Ngành nông nghiệp ra làm gì? Những vị trí việc làm tiềm năng

Icon Author Trần Nhung

Ngày đăng: 2020-06-24 14:22:28

Ngành nông nghiệp vẫn được biết đến là một ngành có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhờ những tiềm năng sẵn có ngành nông nghiệp ở Việt Nam không chỉ tạo ra nguồn sản phẩm chất lượng và còn mang đến những cơ hội việc làm hấp dẫn. Bên cạnh đó thì việc đào tạo chuyên sâu cho đối tượng nhân lực ngành nông nghiệp cũng là lý do khiến cho ngành này phát triển hơn. 

Tìm Việc Nông Nghiệp

1. Khái quát chung về ngành nông nghiệp hiện nay 

1.1. Ngành nông nghiệp là ngành gì?

Ngành nông nghiệp là ngành gì?
Ngành nông nghiệp là ngành gì?

Nông nghiệp là một ngành sản xuất ra các nguồn yếu phẩm cho sự sống của con người. Nó bao gồm: chăn nuôi, trồng trọt và sơ chế nông sản. Nông nghiệp tạo ra thức ăn, lương thực thực phẩm, cho nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc tồn tại và tạo điều kiện cho con người phát triển. Có thể thấy, nông nghiệp được xem là cột mốc đầu tiên chuyển đổi từ tập quán “ăn lông ở lỗ” của người tiền sử để bước sang giai đoạn mới là phát triển cộng đồng. Và cũng từ khi có nông nghiệp, người ta mới có cái gọi là đất nước, quốc gia và bắt đầu có những mối quan hệ giữa con người và con người. Vì thế, dù ở bất kỳ quốc gia nào hiện nay, nông nghiệp vẫn có vai trò quan trọng.

Một số sản phẩm của nông nghiệp đó là: sữa, thịt, trứng, rau, củ quả, và rất nhiều các loại thức ăn đồ uống khác được sản xuất từ sản phẩm của nông nghiệp kể trên. Ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vào khí hậu, địa hình và người ta sẽ lựa chọn sản phẩm nông nghiệp phù hợp. Còn lại, họ sẽ lựa chọn sơ chế nông sản từ các sản phẩm được nhập khẩu về. Tuy nhiên nông nghiệp chủ đạo sẽ dựa vào sản phẩm tự sản xuất. Ví dụ, ở quốc gia Ấn Độ có dãy núi Himalaya người ta lựa chọn chủ đạo trong ngành nông nghiệp là chăn nuôi dê để lấy sữa và thịt. Trong khi đó, ở Úc có không khí lạnh nên phù hợp để nuôi cừu lấy lông. Ngược lại ở những vùng xích đạo đi qua có thể trồng cà phê như một số quốc gia trong đó có Việt Nam. 

1.2. Tình hình ngành nông nghiệp ở Việt Nam 

Tình hình ngành nông nghiệp ở Việt Nam
Tình hình ngành nông nghiệp ở Việt Nam 

Việt Nam vẫn được biết đến là một nước nông nghiệp và có sản lượng xuất khẩu top đầu trong khu vực châu Á. Điều này lại càng nhấn mạnh hơn về một ngành chi phối sự phát triển của một quốc gia. Mặc dù rằng kinh tế Việt Nam vẫn đang có có sự chuyển biến tích cực vào chú trọng phát triển ngành du lịch, song nông nghiệp vẫn chiếm đến  70%. Ngoài sản xuất theo hướng nông nghiệp truyền thống thì ngày nay Việt Nam cũng đang áp dụng các phương pháp, máy móc ứng dụng từ kỹ thuật công nghệ hiện đại. Bằng cách này, năng suất nông nghiệp cao hơn mà còn tiết  kiệm được sức người, đảm bảo tốt nhất cho nguồn cung của xã hội không chỉ trong nước mà còn ngoài nước. 

Chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay vẫn là lúa gạo, sau đó là lương thực ngô, khoai, sắn, … Song so với nhiều nước bạn thì Việt Nam được hậu thuẫn rất nhiều từ điều kiện khí hậu tự nhiên và địa hình đa dạng. Từ đó mà sản phẩm nông nghiệp tự sản xuất cũng phong phú hơn. Chỉ tính riêng ở 3 vùng Bắc, Trung, Nam thì Việt Nam đã có ít nhất 3 loại địa hình khí hậu để chăn nuôi và trồng trọt các loại động, thực vật đặc trưng. Nhờ vậy mà hiện nay, trên thị trường quốc tế, Việt Nam ghi được dấu ấn thương hiệu nhờ nhiều sản phẩm như: gạo dẻo Điện Biên, Cà phê Buôn Ma Thuột, Trà Thái Nguyên, … 

Đọc thêm: Học ngành Kinh doanh nông nghiệp ra làm gì? [Góc giải đáp]

2. Xu thế việc làm ngành nông nghiệp Việt Nam 

Ngành nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay ngoài vai trò sản xuất, cung cấp nguồn lương thực thì nó còn có vai trò trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động ở Việt Nam hiện nay. Không chỉ dừng lại ở những việc làm cho người nông dân mà nông nghiệp còn có những việc làm nghiên cứu, trí thức quan trọng. Điều kiện làm việc trong ngành nông nghiệp ở Việt Nam cũng được đánh giá cao. Bên cạnh đó các việc làm trong ngành này còn có được cơ hội phát triển và thăng tiến rõ rệt trong tương lai gần. 

2.1. Các việc làm trong ngành nông nghiệp

Các việc làm trong ngành nông nghiệp
Các việc làm trong ngành nông nghiệp

Hiện nay, các việc làm trong ngành nông nghiệp khá đa dạng bởi Việt Nam đang đứng trước tình hình cần phải vươn mình để chiếm được thị trường nông sản trong khu vực và thế giới. Chính vì thế mà ngoài những công việc truyền thống như: trồng, chăn nuôi, sản xuất, đóng gói, sơ chế, … thì còn có những công việc thiên về chiều hướng nghiên cứu như:

  • Kỹ sư nông nghiệp 
  • Nghiên cứu sinh cây trồng 
  • Kinh doanh và phân phối nông sản 
  • Nghiên cứu thị trường nông nghiệp 
  • Marketing thương hiệu nông sản 
  • Logistic trong ngành nông nghiệp 

Những công việc này trong ngành nông nghiệp đáp ứng nhu cầu việc làm cho cả lao động phổ thông và lao động tri thức. Trong đó có thể thấy một thực tế hiện nay là ngành nông nghiệp đang khá “khát” về nhân lực trí thức cho ngành nông nghiệp thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

2.2. Nơi làm việc trong ngành nông nghiệp 

Từ sự đa dạng các việc làm trên thì rõ ràng nơi làm việc của lao động không chỉ ở duy nhất ở các nông trại, vườn tược mà có thể là Viện, Văn phòng, Sở, … Cụ thể, đối với nhóm việc làm nông nghiệp cho lao động phổ thông, nơi làm việc của họ có thể sẽ là:

  • Các nông trại 
  • Các vựa trái cây 
  • Chợ/ siêu thị 
  • Các trang trại 
  • Các xưởng sản xuất 
  •  …

Trong khi đó với những công việc nghiên cứu hay phát triển thương hiệu nông sản thì nơi làm việc của họ có thể là:

  • Các trung tâm nghiên cứu
  • Viện sinh học 
  • Sở/Bộ Nông nghiệp 
  • Chi cục thú ý 
  • Trạm bảo vệ thực vật 
  • Công ty kinh doanh nông sản

Tất cả những nơi làm việc này đều được trang bị đồ bảo hộ, quần áo, máy móc, thiết bị đầy đủ cho công việc trong ngành nông nghiệp của mình. Bên cạnh đó thì điều kiện làm việc cũng khá tốt khiến cho lao động có nhiều động lực để làm việc hơn.

Ngành Văn học ra làm gì

2.3. Những cơ hội phát triển cho việc làm ngành nông nghiệp 

Những cơ hội phát triển cho việc làm ngành nông nghiệp
Những cơ hội phát triển cho việc làm ngành nông nghiệp

Việt Nam may mắn sở hữu được nguồn lao động dồi dào và chất lượng có đức tính chịu khó, ham học hỏi, thông minh. Vậy nên có thể nói bất kỳ quốc gia nào cũng muốn chiêu dụng được nhân lực cho ngành nông nghiệp ở quốc gia mình là người Việt Nam. Cùng với đó thì nhiều công ty nước ngoài cũng lựa chọn Việt Nam để xây dựng trung tâm nghiên cứu hay các xưởng sản xuất nông sản và lương thực thực phẩm. Từ đó mà lao động nông nghiệp ở Việt Nam có rất nhiều cơ hội để làm việc và đầu quân cho công ty nước ngoài. Bên cạnh đó, người ta cũng thấy rằng Việt Nam có được những tiềm năng rất lớn trong tương lai gần về phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp. Cho nên, những người đã và đang làm việc trong ngành này có thể trông đợi vào khả năng thăng tiến của mình. 

2.4. Mức lương của nhân lực ngành nông nghiệp 

Nhiều người quan niệm rằng lương trong ngành nông nghiệp thường khá thấp so với những ngành kinh tế hiện nay. Song thực tế do yêu cầu của xã hội, của nền kinh tế thị trường cũng như nhu cầu tìm kiếm nhân lực ngành nông nghiệp hiện nay mà mức lương để trả cho nhân lực khá cao. Nếu như những việc làm sản xuất nông sản cho lao động phổ thông có mức lương khoảng 5.000.000đ thì với những lao động trí thức ngành nông nghiệp, con số có thể lên đến 1000 - 2000 USD/ 1 tháng. Đó là sự trả công chính xác  cho những người đã dành tâm huyết để nghiên cứu cho một ngành chủ đạo của quốc gia.

3. Đào nhân lực ngành nông nghiệp hiện nay 

Vì những điều kiện trên mà việc đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp cũng có được những điểm sáng nhất định. Thể hiện từ chất lượng đào tạo sinh viên, đến chất lượng sinh viên ra trường. Cụ thể:

3.1. Đánh giá chất lượng đào tạo ngành nông nghiệp

Đánh giá chất lượng đào tạo ngành nông nghiệp
Đánh giá chất lượng đào tạo ngành nông nghiệp

Tại các trường đại học - cao đẳng ngành nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam, giảng viên đào tạo đều là những người có trình độ và thâm niên trong việc nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà còn tốt nghiệp từ các trường đại học nông nghiệp hàng đầu trên thế giới. Nhờ vậy mà sinh viên có cơ hội tiếp thu những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập của mình. Bên cạnh việc học lý thuyết, sinh viên ngành nông nghiệp còn được thường xuyên thực tập và học thực hành thực tế tại các trang trại. Hằng năm các lứa sinh viên này cũng góp phần cho ngành nông nghiệp nước nhà các loại giống cây mới từ những quá trình học ở trường của mình. 

3.2. Các trường đại học đào tạo ngành nông nghiệp

Hiện nay, đa số sĩ tư của ngành nông nghiệp thường hướng về Học viện Nông nghiệp Việt Nam (thuộc Trâu Quỳ, Gia Lâm , Hà Nội). Bởi đây là trường có quy mô lớn và đào tạo chuyên sâu nhất về ngành nông nghiệp, bên cạnh các giảng đường, phòng nghiên cứu thì Học viện Nông nghiệp còn có những trang trại lớn cho việc học thực hành của sinh viên. Ngoài Học viện Nông nghiệp Việt Nam thì sinh viên có thể lựa chọn nhiều các chuyên ngành, khoa ở một số các trường đại học khác từ cả 3 khu vực Bắc - Trung - Nam. Thông thường các chuyên ngành này sẽ đào tạo cả về nông nghiệp chăn nuôi và nông nghiệp trồng trọt. Một số ngôi trường điển hình như:

  • Đại học Nông lâm Thái Nguyên 
  • Đại học Tây Bắc chuyên ngành Nông học 
  • Đại học Cần Thơ chuyên ngành Nông học
  • Đại học Đà Lạt chuyên ngành Nông học
  • Đại học Vinh chuyên ngành Nông học 
  • Đại học Nông lâm Huế 
  • Cao đẳng Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh 

3.3. Cách thức tuyển sinh ngành nông nghiệp 

Cách thức tuyển sinh ngành nông nghiệp
Cách thức tuyển sinh ngành nông nghiệp 

Bởi tính chất công việc là nghiên cứu về động, thực vật kết hợp ứng dụng từ công nghệ cho nên khối thi của sĩ tử ngành này sẽ bắt buộc với một trong hai tổ hợp môn là: Khối A (Toán - Lý - Hóa) và khối B (Toán - Hóa - Sinh) hoặc khối D8 (Toán - Anh - Sinh). Cả 3 khối này đều có sự có mặt của bộ môn Hóa học hoặc Sinh học, đây cũng là 2 phạm trù kiến thức quan trọng trong ngành nông nghiệp. Cách thức tuyển sinh ngành này cũng giống như cách ngành khác đó là dựa vào điểm xét tuyển 3 môn thi THPT Quốc Gia theo đúng các khối thi trên. Một số trường khác còn cho phép thí sinh lựa chọn thêm một hình thức khác đó là xét điểm trung bình của 3 học kỳ gần nhất 3 môn: Toán, Hóa, Sinh. Thí sinh đủ điều kiện sẽ chính thức được đỗ vào các trường đào tạo về nông nghiệp trong mức điểm sàn dao động từ 15 - 18 điểm. 

3.4. Chương trình học ngành nông nghiệp 

Như đã nói ở trên, ngành Nông học hay đào tạo ngành Nông nghiệp có được sự đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Nếu như ở một số chuyên ngành khác lý thuyết chiếm đến 65% thì ở chuyên ngành về nông nghiệp lý thuyết và thực hành có thể song song nhau là 50 - 50. Vì vậy mà chương trình học có phần cởi mở và sát với thực tế hơn. Trước khi bước vào phần học chuyên sâu ngành thì sinh viên sẽ được bồi dưỡng các kiến thức nền cơ bản, hay còn được gọi là cơ sở ngành. Trong đó là kiến thức của một số môn như:

  • Nông học cơ bản 
  • Hóa sinh thực vật
  • Thực vật học 
  • Động vật học
  • Hệ thống nông nghiệp 
  • … 

Sau đó, sinh viên tiếp tục học kết hợp lý thuyết và thực hành ở các môn chuyên ngành thuộc một trong hai nhóm là chăn nuôi hoặc trồng trọt. Cụ thể với ngành chăn nuôi, sinh viên sẽ được học các môn như: 

  • Nuôi trồng thủy sản 
  • Thú ý 
  • Chăn nuôi đại cương 
  • Phát triển giống động vật 

Còn với ngành trồng trọt, sinh viên sẽ được các môn như:

  • Khí tượng nông nghiệp 
  • Bảo quản và chế biến nông sản
  • Phối giống thực vật 
  • Bệnh cây trồng 
  • ...

Trên đây là tất cả những hiểu biết và kiến thức quan trọng nhất về ngành nông nghiệp hiện nay. Hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn vừa củng cố được thêm trí thức, vừa tự trả lời được câu hỏi “Ngành nông nghiệp là gì”. Từ đó các bạn cũng xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình trong nghề. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: