SDK là gì? Phân biệt SDK và API, tìm hiểu những bộ SDK tốt hiện nay

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-02-05 11:24:18

SDK là công cụ được sử dụng khá phổ biến khi lập trình ứng dụng. Vậy công dụng thực tiễn của SDK là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay về SDK qua bài viết sau đây.

1. SDK là gì?

SDK là viết tắt của Software Development Kit có nghĩa là bộ công cụ phát triển phần mềm dùng để phát triển ứng dụng trên một nền tảng nhất định. SDK cung cấp các thư viện, tài liệu, mẫu template, sample code, tiện ích gỡ rối, các ghi chú hỗ trợ hoặc các tài liệu bổ sung,… có sẵn để Developer có thể tích hợp thêm vào phần mềm/ứng dụng của mình đang làm.

 

Giải đáp SDK là gì
Giải đáp SDK là gì?

Các công cụ SDK này sẽ bao gồm một loạt các yếu tố như là thư viện, tài liệu, các mẫu mã, quy trình, hướng dẫn,… mà các nhà phát triển có thể sử dụng, tích hợp vào ứng dụng riêng của họ. SDK được thiết kế nhằm mục đích sử dụng cho các nền tảng, ngôn ngữ lập trình nhất định.

Chính bởi vậy mà các lập trình viên ứng dụng sẽ cần có bộ công cụ SDK để xây dựng nên các ứng dụng Android, iOS tương ứng, Vmware SDK để tích hợp cho các nền tảng Vmware hoặc là SDK Bắc Âu, từ đó xây dựng ra các sản phẩm Bluetooth hoặc là những sản phẩm không dây,…

Xem thêm: Tìm việc làm IT phần mềm

2. SDK bao gồm những loại nào?

Hiện nay, SDK được xây dựng tùy chỉnh để làm sao cho tương thích với các ngôn ngữ lập trình cùng các đặc điểm tương ứng của nó. Cụ thể, khi sử dụng SDK, các lập trình viên sẽ thường gặp một số loại SDK phổ biến sau:

- Bộ công cụ SDK cho Android sẽ sử dụng ngôn ngữ Java và được dùng để lập trình các ứng dụng trên nền tảng của Android.

- Bộ công cụ SDK cho iOS sẽ sử dụng ngôn ngữ Swift và được dùng để hỗ trợ cho lập trình ứng dụng trên nền tảng của iOS.

SDK bao gồm những loại nào
SDK bao gồm những loại nào?

- Bộ công cụ SDK cho Windows thì yêu cầu cần phải có .NET Framework SDK đi kèm với .NET để có thẻ lập trình các phần mềm chuyên dụng.

- Bộ công cụ SDK cho VMware thì được sử dụng để tích hợp với nền tảng của VMware và cho phép ảo hóa trên công nghệ điện đám mây.

- Bộ công cụ SDK cho Bắc Âu được sử dụng để hỗ trợ việc tạo ra các sản phẩm Bluetooth hoặc là sản phẩm không dây.

3. Lợi ích của việc sử dụng SDK

Các lập trình viên khi sử dụng SDK sẽ có thể nhận được rất nhiều lợi ích vô cùng lớn đó là:

SDK có khả năng tích hợp nhanh chóng, giúp rút ngắn chu kỳ bán hàng

Cụ thể, khi bạn thực hiện nhiều giao dịch cùng một lúc thì SDK sẽ giúp tăng tốc độ của chu kỳ này. Bộ công cụ SDK sẽ có khả năng giúp tích hợp các nền tảng, các hệ điều hành và phần mềm đi kèm với nhau một cách nhanh chóng. Thông qua đó bạn có thể rút ngắn được chu kỳ bán hàng.

Lợi ích của việc sử dụng SDK
Lợi ích của việc sử dụng SDK

SDK có khả năng triển khai nhanh chóng

Có thể thấy, hiếm khi có nhà phát triển phần mềm nào lại có đủ thời gian để mã hóa các công cụ ngay từ đầu. Thường thì trung bình một ứng dụng Android sẽ cần sử dụng khoảng 18,2 SDK ở bên thứ 3 và con số này thậm chí có thể sẽ nhiều hơn nếu như ứng dụng mà lập trình viên phát triển là các trò chơi điện tử trên di động.

Ví dụ như bạn cần phải chia sẻ nội dung hay các hình ảnh từ ứng dụng của mình lên trên mạng xã hội Facebook thì thay vì viết mã code từ đầu, bạn hãy tìm kiếm bộ công cụ SDK Android của Facebook để lấy mã hoạt động sao cho phù hợp với thiết bị di động. Chính điều này sẽ giúp cho bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, gia tăng tốc độ triển khai ứng dụng.

SDK giúp tăng cường phạm vi của ứng dụng/sản phẩm

Nếu như bạn có một phần mềm/ứng dụng giá trị thì công cụ SDK đi kèm sẽ có thể giúp tăng cường phạm vi hoạt động hoặc là xuất hiện cho các sản phẩm. Theo đó, SDK sẽ giúp ứng dụng có thể được tiếp xúc, tương tác rộng rãi với các phần mềm, ứng dụng khác. Thông qua đây thì khách hàng có thể biết đến thương hiệu của bạn nhiều hơn.

SDK giúp tăng cường phạm vi của ứng dụng/sản phẩm
SDK giúp tăng cường phạm vi của ứng dụng/sản phẩm

Ngoài ra, việc cho phép các doanh nghiệp, nhà phát triển khác sử dụng công nghệ của mình thông qua SDK cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều đối tượng hơn, đồng thời quá trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. Do đó, tất cả những gì mà lập trình viên cần thực hiện lúc này đó chính là cung cấp một SDK có tính năng tốt nhất để triển khai, tích hợp hoàn hảo trên các ứng dụng.

SDK giúp kiểm soát thương hiệu tốt hơn, giảm bớt rủi ro

Bên cạnh những ưu điểm, lợi ích trên thì SDK cũng cho phép bạn điều chỉnh cách thức các ứng dụng hiển thị trên các phần mềm tương tác. Việc kiểm soát này không chỉ cho phép lập trình viên có thể thay đổi các phương pháp sản phẩm tích hợp với những ứng dụng khác mà còn giúp tùy chỉnh cả mặt giao diện mà vẫn đảm bảo sự an toàn cho các chức năng khác. SDK giúp cho phần mềm được an toàn hơn và làm giảm bớt những giá trị quyết định đến chất lượng trải nghiệm của người dùng hiện nay.

4. Một SDK tốt có những đặc điểm gì?

Hiện nay, có rất nhiều bên thứ 3 cung cấp bộ công cụ phần mềm SDK cho lập trình ứng dụng, phần mềm. Tuy nhiên, để tìm được một SDK tốt, phù hợp và cung cấp những giá trị cần thiết cho nhà phát triển để họ xây dựng được phần mềm có ích thì lại là vấn đề cần phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng.

Một SDK tốt có những đặc điểm gì
Một SDK tốt có những đặc điểm gì?

Để có thể đánh giá được một SDK tốt thì các nhà phát triển phần mềm, ứng dụng sẽ cần phải căn cứ vào một số đặc điểm sau:

- SDK có dễ dàng và được sử dụng bởi các nhà phát triển khác hay không?

- SDK có tài liệu hướng dẫn chi tiết, giải thích rõ ràng về các mục đích, cách thức hoạt động,… của các mã code hay không?

- SDK cần cung cấp đầy đủ các chức năng để tăng cường giá trị sử dụng của các ứng dụng khác.

- SDK cần có khả năng tích hợp tốt trong các trường hợp sử dụng cùng với các SDK khác.

- Cuối cùng, SDK cần không gây ảnh hưởng xấu đến CPU, Pin hoặc là mức độ tiêu hao năng lượng của các thiết bị sử dụng.

5. Phân biệt giữa SDK và API

Có rất nhiều lập trình viên mới nhầm lẫn giữa SDK và API. Tuy nhiên, giữa 2 công cụ này lại có nhiều điểm khác biệt mà trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp phân biệt rõ ràng giữa SDK với API, cùng theo dõi nhé.

API là giao diện lập trình ứng dụng và là một phần mềm trung gian – nơi mà các ứng dụng, chương trình có thể tương tác được với nhau. API cũng được tương tự như việc bàn phím là nơi kết nối giúp cho người dùng có thể điều khiển được máy tính.

Không giống API, SDK lại đóng vai trò như tập hợp các công cụ. Các chương trình khác nhau có thể sử dụng để phát triển các phần mềm, ứng dụng mới trên nền tảng cụ thể.

Tuy nhiên thì cả 2 công cụ này đều có thể kết nối các phần mềm với nhau. Do đó, việc nhầm lẫn giữa API và SDK lại rất hay xảy ra.

Phân biệt giữa SDK và API
Phân biệt giữa SDK và API

Một ví dụ đơn giản để bạn hiểu rõ và phân biệt được SDK với API đó là hãy tưởng tượng đến việc nướng bánh, bạn sẽ cần có một công thức nhất định để trộn bột, chế biến nguyên liệu sao cho chính xác. Khi đó, API sẽ được xem là công thức, tuy nhiên thì đôi khi để rút ngắn thời gian, bạn cũng có thể mua hỗn hợp bánh đã được trộn sẵn và nó đã bao gồm đầy đủ các nguyên liệu chính. Theo đó, bạn sẽ chỉ cần biến tấu, thêm các thành phần phụ nữa là có thể làm xong bánh mang đi nướng. Và hỗn hợp bánh này chính là SDK.

Như vậy, SDK sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ những gì cần thiết nhất bao gồm các đoạn mã code để xây dựng nên ứng dụng, phần mềm hoàn chỉnh. Một phiên bản SDK đơn giản nhất có thể sẽ chỉ gồm duy nhất một API.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ về SDK là gì rồi phải không? Mong rằng những thông tin mà vieclam88.vn cung cấp sẽ hữu ích cho các bạn nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: