Quản lý doanh nghiệp là gì? Quy trình quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Icon Author Lê Tuệ Nhi

Ngày đăng: 2021-06-16 09:21:13

Một điều chắc chắn rằng doanh nghiệp thực sự đi lên và phát triển bền vững là vào một phần lớn khả năng của người quản lý doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu kỹ chức năng, vai trò và lợi ích quản lý doanh nghiệp là gì trong bài viết sau:

1. Quản lý doanh nghiệp là gì?

Quản lý doanh nghiệp là một hệ thống các luật lệ, chính sách, hoạt động được đưa ra nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu đưa ra.

Trong lĩnh vực kinh tế tài chính, chắc hẳn bạn không còn xa lạ với cụm từ quản lý doanh nghiệp nhưng chưa chắc bạn đã hiểu đúng và đủ ý nghĩa của nó.

Quản lý doanh nghiệp là một hệ thống các luật lệ, chính sách, hoạt động được đưa ra nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu đưa ra. Người làm nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp là người có kiến thức chuyên môn lẫn thị trường sâu rộng, biết khôn khéo và dung hòa các mối quan hệ trong doanh nghiệp và thương trường.

Quản lý doanh nghiệp trong tổ chức
Quản lý doanh nghiệp trong tổ chức

Một cách hiểu khác, quản lý doanh nghiệp là công việc thông qua sử dụng thiết bị hay làm việc thông qua các cá nhân để thực hiện việc làm được giao nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 

Thông thường, người làm chủ doanh nghiệp sẽ là người quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên trong vài trường hợp người quản lý doanh nghiệp chỉ là đại diện cho công ty. Một số chức danh của quản lý doanh nghiệp mà bạn có thể biết hoặc từng nghe qua đó là:

- Tổng giám đốc

- Giám đốc

- Chủ tịch hội đồng quản trị

- Chủ tịch công ty

Đọc thêm: Bí quyết chọn phần mềm quản lý công việc cho doanh nghiệp

2. Vai trò của quản lý doanh nghiệp

Như đã nói thì quản lý doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp. Trong đó, có thể chia ra làm 3 nhóm vai trò chinh:

2.1. Vai trò quan hệ với con người trong tổ chức

Về vai trò quan hệ con người trong doanh nghiệp thì đầu tiên quản lý doanh nghiệp có chức năng đại diện cho doanh nghiệp đấy. Vai trò này mang tính lễ nghi và hình thức.

Thứ hai là vai trò lãnh đạo. Người quản lý doanh nghiệp sẽ kiểm soát, chỉ đạo các quyết định hoạt động của doanh nghiệp đi theo lộ trình đồng thời sẽ kiểm tra, rà soát công việc của cấp dưới.

Điều hành công việc
Điều hành công việc

Chức năng thứ ba là trong nhóm vai trò này là liên lạc. Trong quá trình quản lý doanh nghiệp thì phải liên tục trao đổi, xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ gắn bó trong và ngoài doanh nghiệp. Có một mối quan hệ tốt đẹp sẽ giúp thúc đẩy mục tiêu hoàn thành tốt hơn.

2.2. Vai trò thông tin trong doanh nghiệp

Về vai trò thông tin trong doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp sẽ giữ trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin mới liên quan đến doanh nghiệp, thị trường, đối thủ và các thông tin liên quan khác.

Tiếp theo là phổ biến đưa chính xác, đúng và đủ những thông tin này tới nhân viên, đối tác của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng phải cung cấp thông tin cần thiết cho những đơn vị liên quan.

2.3. Vai trò quyết định trong doanh nghiệp

Đây có thể nói là vai trò quan trọng nhất của của quản lý doanh nghiệp. Khi đó, người làm quản lý doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm đưa ra những phương thức quản lý phù hợp với mục tiêu cũng như đích đến của doanh nghiệp đó.

Vai trò lãnh đạo
Vai trò lãnh đạo

Ngoài ra cũng cần giải quyết các vấn đề xáo trộn xảy ra, đưa ra giải pháp tình huống đối phó. Phân bổ các nguồn lực trong tổ chức sao cho hài hòa và chính xác cũng như quyết định chính sách, đàm phán, thương thảo với đối tác của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Top 4 app quản lý tài chính cá nhân bạn nên dùng

3. Muốn quản lý doanh nghiệp tốt cần những kỹ năng gì?

Để quản lý doanh nghiệp tốt thì nhà quản lý doanh nghiệp phải trau dồi bổ sung các kỹ năng cơ bản đến nâng cao sau:

- Kỹ năng đánh giá nhân viên

Là người dẫn đầu và kiểm soát mọi công việc nhưng đôi lúc nhà quản lý doanh nghiệp sẽ không bao quát được tình hình thực hiện tiến độ của từng nhân viên trong một tổ chức lớn. Vì thế, nhà quản lý phải được yêu cầu là có kỹ năng đánh giá năng lực rèn luyện và thực chiến của nhân viên.

Đánh giá năng lực
Đánh giá năng lực

Mục đích là phân bổ và điều chỉnh công việc “đúng người đúng chỗ”. Có như vậy thì doanh nghiệp mới phát triển đều và đồng bộ được. Đồng thời đánh giá năng lực của nhân viên cũng là cách thể hiện sự tôn trọng với năng lực của mỗi người, giúp họ có ý chí phấn đấu và cầu tiến trong công việc hơn nữa.

- Kỹ năng lắng nghe và tôn trọng

Do không thể bao quát được hết các phát sinh vấn đề trong doanh nghiệp nên quản lý doanh nghiệp phải biết lắng nghe những chia sẻ góp ý từ người bên cạnh, từ nhân viên cấp dưới của mình. Họ sẽ đưa ra lời khuyên bổ ích cho sự phát triển doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tôn trọng đồng nghiệp và nhân viên sẽ tạo cơ hội để mọi người trong doanh nghiệp đoàn kết, sát lại gần nhau.

- Kỹ năng giải quyết rủi ro phát sinh

Thực tế, trong quản lý và điều hành doanh nghiệp, bạn sẽ không ít lần phải đối mặt với các vấn đề nan giải đến những tình huống dở khóc dở cười. Điều quan trọng là nhà quản lý phải luôn giữ cho mình một cái đầu lạnh để đưa ra được phán đoán chính xác

- Kỹ năng chuyên môn

Tất nhiên, kỹ năng chuyên môn là điều bắt buộc không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp. Muốn quản lý doanh nghiệp tốt thì bạn phải biết mình là ai, mình cần làm gì và làm như thế nào. Đấy là điều cơ bản trước khi nghĩ đến những thứ to lớn hơn trong tương lai.

Chuyên môn vững
Chuyên môn vững

- Kỹ năng cạnh tranh lành mạnh

Quản lý doanh nghiệp không chỉ là đảm bảo ổn định các mối quan hệ của doanh nghiệp mà còn phải biết cạnh tranh trên thị trường. Nhưng hãy là nhà quản lý doanh nghiệp thông minh, đừng vì những tư lợi nhỏ bé trước mắt mà sử dụng các chiêu bài bẩn trong cuộc chơi. Rất nhanh chóng thì bạn sẽ phải chào sân vì những hành động đấy.

Bên cạnh đó thì cũng phải khuyến khích nhân viên cạnh tranh lành mạnh. Có nghĩa là tạo cơ hội để nhân viên thể hiện tài năng, điều này có thể tạo động lực cho nhân viên và tăng thêm mối quan hệ gắn kết giữa nhân viên và công ty.

- Kỹ năng đàm phán thương thảo

Đây là kỹ năng mà trong quản lý doanh nghiệp ai cũng đều phải có. Bởi nếu muốn giành được lợi ích, dự án, khách hàng,... cho doanh nghiệp thì bạn phải khéo léo đàm phán và thương thảo với đối tác để có thể nhận được nhiều nhất giá trị lợi ích cho doanh nghiệp.

Đọc thêm: Những lưu ý khi sử dụng phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp

4. Quy trình quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Và có thể xây dựng được hoạt động quản lý điều hành doanh nghiệp hiệu quả thì bạn cần xem xét và tuân theo lộ trình sau:

- Xác định được tầm nhìn, sứ mệnh và văn hóa giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn đưa ra thị trường.

- Xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp từ mục tiêu đề ra.

- Lập bảng phân bổ nhiệm vụ, công việc và KPIs.

- Xây dựng được hệ thống quy trình vận hành, quy định nội bộ và những hướng dẫn thực hiện quy tắc nhiệm vụ trong công ty.

- Ứng dụng tích hợp các phần mềm công nghệ trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.

Quy trình quản lý doanh nghiệp
Quy trình quản lý doanh nghiệp

Tùy vào từng doanh nghiệp có quy mô và văn hóa hoạt động khác nhau mà quy trình này có thể nhiều hay ít. Tuy nhiên thì hầu hết phải dựa vào quy trình cốt lõi này để xây dựng bộ máy vận hành cho doanh nghiệp một cách trơn tru và hiệu quả.

Qua bài viết quản lý doanh nghiệp là gì có thể thấy được đây là công việc không hề dễ dàng đối với bất kỳ ai. Nhưng trên con đường đi đến thành công của mỗi doanh nghiệp thì không thể bỏ qua được vai trò của quản lý doanh nghiệp.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: