Thẳng thắn là gì? Thẳng thắn có phải là một đức tính tốt không?

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2022-10-06 10:23:39

Con người vốn dĩ mỗi người mỗi tính, mỗi người một màu sắc khác nhau. Tuy nhiên có những tính cách tốt và cũng có tính cách xấu. Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một tính cách khó để phán xét là tốt hay xấu đó là thẳng thắn. Vậy thẳng thắn là gì? Thẳng thắn có phải là một đức tính nên có hay không? Hãy cùng vieclam88.vn tìm hiểu về thẳng thắn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thẳng thắn là gì?

1.1. Khái niệm

Thẳng thắn là một đức tính của con người, thể hiện ra bên ngoài một cách tự nhiên những điều chân thật nhất trong suy nghĩ, hành động và lời nói của mỗi người.

Khái niệm thẳng thắn là gì
Khái niệm thẳng thắn là gì

Nói đến thẳng thắn người ta nghĩ ngay tới một con người thật thà, ruột để ngoài da, có gì cũng nói ra hết kể cả những điều mà người khác không dám nói.

Người thẳng thắn thường thể hiện thái độ cũng như lời nói một cách rõ ràng, không vòng vo gây hiểu lầm với người khác.

1.2. Đặc điểm chung của người thẳng thắn

1.2.1. Thật thà, trung thực

Hãy thử tưởng tượng tính cách này như một đường thẳng, không rẽ ngang hay quẹo trái quẹo phải. Tính cách này chỉ có một lối đi duy nhất, đó chính là trung thực, không dối gian, lối suy nghĩ và lời nói hòa làm một. Lời nào nói ra cũng đúng với suy nghĩ trong lòng của họ.

1.2.2. Rõ ràng, minh bạch

Thông tin từ người thẳng thắn thường ngắn gọn, không dài dòng lủng củng, rất dễ hiểu và làm rõ vấn đề, giúp người tiếp nhận thông tin cảm thấy tin tưởng và luôn muốn lắng nghe bởi họ cảm nhận được những dữ liệu đó hữu ích và được xác minh rồi.

Đặc điểm của người thẳng thắn
Đặc điểm của người thẳng thắn

1.2.3. Hành động dứt khoát, giải quyết vấn đề nhanh chóng

Bạn biết gì không? Những người thẳng thắn họ sẽ nói chuyện với rất nhiều người, qua đó cũng có nhiều trải nghiệm và gặp phải nhiều vấn đề. Tuy nhiên nhờ sự thẳng thắn mà họ đưa ra nhiều câu hỏi cho đối phương để có được câu trả lời thỏa đáng mới thôi.

Đầu óc họ rất nhanh nhạy và luôn kèm theo những hành động. Họ nói là làm đôi khi vừa nói vừa làm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất. Do đó, họ luôn giải quyết vấn đề gọn lẹ và có nhiều phương án khác nhau khiến vấn đề dễ dàng hơn rất nhiều. Thẳng thắn đôi khi cũng là sự dũng cảm đối mặt với vấn đề mà chúng ta đang gặp phải, nhìn nhận và xử lý nó một cách êm đẹp

2. Khi nào nên và không nên thẳng thắn với người khác?

2.1. Những trường hợp chúng ta cần sự thẳng thắn

Trong cuộc sống hằng ngày, những hoạt động chung ảnh hưởng tới cả hai bên các bạn nên chia sẻ thật lòng với nhau để không làm phiền tới ai và gây mất đoàn kết. Chúng ta chia sẻ để tốt hơn mỗi ngày và làm việc hiệu quả hơn. Ví dụ, bạn ở chung trọ với một bạn khác, tuy nhiên bạn đó khá là lười giặt đồ thì bạn hãy nói thẳng với bạn rằng hai người sẽ chia nhiệm vụ giặt giũ và dọn dẹp nhà cửa hàng tuần. Mình tin là mọi người sẽ hiểu và đồng ý vì đó là không gian chung của hai người.

Hay khi bạn đang trong tình yêu cũng vậy, thẳng thắn nói về những tật xấu của nhau để thay đổi bản thân một chút, để hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Đó là những tín hiệu tích cực đúng không nào.

Bạn cũng nên thẳng thắn đón nhận những điều không như ý trong cuộc sống, ví dụ làm ăn thất bại. Sau thất bại đó mình nhìn lại những sai lầm và sửa đổi chúng rồi làm lại. Các cụ nói không sai mà thất bại là mẹ thành công.

Những trường hợp cần sự thẳng thắn
Những trường hợp cần sự thẳng thắn

Việc bạn luôn đưa ra những thắc mắc hay luôn ham học hỏi cũng là một biểu hiện của sự thẳng thắn vì bạn không giấu dốt, biết mình ở vị trí nào để cầu tiến trong công việc.

Ở một khía cạnh khác, khi bạn làm việc nhóm bạn cần đưa ra những quan điểm của mình. Có những quan điểm trái chiều là điều không thể tránh. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thẳng thắn bảo vệ quan điểm của mình và tôn trọng ý kiến của người khác.

2.2. Khi nào thì bạn không nên thẳng thắn quá mức?

Thẳng thắn làm cho mọi chuyện rõ ràng và giúp đôi bên hiểu ý nhau hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào thẳng thắn cũng tốt mà thậm chí còn làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây sẽ là những lời khuyên cho bạn khi thể hiện thẳng thắn quá mức.

Nói đến môi trường đi làm, có nhiều mối quan hệ xã giao và chúng ta không nên thẳng thắn quá ở đây, đặc biệt với cấp trên của mình để tránh làm mất lòng nhau và gây mất hòa khí trong một môi trường với định hướng cộng sinh, cùng nhau làm việc để phát triển. 

Với cuộc sống xô bồ như hiện nay, chúng ta thường quên mất những giá trị gần ngay bên cạnh mình, đặc biệt là những người thân. Chúng ta vẫn hay thẳng thắn thái quá với họ, vô tình làm tổn thương những người chúng ta yêu thương nhất mà không hay. Bĩnh tĩnh lại và nói những lời yêu thương nhiều hơn với người thân của mình vì không ai yêu chúng ta bằng họ cả.

Vậy bạn cũng nên xem xét hoàn cảnh để nói chuyện thẳng thắn với mọi người. Khi đối phương có chuyện buồn, hay đang trong lúc tức giận bạn nên kiểm soát lời nói để tránh trở thành một người không có duyên, tránh những chuyện không đáng tiếc xảy ra và khiến chuyện bé xé ra to thậm chí có thể mất đi một mối quan hệ thân thiết.

Không nên thẳng thắn quá mức
Không nên thẳng thắn quá mức

3. Thẳng thắn và bộc trực có gì giống và khác nhau?

3.1. Điểm giống nhau

Đều là tính cách của con người xuất phát từ trong tâm, là lời nói, hành động chân thật và ít nhiều làm  người khác không hài lòng.

3.2. Điểm khác nhau

Thẳng thắn đúng chỗ đúng người là điều tốt. Và ngược lại sẽ bị cho là bộc trực, không suy nghĩ kỹ trước khi nói. 

Điểm khác nhau lớn nhất của “thẳng thắn” và “bộc trực” đó là người thẳng thắn đã suy nghĩ về lời nói và hành động của mình trước khi làm. Còn người bộc trực là hành động tự phát và chưa nghĩ tới hậu quả lời nói, hành động của mình.

Thêm vào đó, người thẳng thắn nói chuyện tuy ngắn gọn nhưng súc tích và rõ ràng, đủ ý. Còn người bộc trực câu từ sẽ cộc lốc và khó hiểu hơn và mức độ gây ảnh hưởng tới người khác lớn hơn rất nhiều so với thẳng thắn.

Khi chúng ta thẳng thắn đúng chừng mực, đúng vấn đề thì nó sẽ là một đức tính của con người cần được phát huy và quý trọng. Nếu chúng ta làm việc bốc đồng và nghĩ đó là thẳng thắn sẽ để lại những hệ lụy đáng tiếc. Chúng ta hãy luôn cẩn trọng với lời ăn tiếng nói và hành động của bản thân với tất cả mọi người để tất cả chúng ta luôn vui vẻ, hạnh phúc nhé các bạn!

Tránh nhầm lẫn giữa thẳng thắn và bộc trực
Tránh nhầm lẫn giữa thẳng thắn và bộc trực

4. Lợi ích và hạn chế của thẳng thắn

4.1. Lợi ích của thẳng thắn

Thẳng thắn giúp chúng ta làm rõ mọi vấn đề, giúp mọi người hiểu rõ con người, hoàn cảnh của nhau hơn. Ngoài ra, thẳng thắn còn giúp bạn mạnh mẽ hơn, có chính kiến và có khả năng làm việc độc lập.

Thẳng thắn là một đức tính tốt trong trường hợp ứng xử thông minh, khiến xung đột được giải quyết êm đẹp. Vì vậy, cần phát huy đức tính này chứ không nên lạm dụng nó khiến bản thân mất duyên trước người khác.

4.2. Hạn chế của thẳng thắn

Bên cạnh những lợi ích trên thì thẳng thắn có thể thành điểm bất lợi cho chúng ta bất cứ khi nào nếu ko ứng dụng nó phù hợp với hoàn cảnh. Thẳng thắn quá trong những trường hợp tế nhị sẽ gây mất lòng người khác và thậm chí mọi người cho rằng bạn là người bảo thủ, kém duyên.

Vì vậy, hãy chú ý quan sát, lắng nghe mọi việc để phán đoán ngữ cảnh này có nên thẳng thắn nói lên suy nghĩ của bản thân hay không? Đôi khi thẳng thắn còn bị hiểu nhầm với thảo mai vì nói sự thật quá sức tưởng tượng, ví dụ khen một ai đó tài giỏi, xinh đẹp chẳng hạn. Người thẳng thắn thì họ luôn nói những điều chân thật, không bao giờ bịa đặt hay xuyên tạc lung tung. Do đó, đừng hiểu nhầm những người thẳng thắn các bạn nhé!

Hạn chế của việc thẳng thắn
Hạn chế của việc thẳng thắn

Như vậy, với những quan điểm trên hy vọng các bạn sẽ phần nào hiểu được thẳng thắn là gì? Có nên thẳng thắn hay không? Và thẳng thắn có được cho là đức tính tốt hay không? Hãy thẳng thắn khi cần thiết và kiềm chế nó đúng lúc để thành công hơn nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: