Trả lời câu hỏi: Ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc không?

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2024-04-19 08:24:03

Ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc không? Đây là câu hỏi không chỉ những học sinh nói riêng mà cả bộ phận người lao động nói chung rất quan tâm. Để tìm kiếm lời giải đáp cho vấn đề hóc búa này, bạn hãy cùng vieclam88.vn theo dõi bài viết dưới đây

Việc làm quản trị kinh doanh

1. Tìm hiểu khái quát về quản trị kinh doanh – ngành quản trị kinh doanh

Trả lời câu hỏi: Ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc không?

1.1. Tìm hiểu về quản trị kinh doanh

Quản lý hoạt động kinh doanh chính là nhiệm vụ của quản trị kinh doanh. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám thị và giám sát hoạt động kinh doanh và những lĩnh vực liên quan bao gồm kế toán, tài chính và tiếp thị; nói chung, quản trị đề cập đến chức năng quản lý rộng hơn, bao gồm các dịch vụ tài chính, nhân sự và dịch vụ MIS có liên quan.

 Một quản trị viên doanh nghiệp sẽ là người giám sát doanh nghiệp và hoạt động của nó. Nhiệm vụ nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp đạt được mục tiêu và được tổ chức và quản lý hợp lý. Nhiệm vụ của một người trong vị trí này rất đa dạng và thường xuyên bao gồm đảm bảo rằng các nhân viên phù hợp được tuyển dụng và đào tạo phù hợp, lập kế hoạch cho sự thành công của doanh nghiệp và giám sát hoạt động hàng ngày. Khi thay đổi tổ chức là cần thiết, một người ở vị trí này cũng thường là người dẫn đường. Trong một số trường hợp, người khởi sự hoặc sở hữu kinh doanh là quản trị viên của nó, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy, vì đôi khi một công ty thuê một cá nhân khác làm quản lý.

 Người có chức danh "quản trị viên kinh doanh" về cơ bản hoạt động như người quản lý của công ty và của những người quản lý khác. Một người như vậy giám sát những người có vị trí quản lý để đảm bảo rằng họ tuân theo chính sách của công ty và hướng đến mục tiêu của công ty một cách hiệu quả nhất.

1.2. Tìm hiểu về ngành quản trị kinh doanh 

Trả lời Ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc không?

 Ngành quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hoạt động quản trị, điều phối nhằm duy trì, phát triển một bộ phận hay toàn thể công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh. Nó bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa hiệu suất công việc cũng như hàng hóa bằng quá trình tư duy và các quyết định của nhà quản lý.

 Nói thì có vẻ đơn giản, ngắn gọn, nhưng thực chất, ngành nghề này không hề đơn giản. Để có thể làm việc tốt, hiệu quả, thực sự thành công với quản trị kinh doanh thì bạn phải là người có kiến thức sâu rộng, có hiểu biết chuyên về nền kinh tế Việt nam cũng như nước ngoài cùng với sự biến động, thay đổi chóng mặt của xã hội. Đây cũng là nền tảng để bạn có thể đào sâu nghiên cứu kiến thức cần thiết phục vụ cho việc quản lý sau này.

Đọc thêm: Giải mã ngành quản trị kinh doanh tiếng Anh

2. Ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc không?

Ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc không?

2.1. Cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh

 Theo thông tin của thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh và phó giám đốc trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực thì từ năm 2024 đến 2024 các trường cao đẳng, đại học trên toàn quốc cần tăng cường tuyển dụng, đào tạo, thúc đẩy sự gắn kết doanh nghiệp với sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu cho tất cả các công ty. Từ thực trạng này đã mang đến cơ hội việc làm rất lớn cho những người đang theo học quản trị kinh doanh. 

 Trên thị trường việc làm hiện nay, quản trị kinh doanh đang là ngành nghề đứng đầu trong nhu cầu tuyển dụng nhân lực, đặc biệt là những người có năng lực, trình độ chuyên môn cao. Vì thế nếu bạn mong muốn và có nhu cầu muốn hoạt động trong ngành nghề này thì hãy yên tâm trau dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ để sẵn sàng bước vào môi trường quản trị kinh doanh khốc liệt. Chỉ cần bạn có năng lực, có đam mê, có tinh thần học hỏi, nhiệt huyết trong công việc thì nhất định sẽ thành công trên con đường đã lựa chọn.

 Đồng thời, bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi các chương trình giáo dục đào tạo của các trường cao đẳng, đại học trong cả nước về quản trị kinh doanh tương đối giống nhau về mặt chuyên môn cũng như giá trị bằng cấp. vì vậy, bạn học ở đâu không quan trọng bằng việc bạn tiếp thu kiến thức như thế nào? Dù bạn đến từ một trường đại học hàng đầu trong nước, nhưng nếu không nỗ lực học tập và rèn luyện như những sinh viên cao đẳng chăm chỉ, thì cũng không thể sánh kịp họ. Bởi vậy, ngay từ trên ghế nhà trường, hãy tập cho mình cách thức tiếp thu kiến thức chuyên ngành cần thiết để phục vụ cho công việc sau này nhé!

 Quản trị kinh doanh hiện nay bao gồm các chuyên ngành phổ biến khác như: Quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị Marketing, quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị doanh nghiệp, quản trị khởi nghiệp, quản trị Logistic. Mỗi lĩnh vực đều có những đặc trưng riêng và đều đặc thù với những yêu cầu công việc khác nhau, phù hợp với từng cá nhân.

Tham khảo: Việc làm quản trị kinh doanh tại Hồ Chí Minh

2.2. Những công việc của ngành quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc không? cùng tìm hiểu

 Như các bạn đã thấy ở trên, quản trị kinh doanh bao gồm rất nhiều các ngành nhỏ khác nhau, và trong đó lại bao gồm các công việc khác nhau. Từ đó, tạo nên sự đa dạng cho người lao động. Đồng thời những người học quản trị kinh doanh cũng sẽ không bị bó buộc. Một số công việc mà bạn có thể làm việc và phát triển bản thân sau khi tốt ngành chuyên ngành quản trị kinh doanh bao gồm:

 - Chuyên viên quản trị chất lượng: Đây là vị trí chuyên trách thực hiện nhiệm vụ đưa ra bảng kế hoạch kinh doanh và chiến lược quản lý chất lượng để tiến hành kiểm soát quy trình, hoạt động kinh doanh. Từ đó, đưa ra những hệ thống hoạt động đã tối ưu hóa và đề ra mức chi phí chi tiêu hợp lý nhằm tiết kiệm cũng như nâng cao năng suất hoạt động của công ty, doanh nghiệp.

 - Chuyên viên quản trị kinh doanh quốc tế: Thực hiện đào tạo nền tảng về quản lý, kinh doanh, đồng thời nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm tạo được nguồn thu lớn và tối ưu hóa chi phí đến mức thấp nhất.

 - Chuyên viên kinh doanh quốc tế: Tiến hành giao dịch, đàm phán với các công ty, doanh nghiệp nước ngoài để đạt được những dự án, sự hợp tác theo mong muốn của công ty

 - Phòng hỗ trợ khách hàng: Tìm hiểu giải đáp những thắc mắc của đối tác cung như khách hàng để tạo sự hài lòng nhất về dịch vụ bạn mang lại.

 - Phòng chiến lược Marketing: Đưa ra hướng đi, phương pháp kinh doanh hiệu quả để thu hút đối tác cũng như nguồn lực từ bên ngoài

 - Việc làm trưởng nhóm kinh doanh hoặc trưởng bộ phận kinh doanh: Đây là chức vụ mà không phải ai cũng dễ dàng đạt được. Bạn phải là người hiểu biết, có các kỹ năng và kiến thức chuyên sâu thì mới có thể lãnh đạo người khác đi đúng hướng, đưa công ty phát triển.

 - Giảng viên giảng dạy bộ môn quản trị nhân lực của các trường cao đẳng, đại học trên cả nước.

 - Nhân viên quản trị nguồn nhân lực cho các công ty tư nhân và nhà nước

 Ngoài ra, những người tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh cũng hoàn toàn có thể hoạt động trong các lĩnh vực khác như: tìm việc làm nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên bán hàng, nhân viên xuất nhập khẩu,…

 Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hiện nay cũng như sự cạnh tranh khốc liệt trong vấn đề tìm việc làm thì người lao động muốn tìm được công việc phù hợp với bản thân mình không chỉ dựa trên những kiến thức trên giấy tờ mà còn phải phát huy năng lực vốn có cùng với những kỹ năng cần thiết.

3. Những tố chất cần có để làm việc trong ngành quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc không? Bạn có biết

 Không phải ai cũng có thể hoạt động tốt trong lĩnh vực này mà cần phải có những tố chất, kỹ năng phù hợp với đặc điểm ngành nghề. Nếu muốn biết bản thân có phải là một phần của quản trị kinh doanh hay không thì bạn có thể tham khảo các tiêu chí dưới đây:

 - Khao khát làm kinh tế: Đây là một trong những tố chất quan trọng của người làm quản trị kinh doanh. Bởi chỉ khi bạn có ước mơ, có khát vọng làm giàu thì mới có động lực vượt qua những khó khăn, trắc trở, từ đó tạo nên thành công rực rỡ. Đồng thời, đây cũng là tố chất để con người ta có thể tăng cường học hỏi, suy luận, tìm tòi ra hướng đi mới, tạo nên con đường cho riêng mình.

 - Năng động, nhạy bén, chủ động trong hành động và tư duy: Đây là yếu tố đầu tiên hình thành nên một nhà quản trị kinh doanh giỏi

 - Kỹ năng giao tiếp tốt: Vì đặc điểm phải tiếp xúc với nhiều người nên đòi hỏi người làm việc trong ngành quản trị kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống tốt để đảm bảo thỏa mãn và làm hài lòng khách hàng, nhân viên cấp dưới cũng như “ sếp” của mình.

 - Thông thạo ngoại ngữ: Khi mà nước ta đang tiến hành mở cửa, hội nhập với thế giới thì ngoại ngữ là rất cần thiết, đặc biệt là tiếng Anh. Vì vậy, hãy chủ động trau dồi ngôn ngữ này ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường để có một nền tảng tốt nhé.

 Mong rằng, qua những chia sẻ ngắn gọn trên đây của vieclam88.vn sẽ giúp người đọc trả lời được câu hỏi: Ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc không? Từ đó, định hướng công việc tương lai cho bản thân bạn ngay từ khi lựa chọn ngành học.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: