Nhãn hàng hóa là gì? Tại sao hàng hóa cần phải có nhãn hiệu?

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2021-06-28 09:43:05

Trong mỗi sản phẩm tiêu dùng mà ta thường thấy hàng ngày đều có nhãn hiệu hàng hóa. Nhãn hàng hóa là điều không thể thiếu nhất là đối với những nhà kinh doanh. Vậy để biết nhãn hàng hóa là gì và những chức năng của nó đối với doanh nghiệp như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay bây giờ.

1. Bạn biết gì về nhãn hàng hóa?

Nhãn hàng hay nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của những cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hàng có thể là một bản được vẽ, viết, hay in của các từ ngữ, hình ảnh hoặc logo sau đó được đính, in, dán, một cách trực tiếp lên sản phẩm hoặc bao bì của hàng hóa.

Bạn biết gì về nhãn hàng hóa?
Bạn biết gì về nhãn hàng hóa?

Nhãn hàng hóa thể hiện những nội dung cơ bản về hàng hóa. Những nội dung này vô cùng cần thiết để người tiêu dùng có thể nhận biết về hàng hóa. Nhãn hàng hóa còn là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn, sử dụng hàng hóa đúng mục đích và đảm bảo chất lượng theo đúng nhu cầu của họ.

Đối với nhà hoạt động kinh doanh sản xuất, nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình. Nhãn hàng là một trong các đối tượng thuộc quyền sở hữu được pháp luật bảo hộ.

Nhãn hàng có vai trò to lớn trong việc quảng bá thương hiệu quả sản phẩm. Không chỉ vậy, nhãn hiệu còn là yếu tố quan trọng để các cơ quan chức năng căn cứ vào đó để kiểm tra chất lượng hàng hóa.

Xem thêm: Quy cách hàng hóa là gì? Những tiêu chuẩn về quy cách hàng hóa

2. Vai trò của nhãn hàng hóa

Dù là nhà sản xuất kinh doanh hay người tiêu dùng thì nhãn hàng hóa cũng giúp cho bạn có được những thông tin bổ ích về loại hàng hóa mà bạn đang tiếp cận. Thông qua nhãn hàng hóa, chúng ta sẽ biết được biết các đặc điểm cơ bản của nhãn hàng hóa.

Vai trò của nhãn hàng hóa
Vai trò của nhãn hàng hóa

Nhãn hàng hóa được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Đối với người tiêu dùng, mục đích đầu tiên chính là cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về sản phẩm, đó là những thông tin giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết được về các đặc điểm của hàng hóa.

Các thông tin được thể hiện ra như tên hàng hóa, thành phần, tên và địa chỉ của đơn vị sản xuất hoặc phân phối, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, hạn sử dụng của hàng hóa, các tiêu chuẩn về kỹ thuật, ... 

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhãn hàng hóa được coi như một biểu tượng của đơn vị sản xuất đó. Nhãn hàng hóa đại diện cho uy tín của đơn vị, của công ty đó.

Nhãn hàng luôn gắn liền cùng với các sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên chúng lại là đối tượng rất dễ để làm giả. Điều này vi phạm vào các quy định về việc ghi nhãn hàng hóa. Vậy nên dù hàng hóa không thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhưng lại được pháp luật bảo vệ.

Còn đối với các cơ quan chức năng, nhãn hàng hóa được sử dụng làm căn cứ để kiểm tra chất lượng của hàng hóa.

3. Quy chuẩn khi ghi nhãn hàng hóa

Nội dung được ghi trong nhãn hàng hóa cần đảm bảo phản ánh chính xác bản chất của hàng hóa một cách rõ ràng, trung thực. Các thông tin trong mỗi nhãn hàng hóa đều bắt buộc phải có một số nội dung vieclam88.vn tổng hợp sau đây:

Quy chuẩn khi ghi nhãn hàng hóa
Quy chuẩn khi ghi nhãn hàng hóa

- Tên của hàng hóa đó

- Tên, địa chỉ đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa

- Xuất xứ của loại hàng hóa

3.1. Về tên của hàng hóa

Khi ghi tên hàng hóa nhã sản xuất thường sẽ ghi ở vị trí nào dễ nhìn và dễ đọc nhất. Tên hàng hóa cần có kích thước lớn hơn so với các nội dung bắt buộc khác được ghi ở trên bao bì sản phẩm.

Cá nhân và đơn vị sản xuất tự đặt tên cho hàng hóa. Tuy nhiên khi đặt tên không được phép đặt tên dễ khiến cho người tiêu dùng hiểu nhầm về thành phần, bản chất hay công dụng của loại hàng hóa đó. Nếu như lấy tên của một thành phần để làm hàng hóa thì bắt buộc nhà sản xuất cần phải ghi rõ định lượng của thành phần đó trong sản phẩm.

Các cá nhân và đơn vị sẽ được tự quyền quyết định về kích thước của nhãn. Tuy nhiên cần đảm bảo sao cho trong nhãn hàng đã được thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc đúng theo quy định. Và nhã hàng hóa phải được người dùng dễ dàng nhận biết.

Tên của hàng hóa
Tên của hàng hóa

Đối với các yếu tố về màu sắc trên nhãn hàng hóa được quy định rất cụ thể. Có hai yêu cầu bắt buộc khi lựa chọn màu sắc, kích thước cho các yếu tố ghi trên nhãn hàng hóa như chữ, hình ảnh và ký hiệu đó là:

- Thứ nhất, bắt buộc ghi đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa

- Thứ hai đối với các con chữ và con số của nhãn hàng hóa thì kích thước cần dễ đọc bằng mắt thường.

Đồng thời nhãn hàng hóa còn cần đáp ứng các yêu cầu của pháp luật theo đúng như trong văn bản pháp luật đã quy định đó là:

- Với các nội dung bắt buộc phải được thể hiện bằng màu sắc dễ nhìn. Tức là màu sắc đó phải được ghi một cách rõ ràng và tương phản với màu nền của nhãn hàng.

- Cần tuân thủ nghiêm chỉnh quy định về đo lường trong văn bản pháp luật khi thể hiện kích thước các đại lượng đo lường.

- Đối với hàng hóa là thực phẩm, chất hỗ trợ đóng gói sẵn, các chất phụ gia, dùng trong thực phẩm hay chế biến thực phẩm thì chiều cao của chữ ghi những nội dung bắt buộc trong nhãn hàng hóa không được thấp hơn 1,2 mm.

Nếu như ghi nhãn hàng hóa và mặt đó có kích thước nhỏ hơn 80 cm2 bằng cách sử dụng nguyên vẹn một mặt của gói sản phẩm thì khi đó, chiều cao của chữ theo quy định là không được thấp hơn 0,9 mm.

3.2. Xuất xứ hàng hóa và đơn vị chịu trách nhiệm

Trước hết, ngôn ngữ thể hiện ở trên nhãn hàng hóa phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Nếu là hàng hóa được sản xuất, đóng gói tại Việt Nam và dùng cho lưu thông nội địa, đơn vị sản xuất ra hàng hóa đó phải chịu trách nhiệm với việc ghi nhãn cho sản phẩm.

Xuất xứ hàng hóa và đơn vị chịu trách nhiệm
Xuất xứ hàng hóa và đơn vị chịu trách nhiệm

Đối với nguồn hàng hóa nhập khẩu thì cần phải dán nhãn phụ bằng tiếng Việt. Trên nhãn phụ đó phải thể hiện các nội dung từ nhãn gốc một cách đầy đủ và chính xác.

Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nhưng phục vụ mục đích xuất khẩu thì cá nhân hay đơn vị xuất khẩu hàng hóa phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn sản phẩm. Tuy nhiên nếu như nguồn hàng hóa phục vụ mục đích xuất khẩu đó lại không xuất khẩu nữa mà được đưa quay trở lại để lưu thông trong nước thì nhà sản xuất chịu trách nhiệm về nguồn hàng hóa đó cần thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo đúng quy định.

Đối với loại hàng hóa có kích thước nhỏ và không đủ để ghi toàn bộ nội dung cần phải có trên nhãn hàng, thì nội dung quan trọng nhất cần được ghi vào. Với những nội dung còn lại, thì ghi ở tài liệu đính kèm theo hàng hóa.

Xem thêm: Sở giao dịch hàng hóa là gì? Thế mạnh của sở giao dịch hàng hóa

4. Một vài loại hàng hóa không bắt buộc phải ghi nhãn

Không cần phải ghi nhãn hàng hóa khi hàng hóa là thực phẩm chế biến không đóng gói hay bao bì. Đó có thể là những thực phẩm tươi sống hoặc được bày bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Một vài loại hàng hóa không bắt buộc phải ghi nhãn
Một vài loại hàng hóa không bắt buộc phải ghi nhãn

Với những hàng hóa được bán với hình thức trực tiếp đáp ứng các thỏa thuận của người tiêu dùng như là các nguyên liệu như thủy sản, nông sản hay khoáng sản hoặc các loại nhiên liệu; vật liệu dùng trong xây dựng như xi măng, cát, sỏi, gạch ngói, đất đá; các loại phế liệu của hoạt động kinh doanh sản xuất mà không có bao bì thì không cần phải có nhãn hàng hóa.

Những thông tin trong bài biết đã giúp bạn hiểu thêm nhãn hàng hóa là gì chưa? Hy vọng rằng những thông tin này đã giúp cho bạn biết được vai trò của nhãn hàng hóa trong cuộc sống.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: