[Định hướng] Học chuyên ngành Thiên văn học ra trường làm gì?

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2020-06-08 16:31:26

Vũ trụ luôn là một ẩn số mà từ lâu, con người đã hằng mong muốn được khám phá và chinh phục. Đó là lý do ngành Thiên văn học ra đời, ngày nay đang được nhiều thế hệ trẻ quan tâm, yêu thích và nhiệt tình theo đuổi. Khá nhiều ý kiến tại Việt Nam, cho rằng đây là một ngành học “viển vông”. Nhưng sự thật có phải như vậy, và học Thiên văn học có mang lại cho bạn những cơ hội và triển vọng về việc làm ở tương lai hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ sau đây!

1. Bạn nên biết gì về ngành Thiên văn học?

Bạn nên biết gì về ngành Thiên văn học?
Bạn nên biết gì về ngành Thiên văn học?

Astronomy hay trong tiếng Việt còn được hiểu với tên gọi Thiên văn học, là một lĩnh vực thuộc về ngành nghiên cứu khoa học các hiện tượng, sự vật tự nhiên có nguồn gốc ngoài vũ trụ, đặc biệt là các thiên thể. Thiên văn học cũng là chuyên ngành đề cập đến hoạt động nghiên cứu về sự chuyển động, tính chất hóa học, vật lý, khí tượng học, sự hình thành và sự phát triển của các vật thể trong và ngoài vũ trụ.

Nghe thôi cũng thấy đủ hào hứng và kích thích sự lý thú trong mỗi chúng ta rồi phải không? Theo NASA, khái niệm Thiên văn học được hiểu đơn giản như sau: Là ngành khoa học đề cập đến nội dung nghiên cứu về các hành tinh, không gian vũ trụ và các ngôi sao. Xét về mặt lịch sử, chiêm tinh học có nhiều liên quan với Thiên văn học. Tuy nhiên, xét về tính khoa học, chiêm tinh học không phải là một ngành nghiên cứu khoa học và chúng cũng không được cho là có mối quan hệ với Thiên văn học.

Các phòng thí nghiệm, đài quan sát tại Trung tâm Quốc gia về NCKH hay tại các trường Đại học chính là nơi diễn ra hoạt động nghiên cứu và ứng dụng thiên văn - vật lý thiên văn. Theo những, những chuyên gia, nhà Thiên văn học sẽ thực hiện quá trình quan sát của mình tại các địa điểm. Mà trong đó, những địa điểm được lựa chọn phải đáp ứng được những yêu cầu như: vị trí rất cao, tránh sự ô nhiễm về ánh sáng công nghiệp,... (thường các địa điểm quan sát được thấy trong sa mạc).

Nghiên cứu Thiên văn học được xem là phạm trù nghiên cứu rộng nhất, phức tạp nhất hiện nay. Trong đó, nội dung nghiên cứu được phân làm ba nhóm chính:

+ Thứ nhất, nghiên cứu về quy luật chuyển động nằm trong mối quan hệ giữa bầu trời và trái đất về các thiên thể.

+ Thứ hai, nghiên cứu về bản chất vật lý cũng như cấu trúc của các thiên thể và những diễn biến cụ thể xảy ra trong vũ trụ.

+ Thứ ba, nghiên cứu về điểm khởi đầu và hành trình phát triển của các thiên thể.

Xem thêm: [Giải đáp] Khoa học tự nhiên là gì? và những vấn đề xoay quanh

2. Học Thiên văn học là học những gì?

Từ thời khởi sinh của loài người, tổ tiên của chúng ta đã biết làm lịch âm dương, theo dõi diễn biến và những hiện tượng tự nhiên thông qua sự chuyển động của Mặt Trăng và Mặt Trời,.... Những dấu hiệu và hoạt động đầu tiên này, đã minh chứng cho tầm quan trọng của Thiên văn học. Ngày nay, tham vọng chinh phục vũ trụ và hành tinh ngoài Trái đất vẫn đang được các quốc gia lớn ngấm ngầm triển khai. Ngành Thiên văn học được đưa vào hệ thống giáo dục như một quy luật tất yếu cần phát triển, nâng cấp và khám phá. Vậy học Thiên văn học là học những gì? Cùng vieclam88.vn khám phá ở phần nội dung tiếp theo này nhé!

2.1. Vũ trụ quan

Vũ trụ quan
Vũ trụ quan

Nội dung đầu tiên được đề cập đến khi học Thiên văn học đó là Vũ trụ quan. Thiên văn học thông thường nếu như chỉ đề cập đến việc nghiên cứu về từng vật thể riêng biệt, bé nhỏ trong một không gian bầu trời rộng lớn, hay hiểu đơn giản là nghiên cứu về từng thiên thể. Thì trái ngược lại, vũ trụ quan hay vũ trụ học đề cập đến việc nghiên cứu tất cả không gian bầu trời đó. Trong quan hệ với bộ môn Vật lý, Vũ trụ quan cũng có nhiều sợi dây liên kết, liên quan đến chúng. Chính vì vậy, yêu cầu khi học nội dung này, đó chính là sự am hiểu về lĩnh vực vật lý đối với người học.

2.2. Vật lý thiên văn

Vật lý thiên văn
Vật lý thiên văn

Nói đến Vật lý thiên văn là nói đến thuộc tính của các vật thể trên bầu trời, đến tính vật lý của các vật thể như các hành tinh thuộc dải ngân hà, các hành tinh sao, lý giải phương thức mà chúng hoạt động cũng như các thuộc tính của chúng. Có lẽ đây là một nội dung được nhiều người quan tâm và mang lại sự lý thú nhiều nhất trong ngành Thiên văn học. Đó là ngành bao gồm các hoạt động khám phá, tìm hiểu những thuộc tính của năng lượng tối, vật chất tối, các hố đen, về cách chúng hình thành, vận động, di chuyển, số phận, nguồn gốc của vũ trụ và trả lời cho nghi vấn liệu đa vũ trụ có tồn tại trên đời hay không?

2.3. Sinh vật học trong vũ trụ

Sinh vật học trong vũ trụ
Sinh vật học trong vũ trụ

Sinh vật học trong vũ trụ là chuyên ngành đề cập đến hoạt động nghiên cứu điểm xuất phát, quá trình tiến hóa và toàn bộ những vật thể đang sinh sống và tồn tại trong vũ trụ. Sinh vật học trong vũ trụ nghiên cứu động thời ngoài Trái đất và trên bề mặt của Trái đất. Song song với đó, ngành này cũng bao gồm các hoạt động tìm kiếm, khám phá những môi trường sống mới của chúng ta trong hệ mắt trời và cả bên ngoài.

2.4. Vật lý thiên văn nghiên cứu về hệ mặt trời

Vật lý thiên văn nghiên cứu về hệ mặt trời
Vật lý thiên văn nghiên cứu về hệ mặt trời

Vật lý thiên văn nghiên cứu về hệ mặt trời như đúng tên gọi của nó. Đó là chuyên ngành đề cập đến mọi hoạt động nghiên cứu về hành vi, đặc tính của hệ mặt trời. Những nhà Thiên văn học trong ngành vật lý thiên văn nghiên cứu về hệ mặt trời sau đó sử dụng kết quả trong quá trình nghiên cứu để hiểu về các hệ thống khác cũng như các hành tinh vì sao. Đây là khía cạnh nghiên cứu rất quan trọng trong Thiên văn học nói chúng. Những kết quả trong hoạt động nghiên cứu của chuyên ngành này được cho là sẽ kiến tạo và là tác nhân có thể thay đổi không khí trong hệ mặt trời, cũng như hoạt động của nó có tác động và ảnh hưởng đối với khí hậu, thời tiết của Trái đất.

2.5. Địa chất các hành tinh

Địa chất hành tinh đề cập đến việc sử dụng những kết quả từ hoạt động nghiên cứu về địa chất. Sau đó ứng dụng trong việc tìm hiểu, khám phá những hành vi, thành phần của các tiểu hành tinh, hành tinh, các vì sao như sao chổi, sao hỏa,... hay Mặt Trăng. Hay bất cứ một vật thể nào xuất hiện và có vận động xung quanh của Trái đất. Đó là lý do mà Địa chất hành tinh có quan hệ rất gần với ngành địa lý học trên Trái đất. Đa phần, Thiên văn học thiết lập một chương trình học thuật, mà trong đó chú trọng chủ yếu ở các môn về Vật lý, những chủ đề quen thuộc như điện từ, vật lý nguyên tử hay động lực học Newton,...

Ngành Toán học ra làm gì

3. Nắm bắt cơ hội việc làm với ngành Thiên văn học

Nắm bắt cơ hội việc làm với ngành Thiên văn học
Nắm bắt cơ hội việc làm với ngành Thiên văn học

Như đã đề cập ở trên, Thiên văn học mặc dù chiếm một vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực công nghệ hiện đại nói chung. Tuy nhiên chuyên ngành này chưa thực sự được tạo điều kiện tối đa để hình thành và phát triển ở Việt Nam. Điều này được cho là do tính đặc thù về nghiên cứu của ngành, cần sự đầu tư về kỹ thuật, máy móc thiết bị,... tân tiến và hiện đại. Là một trong những ngành thu hút được đông đảo sự quan tâm và niềm đam mê mãnh liệt từ các bạn trẻ. Nhưng những yếu tố về hạ tầng cơ sở, đặc biệt là thị trường việc làm sau khi ra trường vẫn đang là một nút thắt lớn, chưa có một giải pháp hữu hiệu nào đề cập đến.

Mặc dù vậy, đừng vội từ bỏ chính sự đam mê và ước mơ về một nhà Thiên văn học trong tương lai. Bởi vì, những tri thức cộng với chuyên môn mà các bạn trẻ không ngừng trau dồi ở nước ta sẽ là cơ sở và bước đệm tuyệt vời cho những ai muốn theo học ngành này ở những chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ tại các cơ sở giáo dục quốc tế. Điểm nhấn ở những đất nước tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu Thiên văn học có thể kể đến như: Hoa Kỳ, Canada, các nước châu Âu hay Nhật Bản. Những kiến thức và kỹ năng được tiếp cận và trang bị trong quá trình học tập chính là chía khóa mở ra nhiều cơ hội việc làm đa dạng cho bạn trong ngành này. Cụ thể như sau:

+ Làm việc trong lĩnh vực mô phỏng, điều khiển, giám sát và thiết kế các công nghệ vệ tinh.

+ Làm việc trong lĩnh vực thiết kế các thiết bị, máy móc, các vật liệu không gian, giải mã và phân tích các dữ liệu liên quan đến không gian vũ trụ.

+ Làm việc trong lĩnh vực xây dựng hình ảnh, mô phỏng hình ảnh, sự hình thành và quá trình phát triển của các hiện tượng, các thực thể vật lý trong không gian. Thực hiện giải mã và phân tích các mối quan hệ, các dữ liệu giữa các vật thể trong không gian và các nguyên lý.

cơ hội việc làm với ngành Thiên văn học
Cơ hội việc làm với ngành Thiên văn học

+ Làm việc trong lĩnh vực thăm dò, quan sát, nghiên cứu các hiện tượng xảy ra trên và ngoài bề mặt của Trái đất. Thực hiện hoạt động mô phỏng các nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển của các sự kiện trên bề mặt Trái đất, được hình thành do những tác nhân từ ngoài vũ trụ như: Thiên thạch, Mặt Trăng, Mặt Trời,...

+ Làm việc trong lĩnh vực quan trắc sinh học, nghiên cứu về các địa chất, địa hình, các yếu tố về khí hậu của Trái đất. Thực hiện quá trình giám sát, theo dõi và đánh dấu quá trình thay đổi của các vật thể, hiện tượng trong hệ Mặt trời. Thông qua đó, sử dụng các kết quả nghiên cứu để nhìn nhận, dự báo về các thảm họa trong tương lai. Phân tích dấu hiệu của thời tiết, khí hậu mang tính tiêu cực, nhằm đưa ra những giải pháp giảm thiểu, khắc phục và phòng chống có hiệu quả.

+ Những nhà Thiên văn học cũng thực hiện trong các lĩnh vực thiết kế hoặc sửa chữa, cải tiến những thiết bị như đài vệ tinh quan sát, kính thiên văn, máy dò bức xạ, phổ kí,...

+ Những nhà lý luận về Thiên văn học thường thực hiện các công việc như xây dựng và tạo ra các lý thuyết về vật lý học, toán học. Đồng thời xây dựng các mô hình để mô phỏng những trạng thái cụ thể trong quá khứ và tương lai, nhận định sự tiến hóa của vũ trụ nói chung, các thiên thể trong vũ trụ nói riêng. Họ làm việc trong các hệ thống siêu máy tính.

+ Các cá nhân làm việc trong lĩnh vực Thiên văn học thường xuyên đi ra nước ngoài để trực tiếp thực hiện các quan sát, phép đo lường hay trao đổi với các đối tác quốc tế, hoặc đơn giản là để minh chứng cho sự xác thực các giả thuyết trong ngành đã được nêu ra.

Tựu chung, các vị trí trong thị trường tuyển dụng cho chuyên ngành này khá hiếm hoi. Đó là lý do tại sao môi trường việc làm ngành Thiên văn học luôn có một sự cạnh tranh khốc liệt và gay gắt.

4. Thông tin tuyển sinh và những điều cần biết

4.1. Trường đào tạo và khối thi

Trường đào tạo và khối thi
Trường đào tạo và khối thi

Theo vieclam88.vn tìm hiểu và tổng hợp, chuyên ngành này chưa được phát triển ở Việt Nam, chủ yếu là được đào tạo và giảng dạy ở quốc tế. Tại nước ta, nếu ai yêu thích chủ đề Thiên văn học, có thể tham khảo một chuyên ngành tương tự. Đó là ngành Công nghệ vũ trụ và ứng dụng tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Với ngành học này, sẽ tiến hành xét tuyển ở các khối thi như sau:

  • Khối A00: Toán - Hóa - Lý
  • Khối A01: Lý - Anh - Toán
  • Khối A02: Toán - Sinh - Lý
  • Khối A04: Toán - Địa - Lý

4.2. Tố chất dành cho người phù hợp với Thiên văn học

Tố chất dành cho người phù hợp với Thiên văn học
Tố chất dành cho người phù hợp với Thiên văn học

Một số tố chất dành cho những cá nhân phù hợp với ngành Thiên văn học bao gồm:

  • Đam mê việc khám phá và tìm hiểu những quy luật tồn tại trong thế giới tự nhiên
  • Có nhận thức độc lập, tư duy sáng tạo và sâu sắc
  • Có niềm yêu thích với khoa học, khả năng nghiên cứu khoa học
  • Tư duy logic, trí thông minh và năng lực phân tích
  • Kỹ năng tổ chức và triển khai, tự tìm tòi, tự học hỏi và tự nghiên cứu
  • Có tính nhẫn nại, kiên trì, tỉ mỉ và chịu khó
  • Thích đọc tài liệu, đọc sách về khoa học
  • Thích những trò chơi thiên về giải đố, trí tuệ, năng lực
  • Có nền tảng học thuật các môn khoa học tự nhiên giỏi

Trên đây là những thông tin về ngành Thiên văn học được vieclam88.vn cung cấp kịp thời. Hy vọng bạn sẽ sớm tìm ra được hướng đi phù hợp cho đam mê và sở thích của bản thân!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: