Phóng viên là gì? Làm sao để trở thành phóng viên chuyên nghiệp?

Icon Author Huỳnh Bích Trâm

Ngày đăng: 2020-07-30 18:10:35

Nghề phóng viên là một nghề vô cùng thú vị, tuy có nhiều vất vả những nghề này cũng mang lại cho chúng ta những trải nghiệm tốt. Tìm hiểu để biết rõ phóng viên là gì và làm sao để trở thành phóng viên chuyên nghiệp nhé.

 

Phòng viên là gì?
Phòng viên là gì?

1. Khái quát về nghề phóng viên là gì?

1.1. Phóng viên là gì?

Phóng viên là tên gọi quen thuộc của một nghề trong lĩnh vực truyền thông báo chí, còn được gọi với tên gọi khác đó là Ký giả, họ chính là những người làm việc tại Đài truyền hình, đài phát thanh truyền hình tại các tỉnh thành phố, các hãng Thông tấn xã, các tòa soạn báo...

Phóng viên có vai trò trong việc đi lấy tin, xác minh thông tin và đưa tin tức trở thành bài viết. Bài báo được viết ra sẽ được chính người phóng viên đó ký tên để đảm bảo về việc chịu trách nhiệm cho sự thật của thông tin.

Phóng viên có trách nhiệm săn tin tức và đôi khi họ cũng là những người kiêm luôn cả nhiệm vụ của một nhiếp ảnh gia hay một nhà quay phim chuyên nghiệp để ghi lại tin hình làm tư liệu cho bài viết tin của mình thêm căn cứ và tính chính xác.

Đọc thêm: Tìm việc làm Báo chí - Truyền hình nhanh, hiệu quả tại vieclam88.vn

Khái quát về nghề phóng viên là gì?
Khái quát về nghề phóng viên là gì?

1.2. Phân loại phóng viên

Với thông tin được chia sẻ trên đây thì chúng ta đã hiểu phóng viên là gì, không dừng lại ở đó, phóng viên là lĩnh vực công việc đa dạng cho nên được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Cùng tìm hiểu để xem phóng viên có những loại nào và nhiệm vụ của các phóng viên làm việc trong từng phân loại đó nhé.

1.2.1. Phóng viên Truyền hình

Những người phóng viên truyền hình là những người làm việc ở các Đài truyền hình, nhiệm vụ hàng ngày của họ chính là thu thập thông tin ở hiện trường nơi diễn ra sự việc cần đưa thông tin. Sau khi đã thu thập được thông tin thì họ sẽ là người chịu trách nhiệm biên kịch nội dung đó.

Khái quát về nghề phóng viên là gì? - Phóng viên truyền hình
Khái quát về nghề phóng viên là gì? - Phóng viên truyền hình

Có nhiều mảng nội dung dành cho phóng viên truyền hình, mỗi người sẽ có thế mạnh riêng và phân vào các nội dung khác nhau như:

- Phóng viên truyền hình thể thao.

- Phóng viên truyền hình văn hóa.

- Phóng viên truyền hình kinh tế.

- ...

Những người phóng viên truyền hình có thể làm việc độc lập, tức là họ xuống hiện trường với công cụ tác nghiệp của họ là chiếc máy quay do họ tự quay. Đôi khi họ lại phối hợp cùng với những người viên tập viên nội dung và cả những nhà quay phim để lên kế hoạch xây dựng lên một ekip quay chuyên nghiệp, mang tới những sản phẩm tư liệu thú vị nhất cho người xem.

Khái quát về nghề phóng viên là gì? - Phóng viên có nhiều loại đa dạng
Khái quát về nghề phóng viên là gì? - Phóng viên có nhiều loại đa dạng

Phóng viên truyền hình hay bất kỳ phóng viên nào đi chăng nữa thì công việc của họ là công việc thường xuyên phải di chuyển, đi đây đi đó khắp mọi nơi để thu thập tin tức, tạo dựng các cảnh quay họ phải tham gia vào xã hội rất nhiều, có nhiều mối quan hệ, phải đảm bảo hoàn thiện các sản phẩm theo đúng với kế hoạch.

Tại các Đài truyền hình luôn có nhu cầu tuyển dụng phóng viên truyền hình, do đó những bạn nào tốt nghiệp từ chuyên ngành có liên quan đến nghiệp vụ truyền hình thì có thể ứng tuyển vào các đài truyền hình khi họ có đợt ứng tuyển.

Đọc thêm: Mô tả công việc biên tập viên từ A tới Z

1.2.2. Phóng viên ảnh

Phóng viên ảnh là những người làm việc trong các tòa soạn, các cơ quan liên quan đến ngành báo chí với nhiệm vụ phụ trách chuyên biệt mảng ảnh. Những bức ảnh mà người phóng viên ảnh chụp sẽ có yêu cầu cụ thể đó là chân thực, diễn tả được nội dung chân thực, truyền tải được những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Khái quát về nghề phóng viên là gì? - Phóng viên ảnh
Khái quát về nghề phóng viên là gì? - Phóng viên ảnh

Những người phóng viên ảnh sẽ làm việc tại các đài phát thanh truyền hình, các tòa soạn, các trang báo điện tử... Một số phóng viên ảnh cũng làm việc tự do, nhận các show.

Một số công việc mà phóng viên ảnh thường làm đó là:

- Xác định sự kiện cần lấy tin ảnh.

- Lựa chọn những thông tin có liên quan đến sự kiện chuẩn bị lấy tin.

- Tới hiện trường sự việc để chụp ảnh hiện trường diễn tả được sự việc đang nói tới.

- Kết hợp với các biên tập viên viết bài để có kế hoạch đưa thông tin cho từng bức ảnh được chụp.

Ngoài những phóng viên được kể trên đây thì còn có phóng viên chiến trường, phóng viên không biên giới, phóng viên tự do,... sẽ đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau.

2. Những tố chất để trở thành phóng viên chuyên nghiệp

Những tố chất để trở thành phóng viên chuyên nghiệp
Những tố chất để trở thành phóng viên chuyên nghiệp

Để có thể thành công trong nghề phóng viên thì các bạn cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố với nhau, bao gồm các yếu tố về trình độ và kỹ năng. Cùng xem cụ thể những yếu tố đó là gì nhé:

2.1. Luôn nhiệt tình, không ngại gian khó

Nghề phóng viên không giống như những công việc trong văn phòng, họ luôn phải di chuyển đến các địa điểm trên khắp cả nước để lấy tin, họ không quản ngại những ngày mưa nắng để có thể lấy được những thông tin hữu ích nhất cho độc giả cả nước.

Tính chất công việc của họ là như vậy, cho nên buộc họ phải đương đầu, khắc phục những vấn đề của ngoại cảnh. Họ cần phải rèn luyện tính can đảm, nhiệt tình...

Phóng viên luôn phải là người nhiệt tình trong công việc
Phóng viên luôn phải là người nhiệt tình trong công việc

2.2. Đặt sự trung thực lên hàng đầu

Những người phóng viên cần phải rèn luyện tính trung thực để truyền thông tin đến người đọc cũng hết sức khách quan. Các phóng viên cần phải phản ánh được hiện thực cuộc sống của mình

Làm ngành phóng viên thì các bạn sẽ gặp phải rất nhiều sự cám dỗ từ các mối quan  hệ xung quanh, rất nhiều đối tượng vi phạm luật vì muốn che dấu hành vi này và không muốn vấn đề bị xã hội biết nên đã dùng tiền để mua chuộc các phóng viên nhằm “bịt miệng”.

Chính những lúc như thế này là những lúc mà người phóng viên cần phải phát huy tinh thần cương trực, khách quan, quyết không thể để kẻ xấu mua chuộc gây ảnh hưởng tới công việc, không tôn trọng sự thật.

Trung thực là yếu tố quan trọng trong nghề phóng viên
Trung thực là yếu tố quan trọng trong nghề phóng viên

2.3. Không ngừng học hỏi, nâng cao hiểu biết

Phải là một người có hiểu biết sâu rộng, bao quát thì mới có thể có cái nhìn đa chiều về bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống. Để làm được điều này thì những người phóng viên cần phải luôn luôn học hỏi, cập nhật thông tin đa chiều...

Xem thêm: Tác nghiệp là gì?

3. Phân biệt giữa Phóng viên và Nhà báo

Trong ngành báo chí, có nhiều thuật ngữ được sử dụng để diễn tả về tính chất của công việc. Tuy nhiên, có hai thuật ngữ rất dễ gây nhầm lẫn về tính chất, vai trò và nhiệm vụ đó là “phóng viên” và “nhà báo”.

Phân biệt giữa Phóng viên và Nhà báo
Phân biệt giữa Phóng viên và Nhà báo

Nhiều người cho rằng phóng viên và nhà báo là một, họ có nhiệm vụ giống nhau chỉ khác mỗi tên. Tuy nhiên, hai công việc, hai vị trí việc làm này là hai vị tri khác nhau. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để thấy được rằng giữa phóng viên và nhà báo có điểm gì chung cũng như những điểm khác biệt để phân biệt giữa hai công việc này.

Nói tới điểm chung của phóng viên và nhà báo thì chúng ta có thể thấy rất rõ điểm tương đồng về công việc, nhiệm vụ đó là, họ đều là những người đi lấy tin tức, phụ trách công việc viết bài và đảm bảo những thông tin của bài viết được chính xác.

Một số điểm khác nhau giữa nhà báo và phóng viên mà chúng ta có thể kể tới đó là:

Điểm khác nhau đầu tiên mà chúng ta có thể thấy được đó là tên công việc, nhà báo có công việc của nhà báo còn phóng viên sẽ có công việc của phóng viên. Công việc của họ có sự tương đồng ở một vài đầu việc, tuy nhiên không phải giống nhau tất cả. Hãy xem những điểm khác biệt giữa nhà báo và phóng viên qua những phân tích bên dưới:

- Nhà báo: Họ chính là những người làm việc trong ngành báo chí và đã chính thức  được công nhận là những người hoạt động báo chí, họ được cấp thẻ nhà báo. Đây là tấm thẻ ngành rất có giá trị về tinh thần và giúp ích rất lớn trong quá trình nhà báo tác nghiệp.

Nghe tới chức danh nhà báo thì chúng ta sẽ liên tưởng tới một nghề cao quý trong xã hội. Nhà báo sẽ luôn có những cơ hội để được tham gia vào nhiều chương trình, sự kiện, hội thảo khác nhau, có thể làm nhiều công việc liên quan như nhà phát ngôn, dẫn chương trình, viết sách,...

- Còn phóng viên là những người làm trong ngành báo chí, họ làm việc trong bộ phận cùng với các nhà báo, họ đưa các tin bài viết, đi chụp ảnh khi được tòa soạn cử đi hiện trường, lúc này họ sẽ sử dụng giấy giới thiệu mà tòa soạn giới thiệu cho họ.

Như thế, phóng viên và nhà báo là hai công việc khác nhau, giữa họ có thể có sự liên hệ, phối hợp trong quá trình làm việc. Công việc nào cũng có những chức năng, nhiệm vụ và ý nghĩa cao cả riêng.

Như thế, phóng viên là gì đã được giải đáp ở những thông tin trên đây. Đó chính là nghề mà rất nhiều người lựa chọn với tính chất công việc đa dạng và thú vị. Nếu như bạn muốn trở thành phóng viên thì hãy truy cập vào website vieclam88.vn để có được cơ hội trở thành phóng viên.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: