Tội phạm kinh tế là gì? Tác động của nhóm tội phạm chất lượng cao

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2021-06-16 10:49:24

Tội phạm kinh tế là gì? Chắc hẳn bạn từng nghe đến vụ án vào năm 2018 của ông Đinh La Thăng với các đồng phạm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã gây thất thoát cho Nhà nước với con số lên tới 120 tỷ đồng. Đây được xem là các tội phạm kinh tế khi đã có những hành động ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc dân. Vậy, cụ thể thì tội phạm kinh tế được giải thích chính xác ra sao và có những loại tội phạm kinh tế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra được câu trả lời cho những câu hỏi trên. Cùng khám phá ngay nhé!

1. Khái niệm chính xác về tội phạm kinh tế là gì?

Tội phạm kinh tế là người đã có hành vi xâm phạm tới sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua các hành vi vi phạm quy định về vấn đề quản lý kinh tế, những cá nhân, tổ chức này đã gây ra thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức xã hội hay cá nhân trong cộng đồng.

Một cách đơn giản thì tội phạm kinh tế đã tạo ra các tổn hại về mặt kinh tế thông qua các hành vi tinh vi để chuộc lợi cho mình và ảnh hưởng tới sự ổn định, phát triển của nền kinh tế đất nước. 

Tội phạm kinh tế là gì
Tội phạm kinh tế là gì

Dựa trên sự phát triển của đời sống, kinh tế và xã hội thì tội phạm kinh tế cũng có sự “phát triển đi lên”. Đây chính là sự phản ánh đối với vấn đề quản lý cần được thực hiện nghiêm ngặt hơn để có thể đảm bảo tốt trong việc kiểm soát tình hình, các vấn đề kinh tế nói chung cũng như hạn chế được sự nở rộ của những thủ đoạn tinh vi.

Trong tiếng Anh, tội phạm kinh tế được biểu hiện thông qua thuật ngữ “white collar crime”, vì thế ta có thể hiểu tội phạm kinh tế chính là người dính đến các vấn đề “cổ cồn trắng”. 

Chính sự thay đổi cũng như sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đã tạo ra sự thay đổi của các hình thức vi phạm của tội phạm kinh tế. Từ hình thức cho tới nội dung vi phạm sẽ trở nên đa dạng hơn nếu như những người nắm giữ trọng trách không có hành động cụ thể. 

Xem thêm: Biển thủ là gì? Những hành vi liên quan đến biển thủ

2. Các nhóm tội phạm kinh tế

Có 3 nhóm tội phạm kinh tế, cùng vieclam88 tìm hiểu đặc điểm của từng loại tôi phạm sau đây: 

2.1. Tội phạm kinh tế trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh và thương mại

Tội buôn lậu (hàng hóa, tiền, ngoại tệ, di vật, cổ vật, vàng bạc đá quý) gây ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương của đất nước. 

Dấu hiệu phạm tội khách quan: hành vi buôn bán qua biên giới (khu phi thuế quan) vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra các khu vực khác. Điều kiện để kết thành tội phạm nếu các hàng hóa buôn lậu có giá trị từ 100 triệu đồng. Hoặc dưới mức 100 triệu đồng và nằm trong số các trường hợp sau: Đã bị xử phạt về hành vi này mà chưa được xóa án. Hoặc buôn bán di vật, cổ vật có hành vi không khai báo, hoặc khai báo gian dối, giấy tờ giả mạo, giấu giếm hàng hóa, trốn tránh sự kiểm soát. 

Hình thức vận chuyển: đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt và bưu điện quốc tế. 

Nếu một người được thuê chở hàng hóa buôn lậu cho các đối tượng buôn lậu thì vẫn được tính là phạm tội bởi hành vi giúp sức cho đồng phạm. 

Tội phạm kinh tế buôn lậu hàng hóa
Tội phạm kinh tế buôn lậu hàng hóa

Hình phạt: 

- Với khung cơ bản: phạt từ 50 - 300 triệu đồng (hoặc phạt tù từ 6 tháng - 3 năm). 

- Với khung tăng nặng thứ nhất: phạt từ 300 triệu - 1,5 tỷ đồng (hoặc phạt tù từ 3 năm) dành cho các đối tượng buôn lậu có tổ chức, giá trị hàng hóa từ 300 - 500 triệu đồng, thu lợi bất chính từ 100 - 500 triệu đồng, lợi dụng chức vụ, danh nghĩa của các cơ quan tổ chức, tái phạm từ 2 lần trở lên, tái phạm nguy hiểm. 

- Với khung tăng nặng thứ hai: phạt từ 1,5 - 5 tỷ đồng (hoặc phạt tù từ 7 - 15 năm) dành cho đối tượng buôn lậu hàng hóa có giá trị từ 500 triệu - 1 tỷ đồng, thu lời bất chính từ 500 triệu - 1 tỷ đồng. 

- Với khung tăng nặng thứ ba: phạt tù từ 12 - 20 năm dành cho đối tượng buôn lậu hàng hóa có giá trị trên 1 tỷ đồng, thu lợi bất chính trên 1 tỷ đồng, lợi dụng thời cơ (chiến tranh, dịch bệnh, hoàn cảnh khó khăn). 

- Với khung hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 1 - 5 năm, tịch thu hoàn toàn hoặc một phần tài sản. 

Ngoài việc buôn lậu thì tội phạm thương mại còn có các hình thức bao gồm: tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, hàng giả (lương thực, thuốc, thức ăn chăn nuôi, phân bón), hàng trái phép, tiền tệ, đầu cơ tích trữ, quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng, vi phạm trong cung ứng điện. 

2.2. Tội phạm kinh tế trong thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm

Tội trốn thuế là hành vi không nộp hồ sơ đăng ký, hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế muộn 90 ngày (từ ngày hết hạn nộp hồ sơ) hoặc hết hạn gia hạn nộp hồ sơ; không ghi chép các khoản thu, không xuất hóa đơn bán hàng, xuất hóa đơn thấp hơn giá trị thực, sử dụng hóa đơn không hợp pháp để giảm thuế hoặc tăng phần thuế được miễn,...

Hình phạt: 

- Khung hình phạt cơ bản: phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng (hoặc phạt tù từ 3 tháng - 1 năm). 

Tội phạm kinh tế trốn thuế
Tội phạm kinh tế trốn thuế

- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: phạt tiền từ 500 triệu - 1,5 tỷ đồng (hoặc phạt tù từ 1 - 3 năm) dành cho các đối tượng phạm tội có tổ chức, trốn thuế từ 300 triệu - 1 tỷ đồng, lợi dụng chức vụ, phạm tội lần thứ 2 trở lên, tái phạm nguy hiểm. 

- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: phạt tiền từ 1,5 - 4,5 tỷ đồng (hoặc phạt tù từ 2 - 7 năm) dành cho đối tượng trốn thuế từ 1 tỷ đồng trở lên. 

- Khung hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 - 5 năm, tịch thu hoàn toàn hoặc một phần tài sản. 

Ngoài việc trốn thuế thì tội phạm ở mục này còn biểu hiện ở một số những dạng như sau: cho vay nặng lãi, buôn bán tem - vé giả, phát hành (buôn bán) hóa đơn thu nộp ngân sách nhà nước, vi phạm trong hoạt động tổ chức tín dụng, ngân hàng, lưu hành tiền giả, các giấy tờ giả, trốn đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội,...

2.3. Tội phạm trật tự quản lý kinh tế

Tội phạm trong cạnh tranh kinh doanh: ngăn cản không cho doanh nghiệp khác kinh doanh, thỏa thuận phân chia thị trường, ấn định giá, buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan đến đối tượng trong hợp đồng. Nói một cách dễ hiểu thì tất cả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh, gây cản trở sự phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp khác. 

Hình phạt: 

- Khung hình phạt cơ bản: phạt tiền từ 200 triệu - 1 tỷ đồng, án treo 2 năm (hoặc phạt tù từ 3 tháng - 2 năm). 

Cạnh tranh kinh doanh không lành mạnh
Cạnh tranh kinh doanh không lành mạnh

- Khung hình phạt tăng nặng: phạt tiền từ 1 - 3 tỷ đồng (hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm) dành cho các đối tượng phạm tội lần 2, dùng thủ đoạn tinh vi, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc thống lĩnh, thu lời bất chính từ 3 tỷ đồng, gây thiệt hại cho người khác từ 5 tỷ đồng. 

- Khung hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc đảm nhiệm chức vụ từ 1 - 5 năm. 

Ngoài việc cạnh tranh không lành mạnh còn có các hình thức phạm tội khác như: đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu đất đai, quản lý đất đai, bao che cho người nộp thuế, quy định về quản lý rừng, khai thác tài nguyên, phần phối hàng cứu trợ, bảo vệ động vật hoang dã, đầu tư công trình xây dựng, quy định về kế toán,...

Các nội dung trên được quy định ở Bộ luật hình sự năm 1999. 

3. Các đặc trưng của tội phạm kinh tế là gì?

Tội phạm kinh tế đang ngày càng trở nên tinh vi hơn rất nhiều. Vì thế mà việc nắm bắt cũng như tìm hiểu kỹ các đặc trưng về tội phạm kinh tế sẽ giúp cho việc quản lý trở nên sát sao và hiệu quả hơn. tạo ra được những tín hiệu tích cực trong việc giảm thiểu được tệ nạn này ở một quốc gia, dân tộc.

- Tội phạm kinh tế gắn bó chặt chẽ với sự phát triển và thay đổi của xã hội

Như đã nói ở trên, tội phạm kinh tế sẽ tăng trưởng theo tiến trình phát triển của xã hội. Khi xã hội có sự gia nhập của công nghệ thì tội phạm kinh tế cũng sẽ biết cách tận dụng những ưu thế này để phục vụ cho các mục đích cá nhân của mình. Vì thế mà trình độ của tội phạm kinh tế sẽ gia tăng theo sự đi lên của nền kinh tế quốc dân cũng như sự phát triển chung của xã hội.

Đây được xem là một sự gắn bó và phản ánh sâu sắc về trình độ của con người trong vấn đề vi phạm pháp luật và làm giàu cho bản thân.

Đặc trưng của tội phạm kinh tế
Đặc trưng của tội phạm kinh tế

- Tội phạm kinh tế có sự chủ động

Thực tế cho thấy thì các tội phạm về kinh tế rất ít khi là vô tình mà thường là chủ động trong việc vi phạm. Dựa vào sự hiểu biết của mình cộng với các kẽ hở của pháp luật, tội phạm kinh tế ngang nhiên thực hiện các chiêu trò để mang lại lợi ích cho mình và tạo ra tổn hại cho nền kinh tế của đất nước, của tổ chức hay của một cá nhân nào đó.

Dù ở bất cứ lĩnh vực nào thì các tội phạm kinh tế đều có sự chủ động nhất định với các hành vi vi phạm của bản thân. Với những đồng phạm thì ban đầu có thể là ép buộc, tuy nhiên, mọi sự chủ động đều sẽ được bộc lộ rõ ràng sau đó.

- Tội phạm kinh tế thường có tổ chức

Rất ít khi tội phạm kinh tế hoạt động một cách riêng lẻ. Bởi các vấn đề quản lý kinh tế thường có khá nhiều khâu và nhiều bộ phận. Chính vì thế mà để thực hiện trót lọt các thương vụ thì việc xây dựng một “tổ chức tội phạm” sẽ tăng được khả năng thành công và thu nhiều lợi nhuận hơn. 

Ví dụ điển hình như việc buôn lậu, sẽ chẳng bao giờ một người có thể buôn lậu thành công và làm giàu cho chính mình cả. Sẽ có cả một đường dây được triển khai từng nhiệm vụ cụ thể để giúp cho quá trình buôn lậu diễn ra một cách tốt đẹp nhất.

- Tội phạm kinh tế thường có sự liên đới với người có thẩm quyền

Ví dụ ông Đinh La Thăng là một minh chứng điển hình cho đặc trưng này. Mọi thứ được thực hiện sẽ gắn với quyền lực mà người đó có trong tay. Khi quyền lực càng nhiều thì mức độ ảnh hưởng và tác động cũng càng lớn. Và điều này sẽ dẫn đến các tổn hại cũng có sự gia tăng không hề nhỏ. 

Và đây chính là đặc trưng phản ánh cho thực trạng quản lý các vấn đề kinh tế hiện nay. Chỉ cần một sự lỏng lẻo trong từng khâu nhất định thôi cũng có khả năng tạo ra các thiệt hại vô cùng nặng nề tới nền kinh tế quốc gia.

Xem thêm: Tiền án là gì? Những quy định về thời gian được xóa tiền án

4. Tác hại và thực trạng của tội phạm kinh tế

Tội phạm kinh tế sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về ngân sách của Nhà nước, tạo ra sự khó khăn trong việc duy trì nguồn tài chính dự phòng, đầu tư và phát triển. Chưa kể đến, những tác động từ tội phạm kinh tế sẽ gây ra sự bất ổn trên thị trường, tạo ra các khó khăn trong việc phát triển nền kinh tế của nước nhà. 

Nếu như diễn ra trong một thời gian dài thì sẽ khiến cho quốc gia ngày càng thụt lùi, kinh tế kém phát triển và đời sống của người dân trở nên khó khăn hơn. Đất nước tụt hậu và người dân đói nghèo có thể là một viễn cảnh phải đối mặt khi tội phạm kinh tế có sự phát triển lớn mạnh.

Nhất là khi tội phạm kinh tế đang ngày càng có những hành vi tinh vi hơn, tận dụng tối đa các lỗ hổng của pháp luật để mang lại lợi ích cá nhân. Do vậy mà các cơ quan chức năng cần có sự kiểm soát chặt chẽ hơn. Bắt đầu từ khâu xây dựng phương thức quản lý cho tới việc thực hiện tốt vai trò, trọng trách của bản thân.

Tác hại của tội phạm với nền kinh tế
Tác hại của tội phạm với nền kinh tế

Chỉ khi mọi thứ được kiểm soát và duy trì một cách chặt chẽ, nhất quán thì mới có thể đảm bảo nắm bắt được tình hình một cách tốt nhất và không tạo ra các cơ hội cho sự phát triển của tội phạm kinh tế. Điều này đòi hỏi một sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực thi trách nhiệm và vai trò của mình với xã hội và quốc gia dân tộc. Từ hệ thống pháp luật cho tới những người thực thi pháp luật đều cần có sự nhất quán và linh hoạt trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan tới cổ cồn trắng.

Nhìn chung, tội phạm kinh tế được xem là nhóm tội phạm khá tinh vi và có những hành động cho thấy được trình độ cao với việc vi phạm pháp luật và tổn hại nền kinh tế quốc dân. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu chính xác về tội phạm kinh tế là gì và những đặc trưng nổi bật của nhóm tội phạm này.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: