Ngành quan hệ quốc tế học trường nào và những điều cần chú ý

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2022-03-07 16:30:40

Ngành quan hệ quốc tế đang có những bước chuyển mình đầy mạnh mẽ khi số lượng người chọn theo ngành học này ngày một tăng cao. Đặc biệt khi Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ và thường xuyên tham gia hoạt động giao lưu văn hóa, nền kinh tế mở và việc học ngoại ngữ dần được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Vậy ngành quan hệ quốc tế học trường nào? Trường Đại học nào có chất lượng đào tạo ngành quan hệ quốc tế tốt nhất hiện nay? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tổng quan thông tin về ngành quan hệ quốc tế

Trước tiên, hãy cùng điểm qua một số thông tin về ngành học này nhé. 

1.1. Giới thiệu chung về ngành quan hệ quốc tế

Nhắc đến ngành quan hệ quốc tế, người đọc thường có liên tưởng về những ngành nghề mang yếu tố ngoại giao, chính trị. Trải qua các biến động lịch sử cũng như thay đổi về quan điểm và văn hóa xã hội, ngành quan hệ quốc tế bên cạnh là một ngành khoa học chính trị còn bao hàm thêm nhiều lĩnh vực khác như: kinh tế, văn hóa, công nghệ, luật pháp. 

Ngành quan hệ quốc tế là gì?
Ngành quan hệ quốc tế là gì?

Có thể nói, ngành quan hệ quốc tế là một lĩnh vực nghiên cứu cách cân bằng quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên những biến động về an ninh - chính trị - quốc phòng - quân sự. Song hành với đó, ngành quan hệ quốc tế cũng giúp các quốc gia thuận tiện trong trao đổi và giao lưu kinh tế, văn hóa, công nghệ… 

Đơn cử như hằng năm, nước ta thường tổ chức các tuần lễ văn hóa Hàn Quốc, văn hóa Nhật Bản… để người dân có thể tìm hiểu, tiếp thu và học hỏi những nét đặc sắc, mới mẻ trong văn hóa ẩm thực, văn hóa nghe nhìn nước bạn… Song hành với đó, những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam cũng vơi nỗi nhớ quê nhận được sự chào đón, thiết đãi từ đất nước họ đang sinh sống. 

Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của văn hóa nghe nhìn cùng nhiều công cụ, phương tiện truyền thông số… các hoạt động quan hệ quốc tế đã trở nên đa dạng và gần gũi hơn, đi sâu vào cuộc sống đời thường. Đơn cử như thông qua âm nhạc, phim ảnh, sách báo… chúng ta có thể hiểu hơn về đời sống, tình hình xã hội của nhiều quốc gia. 

Cùng với đó, công cụ mạng xã hội cũng góp một phần không nhỏ trong việc truyền tải các thông điệp văn hóa, chính trị ở phạm vi toàn cầu, đặc biệt là tới giới trẻ mà không quá giáo điều, thô cứng. 

1.2. Nội dung đào tạo chung của ngành quan hệ quốc tế

1.2.1. Nền tảng của chương trình đào tạo quan hệ quốc tế

Ngành quan hệ quốc tế sẽ cho bạn cái nhìn khái quát về các vấn đề biến động trên thế giới thông qua quá trình nhận thức và phân tích những vấn đề đã - đang diễn ra ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Sinh viên được đào tạo gì khi theo học ngành quan hệ quốc tế?
Sinh viên được đào tạo gì khi theo học ngành quan hệ quốc tế?

Các bạn sẽ được học về lịch sử ngoại giao và các chính sách ngoại giao của Việt Nam. Từ đó rút ra những nhận định liên quan đến tác động của chúng đến văn hóa, kinh tế trong nước

Sau khi kết thúc các học phần đại cương, các bạn sinh viên sẽ được giảng dạy những học phần chuyên sâu và được đặt tên tùy theo chương trình đào tạo của từng trường. 

1.2.2. Tiếng Anh chuyên ngành và các ngôn ngữ khác

Tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc mà bất kỳ bạn sinh viên khoa quan hệ quốc tế nào cũng phải đảm bảo. Tiếng Anh chuyên ngành để học quan hệ quốc tế được đánh giá có độ khó cao hơn tiếng Anh của các ngành học khác bởi có nhiều khái niệm liên quan đến kinh tế, chính trị… Yêu cầu đầu ra hoặc đầu vào của các sinh viên về tiếng Anh cũng gắt gao hơn. 

Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng có thể chọn một ngôn ngữ thứ hai để có thêm nhiều cơ hội học tập và làm việc sau này. 

1.2.3. Các nghiệp vụ đối ngoại và truyền thông 

Ngành quan hệ quốc tế được mệnh danh là một ngành giúp sinh viên bước ra khỏi “vùng an toàn” và khám phá được năng lực của bản thân thông qua quá trình đào tạo nghiệp vụ và truyền thông. 

Thông qua các kiến thức về nghiệp vụ đối ngoại, người học sẽ được trang bị kiến thức về: giao tiếp và đàm phán quốc tế, văn phòng đối ngoại và tổ chức sự kiện… Những sinh viên có năng lực mạnh có thể làm việc trong các đại sứ quán, tham gia các hoạt động của bộ ngoại giao. 

Những nghiệp vụ về ngoại giao và truyền thông sinh viên được đào tạo
Những nghiệp vụ về ngoại giao và truyền thông sinh viên được đào tạo

Về truyền thông, nói đơn giản đây là hoạt động thông báo các chương trình quan hệ quốc tế lên báo chí nước ngoài và báo chí trong nước để người dân nắm bắt được tình hình ngoại giao hiện tại. 

Có thể nói ngành quan hệ quốc tế đang mở ra một cánh cổng mới, cơ hội mới cho rất nhiều sinh viên. Với đặc trưng là một ngành đào tạo hiện đại, cởi mở cùng những kiến thức đa dạng, phong phú các sinh viên khi tốt nghiệp có thể yên tâm về cơ hội việc làm: 

- Chuyên viên đối ngoại tại các tổ chức, cơ quan 

- Phóng viên, biên tập viên báo chí 

- Làm việc tại đại sứ quán, lãnh sự quán

Và những công việc khác vô cùng hấp dẫn.

2. Những trường Đại học đào tạo ngành quan hệ quốc tế

Dưới đây là danh sách các trường Đại học đào tạo ngành học quan hệ quốc tế trên khắp lãnh thổ Việt Nam

2.1. Các trường thuộc khu vực miền Bắc

- Học viện Báo chí Tuyên truyền

Đây là cái nôi đào tạo ra các nhà báo, biên tập viên hàng đầu của Việt Nam. Hiện ngành quan hệ quốc tế của trường được chia thành 3 chuyên ngành nhỏ: Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế, thông tin đối ngoại, quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu (hệ chất lượng cao). 

- Học viện Ngoại giao

Học viện Ngoại giao là trường Đại học top đầu ở miền Bắc chuyên đào tạo về các chuyên ngành liên quan đến ngôn ngữ và ngoại giao. Các bạn học sinh sinh viên có thể yên tâm gửi gắm 4 năm thanh xuân ở đây. Tuy nhiên có thể khẳng định Học viện Ngoại giao có không khí học tập và áp lực học tập khá cao, đòi hỏi sự nghiêm túc trong học tập của sinh viên. 

Những trường đào tạo ngành quan hệ quốc tế tại miền Bắc
Những trường đào tạo ngành quan hệ quốc tế tại miền Bắc

- Học viện Khoa học Quân sự 

Tuy không quá phổ biến như hai trường bên trên nhưng Học viện Khoa học Quân sự vô cùng có tiếng trong các trường cùng lĩnh vực và chỉ tuyển 10% nữ trong mỗi khóa và có mức điểm đầu vào cao.

2.2. Các trường thuộc khu vực miền Nam 

- Đại học Kinh tế tài chính Hồ Chí Minh

Đại học Kinh tế tài chính Hồ Chí Minh đã vô cùng nổi tiếng với nhiều ngành học đa dạng và hiện đại, bắt kịp xu thế tuyển dụng và yêu cầu của xã hội. Môi trường học tập của trường cũng được đánh giá cao khi kích thích sự sáng tạo của sinh viên.

Những trường đào tạo ngành quan hệ quốc tế tại miền Nam
Những trường đào tạo ngành quan hệ quốc tế tại miền Nam

- Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hồ Chí Minh

Thuộc hệ thống Đại học Quốc gia tại Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn là một trường lâu đời, có danh tiếng và có nhiều giảng viên tâm huyết, năng lực cao. 

2.3. Các trường thuộc khu vực miền Trung

- Đại học Duy Tân 

Đây là trường đại học dân lập duy nhất trong danh sách giới thiệu của chúng tôi. Tuy là một trường dân lập những năng lực giảng dạy cũng như chất lượng đầu vào, chất lượng sinh viên tốt nghiệp của Duy Tân luôn được đánh giá cao. Các ngành học của trường cũng được đầu tư phát triển đặc biệt là ngành quan hệ quốc tế.

Trường đào tạo ngành quan hệ quốc tế tại miền Trung
Trường đào tạo ngành quan hệ quốc tế tại miền Trung

- Đại học Đà Nẵng 

Đại học Đà Nẵng là trường đại học lâu đời với nhiều ngành học. Ngành quan hệ quốc tế được lồng ghép giảng dạy chung với Khoa Lịch sử. 

Có thể nói với xu hướng phát triển của thời đại mới, các nhóm ngành liên quan đến quốc tế sẽ ngày càng phát triển và nhận được sự quan tâm của không chỉ người học mà cả các đơn vị tuyển dụng. Những công việc liên quan đến quan hệ quốc tế không chỉ gói gọn trong các tổ chức nhà nước, chính phủ mà sẽ mở rộng và phục vụ cả các doanh nghiệp. Mong rằng với những giới thiệu trên, bạn đọc đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi “Ngành quan hệ quốc tế học trường nào?”

Nếu các bạn quan tâm đến những chủ đề về hướng nghiệp nói riêng và các chủ đề liên quan đến ngành nghề nói chung, hãy theo dõi ngay vieclam88.vn để cập nhật thông tin mỗi ngày nhé. Xin chào và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: