​PR khác quảng cáo như thế nào? Phân biệt PR và quảng cáo

Icon Author Triệu Thảo

Ngày đăng: 2021-06-07 09:50:26

Bạn có bao giờ thắc mắc PR là gì và quảng cáo là gì hay không? Bạn có bao giờ nhầm tưởng hai loại hình này là một hay không? Mặc dù PR và quảng cáo đều giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu để thu lại lợi nhuận, nhưng hai loại hình này hoàn toàn khác nhau đấy nhé. Vậy PR khác quảng cáo như thế nào? Cùng vieclam88.vn tìm hiểu nhé!

1. Khái niệm PR là gì và quảng cáo là gì?

1.1. PR là gì?

PR là từ viết tắt của Public Relations nghĩa là quan hệ công chúng. PR là tập hợp những tin tốt đem lại lợi ích cho sản phẩm của doanh nghiệp, tổ chức thông qua các phương tiện đại chúng hoặc báo chí, từ đó giúp doanh nghiệp tăng uy tín về sản phẩm cũng như thương hiệu của họ.

PR là cách doanh nghiệp có mối quan hệ tốt đối với một nhóm công chúng trực tiếp, để công chúng có thể quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó, nhóm công chúng này sẽ lan truyền đi những điều tốt, thông tin cho sản phẩm của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và địa vị trong mắt người tiêu dùng.

PR là gì?
PR là gì?

PR giúp các doanh nghiệp mở rộng được thị trường và giảm thiểu các thông tin xấu một cách tốt nhất.

Ví dụ: Khi bạn đã cho khách hàng trải nghiệm về sản phẩm của công ty và công ty bạn chăm sóc khách hàng rất tốt. Bỗng nhiên công ty đối thủ của bạn tung tin đồn xấu về bạn, thì khách hàng đó sẽ không tin và có thể đứng lên “giải oan” cho bạn nữa đó.

Xem thêm: Danh sách việc làm marketing - pr

1.2. Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là việc sử dụng các hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không trả phí để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người dùng. Quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa con người với nhau, muốn truyền thông thì phải trả phí cho các phương tiện truyền thông, để công chúng biết đến sản phẩm và tác động đến người nhận thông tin.

Quảng cáo là gì?
Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là nỗ lực tác động đến hành vi mua hàng của khách hàng bằng cách cung cấp thông điệp đến đến người tiêu dùng, thuyết phục người mua về sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Quảng cáo mang đến cho bạn thông tin hữu ích về sản phẩm, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Qua đó, doanh nghiệp cũng dễ dàng tìm kiếm được khách hàng, bán được nhiều sản phẩm và thu về lợi nhuận cao hơn.

Xem thêm: Danh sách việc làm tiếp thị quảng cáo

2. PR có phải quảng cáo không?

PR không phải quảng cáo, chúng hoàn toàn khác nhau.

PR là việc tìm kiếm và xây dựng các mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, cá nhân với cộng đồng, tạo nên lợi ích cho đôi bên. Các hoạt động của PR như quan hệ đoàn thể, xây dựng và phát triển brand, PR nội bộ, quản lý báo chí truyền thông, xử lý khủng hoảng, chăm sóc khách hàng và có trách nhiệm xã hội.

PR có phải quảng cáo không?
PR có phải quảng cáo không?

Quảng cáo là tuyên truyền các sản phẩm, dịch vụ nhằm giới thiệu thông tin sản phẩm, dịch vụ đó đến khách hàng. Xây dựng ý tưởng, công trình tìm hiểu khách hàng, tạo nên các thói quen và hành vi của khách hàng. Sau đó, kêu gọi khách hàng bằng thông điệp.

Đọc thêm: Pr sản phẩm là gì? Làm thế nào để pr sản phẩm hiệu quả nhất

3. PR khác quảng cáo như thế nào?

PR và quảng cáo đều mang đến cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ thông qua hình thức truyền thông, củng cố và tạo niềm tin trong lòng khách hàng, giúp họ có ấn tượng tốt đẹp đối với sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Nhưng PR và quảng cáo có rất nhiều điểm khác nhau.

3.1. PR và quảng cáo khác nhau về cách truyền tải

PR là đưa các thông tin mang tính hai chiều, có tầm bao quát rộng hơn quảng cáo, là các thông tin liên quan đến hoạt động đối nội và đối ngoại của tổ chức.

Quảng cáo là cách thức truyền tải thông tin đến khách hàng. Quá trình đưa thông tin của quảng cáo là một chiều và không có sự phản hồi ngay lập tức từ các tổ chức, doanh nghiệp.

3.2. PR và quảng cáo khác nhau về mục tiêu

Mục tiêu của PR là xây dựng và bảo vệ danh tiếng cho tổ chức, doanh nghiệp.

Mục tiêu của quảng cáo là kích thích tiêu thụ được sản phẩm cho các tổ chức và doanh nghiệp, tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tổ chức.

3.3. Quảng cáo là thương mại, PR là phi thương mại

Quảng cáo là chính thông tin của các doanh nghiệp, tổ chức tự nói tốt về bản thân mình, mang tính thương mại.

PR là của các giới truyền thông nói về các doanh nghiệp, tổ chức, là thông tin của bên thứ ba, do đó, PR gián tiếp và phi thương mại.

3.4. PR và quảng cáo khác nhau về đối tượng tiếp nhận

Đối tượng tiếp nhận của PR sẽ chú trọng vào các nhà đầu tư, cơ quan báo chí, chính phủ, các cổ đông,… những người không nhất thiết phải mua các sản phẩm và dịch vụ của họ.

Đối tượng tiếp nhận của quảng cáo các khách hàng, người tiêu dùng, chi trả cho các dịch vụ và sản phẩm.

3.5. PR và quảng cáo khác nhau về hoạt động

Hoạt động của PR là nói chuyện, thông cáo báo chí, tài trợ hợp tác, quan hệ truyền thông và sự kiện liên quan đến kinh doanh và cộng đồng.

PR và quảng cáo khác nhau về hoạt động
PR và quảng cáo khác nhau về hoạt động

Hoạt động quảng cáo là thông qua các kênh truyền thông, quảng cáo trên TV, radio, email, đài FM, áp phích, băng rôn, qua website, mạng xã hội hoặc thông qua các kênh tìm kiếm để giới thiệu cho khách hàng biết các sản phẩm của doanh nghiệp và truyền tải thông điệp.

3.6. Quảng cáo kiểm soát được thông tin còn PR thì không

Quảng cáo có thể kiểm soát được các thông tin, đảm bảo được tính thống nhất của sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông.

PR không thể kiểm soát được nội dung và thời gian thông tin, PR thiếu tính nhất quán và lượng thông tin của người dùng tiếp nhận thông qua góc độ và quan điểm khác nhau.

Đọc thêm: Nắm bắt những chiến lược PR này doanh nghiệp khởi sắc nhanh chóng

3.7. Quảng cáo lặp lại, PR thì không

Quảng cáo sẽ phát đi phát lại nhiều lần thông qua các kênh truyền thông để tác động vào tâm lý, củng cố niềm tin khách hàng.

PR thì không lặp lại nên thiếu tính khắc họa.

3.8. PR và quảng cáo khác nhau về chi phí

Quảng cáo là hoạt động có chi phí rất tốn kém. Quảng cáo cần giới thiệu đến lượng khách hàng cụ thể, nên sẽ tốn kém rất nhiều chi phí.

 PR và quảng cáo khác nhau về chi phí
 PR và quảng cáo khác nhau về chi phí

PR thì không cần tốn nhiều chi phí mà vẫn được nhiều người biết đến. Do PR có sức lan tỏa lớn, ít tốn kém về chi phí hơn.

3.9. PR và quảng cáo khác nhau về hình thức truyền tải

PR có hình thức truyền tải đến công chúng một cách chuẩn mực và nghiêm túc.

Quảng cáo đôi khi mang tính hài hước, truyền tải thông tin một cách đa dạng và linh hoạt.

3.10. PR và quảng cáo có độ tin cậy khác nhau

Quảng cáo thiếu độ tin cậy hơn PR vì quảng cáo là doanh nghiệp tự nói về mình, còn PR là bên thứ ba như bên truyền thông nói về các sản phẩm, từ đó độ tin cậy của PR cũng cao hơn.

4. Ưu điểm, nhược điểm của PR

4.1. Ưu điểm của PR

PR có độ tin cậy cao vì do bên thứ ba nói những điều tốt về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, nên công chúng sẽ tin cậy hơn. PR có phạm vi tiếp cận lớn đến nhiều đối tượng và thu hút họ đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Hiệu quả về chi phí của PR cũng rẻ hơn rất nhiều với quảng cáo.

Ưu điểm của PR
Ưu điểm của PR

4.2. Nhược điểm của PR

Bên cạnh những ưu điểm thì PR cũng có một số nhược điểm như sau:

- PR khó có thể đo lường trực tiếp một cách chính xác và rõ ràng, nên rất khó để đo lường hiệu quả của PR.

- Không giống như quảng cáo, PR không có quyền điều khiển trực tiếp nội dung được phân phối thông qua các phương tiện, đây cũng chính là rủi ro lớn nhất của PR.

- PR không có kết quả đảm bảo vì các tổ chức không trả phí cho các thông cáo báo chí. Các phương tiện truyền thông phải cảm thấy sản phẩm của doanh nghiệp hấp dẫn, thu hút được nhiều mục tiêu thì mới quảng bá đến khách hàng.

5. Ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo

5.1. Ưu điểm của quảng cáo

Quảng cáo có thể tiếp xúc với nhiều đối tượng công chúng cùng một lúc, truyền tải được thông điệp, rất tốt cho việc tạo hình ảnh và nhãn hiệu của sản phẩm và quảng cáo có rất nhiều phương tiện để quảng bá hình ảnh.

Ưu điểm của quảng cáo
Ưu điểm của quảng cáo

5.2. Nhược điểm của quảng cáo

Quảng cáo có thời gian xuất hiện ngắn trên các phương tiện truyền thông và trả phí rất cao. Quảng cáo tiếp cận được rất nhiều khách hàng nhưng không hướng được tới đối tượng cụ thể, gây ra lãng phí. Một số quảng cáo không gây ấn tượng với công chúng nên thường bị lãng quên nhanh chóng.

Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu hơn về PR khác quảng cáo như thế nào, từ đó tránh được sự nhầm lẫn giữa hai hình thức quảng cáo và PR.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: