viết ngày hôm nay mà vieclam88.vn đã chia sẻ với các bạn là sự chứa đựng những thông tin chi tiết nhất để bạn có một cái nhìn tổng quát nhất về afta là gì. Cũng như thấy được hiệp định liên quan tới afta sẽ đem lại lợi ích gì do kinh tế đặc biệt nhất đối với những nước đang trong quá trình phát triển.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: