Thương mại điện tử khác gì so với kinh doanh điện tử

Icon Author Hoàng Cẩm Ly

Ngày đăng: 2021-06-12 16:11:51

Thương mại điện tử và kinh doanh điện tử là hai khái niệm được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh. Đây là hai lĩnh vực khác nhau, chúng có mối liên hệ mật thiết và thường bị hiểu nhầm là một. Tuy nhiên, nhà quản trị cần xác định, phân loại chính xác hai lĩnh vực này để có thể xác định mục tiêu và đưa các phương án kinh doanh hợp lý. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến các bạn bài viết “Thương mại điện tử khác gì so với kinh doanh điện tử”.

1. Tìm hiểu về thương mại điện tử và kinh doanh điện tử

1.1. Kinh doanh điện tử

Kinh doanh điện tử hay e-business là việc doanh nghiệp thực hiện các hoạt đông kinh doanh của mình trên Internet. Kinh doanh điện tử được thực hiện theo một quá trình, bao gồm nhiều các phần khác nhau. Nhiều người thường lầm tưởng rằng kinh doanh điện tử thực chất chỉ là mua bán nhưng nó bao gồm cả việc trao đổi với khách hàng, quản lý việc xuất nhập khẩu hàng hóa, chia sẻ các thông tin khác nhau…

Kinh doanh điện tử
Kinh doanh điện tử

Trong kinh doanh điện tử thường được chia làm ba quy trình chính. 

- Sản xuất: Đây là bước đầu tiên trong việc kinh doanh hàng hóa. Nếu như doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp sản xuất thì phải tiến hành sản xuất hàng hóa. Còn nếu như không sản xuất thì phải tiến hành nhập khẩu, mua hàng, đặt hàng từ bên thứ ba. Cần phải có hàng dự trữ, lấp đầy kho hàng thì mới tiến đến quá trình tiếp theo là buôn bán được. 

- Phát triển: Sau khi tiến hành xong bước sản xuất thì chúng ta sẽ chuyển sang bước phát triển. Phát triển ở đây là phát triển sản phẩm và mặt hàng mà bạn bán. Lên kế hoạch marketing cho sản phẩm của bạn được nổi tiếng hơn trên thị trường cũng nằm trong bước này. Một số những đầu việc của bước phát triển bao gồm bán hàng, tiếp nhận và xử lý đơn hàng, tiến hành thanh toán, xử lý khiếu nại của khách hàng, hỗ trợ khách...

Chu trình kinh doanh điện tử
Chu trình kinh doanh điện tử

- Quản lý: Cuối cùng là quy trình quản lý nội bộ trong doanh nghiệp. Trong quá trình này, doanh nghiệp sẽ tiến hành đào tạo nhân viên, tuyển dụng thêm nhân lực, tiến hành các cuộc họp định kỳ để xử lý các vấn đề tồn đọng...

1.2. Thương mại điện tử

Thương mại điện tử là một ngành mới xuất hiện tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây và đang lớn mạnh một cách rõ rệt. Tại nước ngoài, ngành thương mại điện tử đã phát triển từ rất sớm và đem lại một nguồn lợi nhuận khổng lồ. Ở Việt Nam, thương mại điện tử song hành với sự lớn mạnh của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… Hiện nay, phần đông giới trẻ đều sử dụng rất thường xuyên hình thức kinh doanh, mua bán này. 

Thương mại điện tử
Thương mại điện tử

Tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization) thì thương mại điện tử được định nghĩa là: “quá trình bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”. Tại Việt Nam, chúng ta cũng có một định nghĩa cụ thể cho hình thức kinh doanh này. Đó là ““Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”. 

Từ khái niệm trên chúng ta có thể suy ra rằng bất kể một hoạt động kinh doanh nào được thực hiện trên mạng Internet thì đều có thể được coi là một hình thức kinh doanh điện tử. Dần dần, hình thức mua bán này rất có thể sẽ thay thế hoàn toàn cho kinh doanh điện tử bởi thói quen mua sắm của con người ngày nay. 

Thương mại điện tử hoạt động trên các nền tảng internet, có nghĩa, chỉ cần máy tính hay điện thoại của bạn được kết nối internet; bạn hoàn toàn có thể chủ động tham gia vào thị trường giao dịch này; hàng hóa được trao đổi xuyên quốc gia.

2. So sánh thương mại điện tử và kinh doanh điện tử

2.1. Kinh doanh điện tử lớn hơn thương mại điện tử

Như đã đề cập ở trên, kinh doanh điện tử bao gồm rất nhiều lĩnh vực liên quan đến internet, từ thiết lập thông tin đến giao dịch và chia sẻ dữ liệu. Trong một doanh nghiệp, kinh doanh điện tử có thể được quản lý bởi rất nhiều phòng ban khác nhau bởi vì nó có lượng công việc vô cùng lớn. Đồng thời kinh doanh điện tử còn là sự kết hợp giữa nhiều nhân tố khác nhau, ví dụ như giữa khách hàng và doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Kinh doanh điện tử lớn hơn thương mại điện tử
Kinh doanh điện tử lớn hơn thương mại điện tử

Vậy còn thương mại điện tử thì sao? Thương mại điện tử tuy cũng rộng lớn nhưng chủ yếu nó tập trung vào những vấn vấn đề mua bán hoặc trao đổi hàng hóa dịch vụ thông qua các phương tiện công cụ ở trên internet. Thông qua các phương tiện điện tử, các doanh nghiệp sẽ triển khai việc thương mại hóa sản phẩm của mình hay nói cách khác là truyền thông sản phẩm của mình. Doanh nghiệp sẽ cố gắng tích hợp tất cả các hành động, hoạt động, giao dịch trên nền tảng internet. Từ khái niệm trên, ta sẽ có thể suy ra được rằng thương mại điện tử là một tập con của kinh doanh điện tử. Bởi vì hoạt động của kinh doanh điện tử rất lớn, thế cho nên nó bao hàm cả thương mại điện tử. 

Nếu thương mại điện tử chỉ dừng lại ở các hoạt động trao đổi hàng hóa thông qua internet thì kinh doanh điện tử hoạt động với phạm vi rộng hơn; bao gồm các hoạt động hội họp trong tổ chức; hoạt động kết nối và liên kết với các doanh nghiệp đối tác; chăm sóc khách hàng và quản lý nội bộ doanh nghiệp; các khóa học đào tạo trực tuyến;…

2.2. Kinh doanh điện tử tập trung vào việc kết nối giữa các bên đối tác

Một trong những nhiệm vụ chính và chủ yếu của kinh doanh điện tử là phải tìm kiếm và tiến hành hoạt động giữa với các đối tác. Đối tác ở đây có thể là nhà sản xuất, bên cung ứng nguyên vật liệu hay thậm chí là cả khách hàng. 

Kinh doanh điện tử có hệ thống bài bản
Kinh doanh điện tử có hệ thống bài bản

Có những hệ thống được xây dựng lên để phục vụ cho việc duy trì các kết nối với khách hàng. Có thể kể đến hệ thống Customer Relationship Management dùng để duy trì và quản lý các vấn đề liên quan đến khách hàng, hoặc Material Requirements Planning dùng để lên kế hoạch cho các nguyên liệu cần thiết...

Còn thương mại điện tử thì tập trung vào việc buôn bán hàng hóa trên Internet, chính vì vậy mà những phần mềm được xây dựng hầu hết liên quan đến quản lý đơn hàng. Các giao dịch của thương mại điện tử hầu hết sẽ chỉ xoay quanh tiền, nhưng kinh doanh điện tử sẽ bao gồm việc xây dựng một mối quan hệ, một liên minh vững chắc cho công việc kinh doanh sau này. 

2.3. Mục đích sử dụng Internet

Mạng lưới Internet của thương mại điện tử thực sự rất rộng, phủ sóng trên toàn thế giới. Đó là điều cần thiết bởi việc kinh doanh thương mại điện tử diễn ra trên toàn cầu. Bạn có thể thông qua các sàn thương mại điện tử để đặt hàng tại bất kỳ một quốc gia nào.

Tuy nhiên, đó không phải đơn thuần là mục đích sử dụng Internet của kinh doanh điện tử. Ngoài việc sử dụng Internet, doanh nghiệp còn phải kết hợp thêm cả Intranet và Extranet. 

Intranet hay còn được gọi là mạng nội bộ, dùng để trao đổi tất cả những thông tin liên quan đến tổ chức. Mỗi nhân viên trong công ty sẽ được cấp một tài khoản của riêng mình để có thể truy cập vào mạng lưới Intranet của công ty. Về hoạt động, Intranet cũng có thể hoạt động rộng rãi như Internet. Nếu bạn làm việc tại trụ sở nước ngoài của công ty thì vẫn có thể sử dụng tài khoản truy cập vào Intranet của công ty chủ để tiếp nhận các thông tin. Nếu như không có tài khoản hoặc kết nối đáng ngờ thì bạn sẽ không thể truy cập được vào các mạng lưới Intranet. 

Mục đích sử dụng Internet của kinh doanh điện tử
Mục đích sử dụng Internet của kinh doanh điện tử

Vậy còn Extranet thì sao? Extranet thường được gọi với cái tên là mạng đối ngoại, bởi lẽ mục đích của nó chính là dùng để trao đổi thông tin với các bên đối tác. Extranet có thể được xây dựng bởi một công ty, hoặc có thể được dùng chung trong một ngành nghề với các công ty khác. Các bên đối tác sẽ được cấp quyền tham gia vào mạng lưới này, tham gia trao đổi thông tin và chia sẻ tài liệu. 

Thông qua phần phân tích về đặc điểm của hai lĩnh vực trên, bạn đã thấy rõ điểm khác nhau giữa thương mại điện tử và kinh doanh điện tử rồi phải không? Tóm lại kinh doanh điện tử là lĩnh vực có phạm vi hoạt động rộng hơn, nó bao trùm lấy cả thương mại điện tử. Tuy nhiên, cả hai lĩnh vực đều là các hoạt động kinh doanh diễn ra trên internet. 

Trên đây là bài chia sẻ của mình về thương mại điện tử khác gì so với kinh doanh điện tử; hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong quá trình bạn tìm hiểu về lĩnh vực này. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: