[Góc định hướng] Phi công thi khối nào và câu trả lời chi tiết

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2021-05-24 16:17:01

Trở thành phi công và chinh phục bầu trời rộng lớn có lẽ là mơ ước của hàng triệu bạn trẻ hiện nay. Là một việc làm “trên trời” thế nên phi công được xem là một vị trí có khá nhiều đặc thù riêng biệt và các “bí mật” mà không phải ai cũng biết. Vậy, làm sao để có thể trở thành phi công? Nói cách khác thì phi công thi khối nào? Để giúp các bạn hiện thực hóa ước mơ của mình thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp một cách chi tiết những thông tin xoay quanh về việc làm phi công.

1. Hiểu rõ hơn về phi công để nuôi dưỡng ước mơ

Nếu như hồi bé, phi công trong hình dung của bạn, khi là một cậu nhóc 9, 10 tuổi đơn giản chỉ là lái máy bay và bay lượn vài vòng trên bầu trời thì khi lớn lên, có lẽ mọi thứ đã trở nên rõ ràng hơn rất nhiều.

Nghề phi công
Nghề phi công

Phi công, về cơ bản vẫn là người cầm “vô lăng” máy bay và bay con đường trên trời. Thế nhưng, lúc này thì áp lực của “phi công người lớn” bắt đầu được bạn cảm nhận một cách rõ ràng hơn khi bạn biết mình đang nắm “quyền sinh sát” trong tay. Bạn có thể lái máy bay chở hành khách hay máy bay chở hàng hóa,... và dù cho là máy bay nào đi chăng nữa thì sự an toàn là điều mà mỗi phi công cần phải đảm bảo trong mỗi chuyến bay của mình. 

Là một nghề nghiệp mang tính đặc thù, chính vì thế mà nghề phi công trở nên hấp dẫn hơn với các bạn trẻ không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia khác cũng vậy. Không những có thu nhập “khủng” mà đây còn là việc làm đem lại cho các bạn những trải nghiệm vô cùng mới lạ. 

Nghe có vẻ khá bay bổng, thế nhưng, với việc trở thành phi công, các bạn sẽ chịu trách nhiệm với tính mạng của hàng trăm hành khách trên chuyến bay của mình cho dù họ chỉ gặp gỡ bạn thông qua giọng nói mà thôi. Làm việc tại buồng lái máy bay, đi con đường không đèn tín hiệu, bạn sẽ phải thật chắc tay lái để làm sao chuyến bay thành công với việc hạ cánh an toàn. Chưa kể việc đảm bảo một cách chắc chắn các yếu tố như nhiên liệu, lịch trình bay hay kế hoạch bay và các tiếp viên trong chuyến bay sẽ là những điều mà các phi công cũng cần quan tâm rất nhiều. 

Nghề nghiệp mơ ước
Nghề nghiệp mơ ước

Đó là câu chuyện sau khi bạn đã trở thành phi công. Vậy, câu chuyện trước khi trở thành phi công ra sao? Hay nói cách khác thì bạn sẽ phải học ngành gì, thi khối nào để trở thành phi công? Những thông tin tiếp theo đây sẽ giúp bạn biết được câu trả lời cho “phi công thi khối nào”.

2. Lời giải đáp cho câu hỏi “phi công thi khối nào”?

Để trở thành một phi công thì đây sẽ có thể là một hành trình rất dài mà bạn cần phải trải qua. Các khóa học ngắn hạn dành cho phi công, hàng ngàn bài kiểm tra khác nhau cùng với đó là hàng trăm giờ bay thử trên bầu trời là những điều mà bạn sẽ phải trải qua khi muốn trở thành phi công. Một chặng đường bay về đích với vị trí là phi công sẽ có thể kéo dài từ 3 - 4 năm tùy thuộc vào năng lực và tố chất của bạn. 

Với mỗi một phi công hay các vị trí khác trong ngành hàng không nói chung hiện nay thì ngoại ngữ được xem như yêu cầu bắt buộc. Cùng với đó chính là kiến thức về vật lý hay các kiến thức tự nhiên khác để giúp bạn trở thành một phi công bản lĩnh hơn với sự hiểu biết của mình về tốc độ bay, hướng gió,... Mọi thứ sẽ cần được tính toán một cách chi tiết để giúp bạn có thể làm chủ chuyến bay của mình.

Đơn xin việc mẫu

Phi công thi khối nào?
Phi công thi khối nào?

Dựa trên những yêu cầu đó thì các khối thi cho phi công sẽ có thể là các khối như A00 (toán, lý, hóa), A01 (toán,lý anh), D01 (toán, văn, anh) và D90 (toán, KHTN, tiếng anh). Đây chính là 4 khối thi mà các bạn có thể lựa chọn để theo đuổi chuyên ngành hàng không nói chung và nghề phi công nói riêng. 

Tuy nhiên, các khối thi này mới chỉ là những khởi điểm ban đầu của bạn cho việc trở thành phi công mà thôi. Như đã nói ở trên, những bài test đánh giá và hàng trăm giờ bay thử sẽ thực sự trở thành những thách thức lớn hơn với các bạn trên con đường trở thành một phi công thực sự.

3. Những bài kiểm tra và tiêu chuẩn dành cho phi công 

3.1. Những tiêu chuẩn cần có ở một phi công

Đối với một phi công thì các tiêu chí được đưa ra để đánh giá các thí sinh sẽ bao gồm:

- Trình độ văn hóa: Đã tốt nghiệp trung học phổ thông và có các chứng chỉ về khóa học phi công cụ thể cũng như “bằng lái” dành cho phi công. Nếu như bạn muốn bay cho các hãng hàng không thì bằng ATPL là điều kiện bắt buộc.

- Trình độ ngoại ngữ: IELTS từ 5.5 trở lên và TOEFL iBT là từ 71.

- Độ tuổi: Để ứng tuyển vị trí phi công thì các bạn sẽ cần ghi nhớ về độ tuổi phù hợp là từ 18 tuổi - 35 tuổi.

Tiêu chuẩn dành cho phi công
Tiêu chuẩn dành cho phi công

- Ngoại hình:

+ Chiều cao: Nam là từ 1m65 trở lên và nữ là từ 1m60.

+ Cân nặng: Nam từ 54kg trở lên và nữ là 48 kg.

Ngoại hình ưa nhìn, không có khuyết tật là điều đặt ra với các phi công hiện nay. 

- Khả năng giao tiếp: Giao tiếp lưu loát tiếng Việt, tiếng Anh và các ngôn ngữ khác tùy theo điều kiện của từng hãng hàng không. Không nói lắp và không nói giọng địa phương là yếu tố bắt buộc.

Đây chỉ là một vài tiêu chí cơ bản với phi công mà thôi. Còn thực tế thì tùy theo từng hãng hàng không khác nhau mà yêu cầu dành cho ứng viên ứng tuyển vị trí phi công cũng sẽ có những sự khác biệt nhất định. 

Xem thêm: Việc làm hàng không

3.2. Những bài test cần trả qua để trở thành phi công

Đối với phi công thì điều quan trọng nhất chính là sức khỏe. Bạn sẽ phải trải qua rất nhiều các bài test khác nhau để đánh giá về sức khỏe của bạn có thực sự phù hợp với vị trí phi công hay không. Bởi thực tế là chỉ một sơ xảy nhỏ về sức khỏe của bạn thôi cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự an toàn của cả chuyến bay.

Các bài kiểm tra
Các bài kiểm tra

Những bài kiểm tra về điện tim, điện não hay nước tiểu, kiểm tra sinh lý, tâm lý và thần kinh,... là những bài kiểm tra bạn sẽ trải qua. Có thể nói bài kiểm tra sức khỏe phi công là bài kiểm tra tổng quát và cự kỳ chi tiết tới sức khỏe của bạn. Mọi yếu tố đều được xem xét và đánh giá một cách cẩn thận nhất.

Những bài test cụ thể mà các bạn sẽ nhận được có thể nhắc đến như sau.

- Kiểm tra về tâm lý, thần kinh

Đây là bài kiểm tra có thể nói là mất rất nhiều thời gian và sức lực nhất. Những đề bài có thể được đưa ra để xem xét khả năng ghi nhớ cũng như tốc độ xử lý của bạn trong thời gian ngắn ra sao. Sự chính xác liệu có được đảm bảo một cách nhiều nhất hay không,...

- Kiểm tra về thị lực

Với một phi công thì thị lực là vô cùng quan trọng, việc có một thị lực tốt một cách tuyệt đối chính là yêu cầu được đặt ra cho bạn. Thực tế thì là chẳng có một phi công nào đeo kính cả.Việc thường xuyên nhìn vào màn hình hệ thống cũng như quan sát bên ngoài đòi hỏi thị lực của bạn phải thực sự tốt. Những bài kiểm tra về điểm mù hay tầm nhìn xa sẽ là thách thức mà bạn cần vượt qua trong bài test này. Thêm vào đó, nếu như bạn mù màu thì cũng khó có thể trở thành phi công bởi các đề bài đôi khi được áp dụng để kiểm tra xem các ứng viên liệu có bị mù màu hay không.

Một cách toàn diện
Một cách toàn diện

- Kiểm tra tiền đình

Đây có lẽ là bài kiểm tra khiến cho nhiều ứng viên lo sợ nhất khi thi tuyển phi công hiện nay. Các bạn sẽ được ngồi trên ghế và có dây bảo hộ xung quanh. Trong khi đó, một bác sĩ sẽ đứng ở trong phòng điều khiển và điều chỉnh tốc độ quay. nghe có vẻ giống như chơi đu quay, thế nhưng, khi tốc độ càng nhanh thì việc nhức đầu, buồn nôn là điều mà bạn có thể sẽ cảm nhận được nếu như không chịu được.

- Kiểm tra thể lực trong phòng giảm áp

Nếu như kiểm tra thể lực thông thường quá quen thuộc thì bài kiểm tra thể lực trong phòng giảm áp mới thực sự là nối khiếp sợ với các phi công và thậm chí là cả các bác sĩ. 

Các thí sinh sẽ ở trong một căn phòng giảm áp và lượng oxi sẽ giảm dần tương ứng với độ cao khi bay trên trời. Ở một mức độ nhất định thì bác sĩ sẽ giữ nguyên và nhiệm vụ của thí sinh là ngồi trong đó 30 phút.

Có thể thấy rằng để trở thành một phi công thực sự không hề đơn giản một chút nào. Đó chính là sự cố gắng và nỗ lực của bạn trong một khoảng thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, vị trí phi công cũng sẽ đem lại cho bạn rất nhiều điều khi mức thu nhập và trải nghiệm bay trên bầu trời do chính mình làm chủ không phải là điều dễ dàng mà ai cũng đạt được.

Về sức khỏe
Về sức khỏe

Trên đây chính là những thông tin chi tiết xoay quanh về việc làm phi công. Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được phi công thi khối nào và sự định hướng chính xác cho tương lai của mình.

Có thể bạn quan tâm: Có nên học học viện hàng không: Câu hỏi mà nhiều bạn trẻ quan tâm

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: