Quản lý con người là gì? Kỹ năng giúp quản lý con người hiệu quả

Icon Author Triệu Thảo

Ngày đăng: 2021-06-16 10:16:37

Một doanh nghiệp muốn thành công và phát triển thì phải có cách quản lý con người hiệu quả. Con người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự tồn tại và phát triển. Vậy quản lý con người là gì? Cùng vieclam88.vn tìm hiểu vai trò của người quản lý con người và những kỹ năng giúp quản lý con người hiệu quả.

1. Quản lý con người là gì?

Quản lý con người có rất nhiều khái niệm khác nhau.

Quản lý con người là sự đào tạo, bồi dưỡng con người, đảm bảo sự chấp thuận, hài hòa các nguyện vọng, lợi ích và hòa thuận giữa cá nhân, tổ chức.

Quản lý con người là gì?
Quản lý con người là gì?

Quản lý con người là điều kiện giúp các cá nhân thực hiện tốt vai trò và nghĩa vụ nhiệm vụ được giao.

Quản lý con người là xác định đúng vai trò của một cá nhân cụ thể nào đó trong tổ chức, doanh nghiệp. Người quản lý phải xác định được vai trò và quyền hạn của các cá nhân trong tập thể.

Ngoài nhiệm vụ hướng dẫn nhân viên trong công việc, thực hiện đúng các quyền hạn của mình thì người quản lý con người còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Để nhân viên của mình phát huy được hết vai trò và quyền hạn, người quản lý cần giúp họ thích nghi với nhau, với doanh nghiệp, tập thể để họ có thể phát huy được tính sáng tạo, độc lập, có mối quan hệ gắn kết với các thành viên khác.

Xem thêm:  việc làm quản lý điều hành

2. Vai trò của người quản lý con người là gì?

Người quản lý có vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Người quản lý con người sẽ tạo ra sự thống nhất giữa các bộ phận trong công ty, tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các nhân viên, để nhân viên đem lại kết quả tốt nhất trong công việc.

Vai trò của người quản lý con người là gì?
Vai trò của người quản lý con người là gì?

Người quản lý con người sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mọi người cùng thực hiện tốt công việc chung. Người quản lý sẽ hợp tác với cấp quản lý cao hơn, cộng sự của mình và toàn bộ nhân viên trong công ty. Một người quản lý tốt cần cân bằng được giữa lợi ích của cá nhân và tập thể, cân bằng giữa nhu cầu của đơn vị, yêu cầu của cấp trên và nhu cầu của nhân viên trong doanh nghiệp.

Người quản lý con người cũng giúp khơi gợi và thiết lập tính đoàn thể. Để nhân viên trong doanh nghiệp trở nên nhiệt tình, hứng khởi làm nhân viên hài lòng và yêu thích, người quản lý có thể quan tâm đến các vấn đề nhỏ nhặt như hỏi thăm sức khỏe của nhân viên, một bức vẽ hài hước trên bảng thông báo hay một chiếc bánh gato trong ngày sinh nhật của nhân viên. Những hành động như thế sẽ làm nhân viên cảm thấy người quản lý đang quan tâm đến họ, họ sẽ hết lòng vì công việc chung.

Đảm bảo an toàn và yên ổn cho nhân viên trong công ty cũng là vai trò của người quản lý. Người quản lý con người chỉ thành công khi đặt sức khỏe và tính mạng của nhân viên lên trên hết, cần tạo cho họ niềm tin và sự an toàn để nhà quản lý có thể dễ dàng tìm kiếm sự trợ giúp và trung thành ở họ.

Người quản lý con người cũng giúp khơi gợi và thiết lập tính đoàn thể
Người quản lý con người cũng giúp khơi gợi và thiết lập tính đoàn thể

Người quản lý con người sẽ điều phối và phối hợp các hoạt động của con người trong doanh nghiệp, tối ưu hóa hết thời gian và nâng cao hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp. Người quản lý con người sẽ dành thời gian để cải thiện năng lực nhân viên, truyền cho họ tất cả những hiểu biết và kinh nghiệm mà người quản lý có để họ ngày càng phát triển hơn. Chính qua hành động này, người quản lý đã đào tạo ra những người có năng lực phát triển, những nhân vật đủ khả năng thăng tiến để thay thế mình trong tương lai, khiến các nhân viên phấn khích và cố gắng hết mình trong công việc.

Đọc thêm: Lãnh đạo khác quản lý như thế nào ?

3. Những kỹ năng để quản lý con người hiệu quả

Để quản lý con người hiệu quả, người quản lý con người cần có những kỹ năng dưới đây:

3.1. Lắng nghe nhân viên chân thành và đặt ra những câu hỏi

Bạn hãy dành thời gian để lắng nghe nhân viên nói nhiều hơn. Dùng cử chỉ, nét mặt và thái độ của bạn thể hiện rằng bạn đang chăm chú lắng nghe nhân viên nói, giúp họ “trải lòng” một cách dễ dàng, hãy thấu hiểu và phân tích nghiêm túc cho họ. Đừng cắt ngang khi nhân viên đang nói, nếu muốn họ dừng lại để mình giải thích câu họ vừa nói, hãy cho nhân viên tín hiệu tạm ngưng một cách lịch sự.

Lắng nghe nhân viên chân thành và đặt ra những câu hỏi
Lắng nghe nhân viên chân thành và đặt ra những câu hỏi

Dù họ trình bày có thuyết phục hay không, thì người quản lý cũng cần hỏi những câu hỏi về vấn đề họ vừa trình bày, gợi ý chủ đề bàn luận. Khi đó nhân viên sẽ tự tin hơn để giải thích vấn đề, tạo động lực để thúc đẩy họ nâng cao hiệu suất công việc. Tuyệt đối không nên hỏi xoáy hay chê trách nhân viên trước mặt mọi người.

Đọc thêm: Quản lý và quản trị khác nhau như thế nào ?

3.2. Kỹ năng quản lý

Một người quản lý không thể thực hiện được các công việc nếu như không có kỹ năng quản lý. Người quản lý con người sẽ hoạch định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp. Người quản lý cần có tầm nhìn xa, định hướng chiến lược và quản lý các công việc của mình cũng như công việc chung được tốt nhất, cân bằng được giữa công việc và cuộc sống.

3.3. Kích thích năng suất làm việc bằng kích thích sự cạnh tranh

Cạnh tranh chính là phương pháp tốt để tăng hiệu quả làm việc của nhân viên. Nhưng người quản lý không nên để nhân viên đố kỵ, hơn thua nhau, lúc này sẽ phản lại tác dụng của tính cạnh tranh, khiến nội bộ công ty lục đục.

Kích thích năng suất làm việc bằng kích thích sự cạnh tranh
Kích thích năng suất làm việc bằng kích thích sự cạnh tranh

Khuyến khích sự cạnh tranh nhưng cần tạo cảm giác nể phục cho nhân viên. Họ sẽ nhìn vào kết quả làm việc của nhân viên để phấn đấu chứ không bới móc, ganh tị nhau.

Muốn vậy, bạn cần tạo ra một môi trường công bằng và minh bạch, tạo cơ hội, nguồn lực cho nhân viên giống như nhau. Sau khi hết một tuần hoặc một tháng, bạn tổng kết kết quả, so sánh, nhận xét và gửi đánh giá đến toàn bộ nhân viên.

Mỗi người đều giỏi một lĩnh vực riêng, bạn không nên so sánh nhân viên này với nhân viên khác. Bạn nên hướng dẫn, động viên những người yếu kém hơn để họ phấn đấu tốt hơn trong công việc.

3.4. Không cần tỏ ra biết mọi thứ

Một số người quản lý luôn tỏ vẻ biết mọi thứ, ra oai với nhân viên của mình, sau đó bắt họ làm đúng theo ý mình. Tuy nhiên, khi bạn làm vậy sẽ khiến nhân viên bất mãn. Đôi khi còn có người có trình độ vượt trội hơn cả bạn, vì thế nếu bạn làm vậy sẽ khiến nhân viên giỏi sang công ty đối thủ và bạn biến thành trò cười.

Không cần tỏ ra biết mọi thứ
Không cần tỏ ra biết mọi thứ

3.5. Hành động quyết liệt và ghi nhớ thỏa thuận

Bạn phải thực hiện những gì bạn đã nói ra, kiểm soát được lời nói của mình và giữ đúng lời hứa. Bạn sẽ là người tiên phong, chủ động trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Những lời nói hay thỏa thuận bạn đã ký kết, thì bạn phải thực hiện cho bằng được. Đừng để nhân viên mất đi sự phục tùng và mất niềm tin với bạn.

3.6. Lương, thưởng rõ ràng

Khi nhân viên đạt được hiệu suất làm việc đúng yêu cầu, nên khen ngợi và trao thưởng rõ ràng, khích lệ nhân viên trước mặt nhân viên khác. Được ca ngợi trước mọi người sẽ khiến cá nhân hưng phấn, cống hiến hết mình cho công việc và khiến những người khác có động lực làm việc.

3.7. Ứng xử và giao tiếp

Không chỉ là kỹ năng đối với người quản lý con người, đây cũng là kỹ năng mà mọi người nên học hỏi. Nó giúp nâng cao các mối quan hệ, dễ dàng thực hiện công việc cũng như giúp ích cho cuộc sống. Đối với một người quản lý thì kỹ năng này vô cùng quan trọng, giúp truyền đạt thông tin dễ dàng đến nhân viên, giúp họ dễ hiểu và thực hiện tốt các công việc được giao. Vì vậy, bạn cần rèn luyện kỹ năng ứng xử và giao tiếp.

Ứng xử và giao tiếp
Ứng xử và giao tiếp

 

4. Để trở thành một người quản lý giỏi thì cần những yếu tố gì?

Một tổ chức nhỏ hay một xã hội lớn thì cũng đều cần có những người quản lý mặc dù chức vụ sẽ là khác nhau. Muốn trở thành một người lãnh đạo tốt, nhà quản lý tốt cần đảm bảo những tố chất sau:

- Có khả năng lãnh đạo, hành động, ra quyết định nhanh chóng

- Lập kế hoạch, phán đoán những mục tiêu rõ ràng cho tổ chức

- Có học vấn, khả năng chuyên môn và kinh nghiệm ở vị trí quản lý

- Tố chất cần có: thông minh, tư duy logic, có được sự linh hoạt và quyết đoán trong mọi tình huống

- Biết đầu tư cho nhân viên: nhân viên là những người cống hiến cho sự phát triển chung của công ty, do đó đầu tư cho nhân viên cũng chính là cách để tăng doanh thu lợi nhuận

- Kỹ năng giao tiếp tốt: đây là một kỹ năng cơ bản mà mỗi nhà lãnh đạo quản lý nào cũng phải có. 

Những yếu tố để quản lý con người một cách hiệu quả
Những yếu tố để trở thành người quản lý giỏi

 

Với những chia sẻ qua bài viết trên đây, vieclam88.vn hy vọng bạn đã hiểu rõ quản lý con người là gì, cũng như vai trò và kỹ năng của một người quản lý con người cần có. Con người chính là nhân tố trung tâm của mọi hoạt động, do đó thực hiện tốt công việc quản lý sẽ giúp bạn trở nên thành công.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: