Gợi ý ngành nhiếp ảnh ra làm gì cực hot và hấp dẫn nhất hiện nay

Icon Author Trần Nhung

Ngày đăng: 2020-06-06 17:51:42

Nhiếp ảnh đang dần trở thành một bộ môn được đông đảo mọi người yêu thích hiện nay từ giới không chuyên đến những người chuyên nghiệp được đào tạo bài bản. Vì thế mà ngành nhiếp ảnh dù không phải là một ngành thuộc lĩnh vực kinh tế nhưng vẫn được theo học nhiều hiện nay, và thậm chí là kiếm bội tiền nhờ những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Vậy ngành nhiếp ảnh ra làm gì mà có được “sức nóng” đến như thế, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay.

Việc Làm Nghệ Thuật

1. Đào tạo ngành nhiếp ảnh trong xu thế hiện nay 

Không khó hiện nay để tìm thấy các hội nhóm về chụp ảnh, nháy và mẫu trên hầu hết mọi trang mạng xã hội hay các website. Điều này chứng tỏ một điều rằng ngành nhiếp ảnh đang thực sự thu hút mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính và trình độ khác nhau. Bất kỳ những người nào yêu thích cái đẹp đều rất thích cảm giác được chụp lại những khoảnh khắc đó. Tuy nhiên không phải ai giơ máy lên cũng đều đẹp. Chính vì vậy mà đào tạo ngành nhiếp ảnh như mở ra cánh cửa đưa những người không chuyên thực hiện ước mơ của mình. 

1.1. Xu hướng học nhiếp ảnh của giới trẻ 

Xu hướng học nhiếp ảnh của giới trẻ
Xu hướng học nhiếp ảnh của giới trẻ 

Chỉ cần gõ một từ khóa “dạy chụp ảnh” trên google các bạn sẽ phải bất ngờ với hàng nghìn kết quả trả lại từ các trường dạy chính quy cho đến các trung tâm và cả những “gia sư” kèm riêng. Và đương nhiên số lượng học viên theo học các lớp nhiếp ảnh này không ít dù cho mức học phí ở nhiều trung tâm còn lên đến vài triệu cho một khóa học 5 - 6 buổi. Có thể thấy rằng nhu cầu học nhiếp ảnh hiện nay đang khá là tăng mạnh và trở thành xu hướng học phục vụ phần lớn cho việc đam mê và giải trí của giới trẻ. Bên cạnh đó thì việc học được thành thạo các kỹ năng nhiếp ảnh còn giúp các bạn kiếm được một nghề tay trái là chụp ảnh vô cùng hot hiện  nay.

Những người theo học nhiếp ảnh có thể được chia thành hai loại: 1 là những người đam mê về máy ảnh và 2 là những người đam mê về chụp ảnh. Trong đó các bạn có thể lựa chọn giữa 2 hình thức máy đó là máy film và máy cơ. Nếu như máy film là một loại máy thực hiện việc lưu ảnh chụp qua các cuộn phim và lấy ra bằng cách rửa các thước phim đó, thì máy cơ lại lưu ảnh trên một chiếc thẻ nhỏ, gọi là thẻ nhớ và có thể lấy ra ngay trên máy tinh của bạn. Mặc dù những người đang theo nhiếp ảnh hiện nay phần lớn là làm việc cùng máy cơ, song trào lưu mới nhất hiện nay lại là chụp ảnh về máy film. Vậy nên bên cạnh các lớp dạy kỹ năng nhiếp ảnh chung thì còn có các câu lạc bộ giao lưu của những người yêu thích dòng máy film có vẻ cổ kính này. 

1.2. Các trường đại học đào tạo nhiếp ảnh hiện nay 

Các trường đại học đào tạo nhiếp ảnh hiện nay
Các trường đại học đào tạo nhiếp ảnh hiện nay 

Chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng tìm thấy một lớp học về nhiếp ảnh, song những khoa, trường học được cấp bằng chính quy sau tốt nghiệp lại không nhiều. Tại Hà Nội có thể kể đến một số ngôi trường đại học - cao đẳng hiện đang đào tạo chuyên sâu về ngành nhiếp ảnh như:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền 
  • Đại học Sân khấu Điện ảnh 
  • Cao đẳng Truyền hình VTV 
  • Đại học FPT 
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 

Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, các bạn có thể tham khảo một số ngôi trường như: Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, ... 

Mặc dù những lựa chọn về trường đại học dạy nhiếp ảnh chính quy còn hạn hữu thế nhưng bạn vẫn có cơ hội học bộ môn nhiếp ảnh trong chương trình học của một số khoa liên quan như: 

  • Chuyên ngành Truyền thông của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 
  • Chuyên ngành Báo chí của Đại học Văn hóa Hà Nội 
  • ....

Để thi vào các ngôi trường này, các bạn hầu như chỉ cần lấy điểm xét tuyển từ kỳ thi quốc gia thuộc các khối: A(Toán - Lý - Hóa), D(Toán - Văn - Anh), C(Văn - Sử - Địa). Ngoại trừ duy nhất Chuyên ngành Báo Ảnh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thì các bạn sẽ phải dự thi thêm môn năng khiếu bao gồm 2 phần thi: phần thi tự luận về ảnh, phần thi phỏng vấn và kiểm tra năng lực. 

Lựa chọn theo học các trường dạy nhiếp ảnh chất lượng
Lựa chọn theo học các trường dạy nhiếp ảnh chất lượng

Ngoài ra nếu như bạn muốn học ở các trung tâm tư nhân thì có thể tìm đến một số cái tên đình đám về đào tạo Media nói chung và Nhiếp ảnh nói riêng. Tuy nhiên những trung tâm này sẽ cấp chứng chỉ thay vì bằng cử nhân như các trường đại học chính quy. Vì vậy nếu bạn mong muốn làm việc, đặc biệt là trong nhiếp ảnh báo chí thì bạn nên theo học hệ chính quy ở những trường đại học nêu trên. Còn hầu hết hiện nay các công việc chụp ảnh nghiệp dư hoàn toàn có thể học ngắn hạn ở các trung tâm về nhiếp ảnh.

Ngành Quản lý giáo dục ra làm gì

2. Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nào trong ngành nhiếp ảnh 

Với những điều kiện trên thì ngành nhiếp ảnh hoàn toàn có khả năng đem lại những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Nhu cầu làm đẹp cũng như các trào lưu “sống ảo” trên mạng xã hội, đặc biệt là sự phát triển của ngành giải trí trong nước đã mở ra những người theo đuổi bộ môn chụp ảnh tương lai sáng ngời. Sau khi học xong về nhiếp ảnh, các bạn có thể lựa chọn một trong hai con đường sự nghiệp đó là Nhiếp ảnh gia (Photographer) và Phóng viên ảnh (Photojournalist). 

2.1. Photographer

Với những người yêu thích làm chụp ảnh nghệ thuật, việc chinh phục con đường sự nghiệp này có phần dễ dàng hơn, bởi nghệ thuật là bức tranh muôn màu và khó để có một thứ gọi là giới hạn. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn có thể cầm máy lên và kiếm tiền chỉ sau ngày một ngày hai theo học. Ở tùy từng lĩnh vực chụp ảnh cụ thể mà các bạn cần trang bị thêm các kiến thức bên cạnh kỹ năng chụp ảnh chung. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý các bạn 3 loại hình công việc chụp ảnh đang hot nhất hiện nay. 

Có thể bạn quan tâm: Một số lý do bạn nên theo đuổi nghề photographer hiện nay

2.1.1. Chụp ảnh tự do 

Chụp ảnh tự do
Chụp ảnh tự do 

Chụp ảnh từ do là bước đi đầu tiên trong việc theo đuổi con đường chụp ảnh nghệ thuật. Đây vừa được coi là công việc tập sự của các photographer, vừa được xem là cơ hội kiếm tiền khá dễ dàng. Khách hàng của các bạn sẽ đa phần là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên hay gia đình muốn chụp những bức ảnh tự nhiên nhất nhân một ngày nào đó. Đối với thợ chụp ảnh tự do, gần như không có cái gọi là mùa vụ bởi bất kỳ thời điểm nào trong năm khách hàng cũng đều có nhu cầu chụp ảnh. Tuy nhiên vẫn có những thời điểm mà số lượng khách đông đảo hơn như:

  • Chụp ảnh Tết
  • Chụp ảnh các mùa hoa: mùa hoa sen (tháng 6, tháng 7), mùa cúc họa mi (tháng 10, tháng 11), mùa hoa hướng dương (tháng 2, tháng 3), … 
  • Chụp ảnh ngày lễ: Noel, Trung thu, Valentine, 8/3, …

Với mỗi gói chụp ảnh như này, nhiếp ảnh gia tự do có thể thu về trung bình từ 500.000 đến 2.000.000 VNĐ

2.1.2. Chụp ảnh cưới 

Chụp ảnh cưới
Chụp ảnh cưới 

Sau khi bắt đầu một thời gian chụp ảnh tự do để “cứng tay” đa số các photographer sẽ chuyển sang giai đoạn chụp ảnh cưới. Chụp ảnh cưới được cho là yêu cầu cao hơn vì bộ ảnh đó sẽ được chỉn chu kết hợp giữa trang phục, makeup và cả ý đồ của cô dâu chú rể. Bên cạnh đó thì các bộ ảnh cưới hiện nay cũng được đầu tư khá là tâm huyết từ địa điểm chụp ảnh, thời gian chụp và concept có thể kéo dài lên đến 1 tuần lễ ở rất nhiều nơi. Vì lẽ đó mà thợ chụp ảnh cưới phải chắc sẽ về kiến thức nhiếp ảnh, cùng với đó là phải có kinh nghiệp chụp trước đó để lường trước về điều kiện thời tiết cũng như tips chụp ảnh dâu rể đẹp nhất. 

Tuy nhiên để thực hiện các bộ ảnh cưới này, các thợ chụp ảnh không thể một mình cán đán mà thường có một đội gồm 2 người trở lên để phụ giúp các công việc như: hắt sáng, chỉnh váy, … Vì sự đầu tư thuộc dạng “hàng khủng” này mà thu nhập của các thợ chụp ảnh cưới khá là cao, ít nhất là khoảng 2.000.000đ và có thể lên đến con số vài chục triệu đồng. Nhưng nhược điểm là không phải lúc nào các nhiếp ảnh gia ảnh cưới có thể kiếm được con số ấy mà thường rơi vào các “mùa cưới” trong năm như: tháng Chạp, tháng 10 âm, … 

2.1.3. Chụp ảnh thời trang 

Chụp ảnh thời trang
Chụp ảnh thời trang 

Thứ ba, không thể không kể đến một việc làm chụp ảnh nghệ thuật hấp dẫn khác, được xem là “cây cổ thụ” của các nghề chụp ảnh, đó chính là chụp ảnh thời trang. Ngay từ tên gọi chúng ta đã biết lĩnh vực chụp ảnh ở đây chính là thời trang. Đa số các bạn theo nghề này có thể bắt đầu bằng việc chụp ảnh mẫu cho các shop thời trang, thương hiệu may mặc, trang sức, … Để có thể chụp ảnh ở lĩnh vực này, bản thân các bạn cũng phải là những người đã có kiến thức nền về các món đồ thời trang đó, và gần như chả kém gì giới mộ điệu. Điều này mới giúp bạn có thể ghi lại một cách đẹp nhất các món đồ và nâng tầm giá trị của chúng. 

Sau khi đã thuần thục về các buổi chụp ảnh mẫu này, các bạn có thể có được một sự nổi tiếng nhất định trong giới mộ điệu, có được mối quan hệ với các người mẫu, hay người làm sự kiện thời trang. Từ đó các bạn sẽ bắt đầu kiếm được các hợp đồng chụp ảnh tại các sự kiện hay tuần lễ thời trang. Công việc thì vẫn giống như bạn đã làm trước đó, song nó sẽ khó hơn vì người mẫu tại các chương trình này sẽ không tạo dáng và đứng im theo ý bạn mà bạn còn phải có kỹ năng bắt khoảnh khắc “thần sầu” của họ. Thu nhập từ công việc này cũng khá cao, với trình độ chụp mẫu tại shop có thể khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng và khi đã chụp tại sự kiện thì con số này có thể tăng gấp 2 hay gấp 3 tùy thuộc vào sự trả giá của bạn và khách hàng. 

2.2. Phóng viên ảnh 

Phóng viên ảnh
Phóng viên ảnh 

Nếu như các photographer đơn thuần chỉ là thực hiện các bộ ảnh mãn nhãn thì công việc của một phóng viên ảnh phải đảm bảo được cả 2 yếu tố: thẩm mỹ và báo chí. Trên thực tế đây là một con đường sự nghiệp khó của những người theo học ngành Nhiếp ảnh. Đa số những người lựa chọn làm công việc này thường tốt nghiệp cử nhân trở lên ở chuyên ngành Báo ảnh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoặc ở các ngôi trường đại học tương tự khác trên thế giới. Bởi chỉ có ở đây các bạn sẽ hiểu được thế nào là một bức ảnh báo chí, và nó thực sự khác biệt với ảnh nghệ thuật như thế nào. 

Công việc này vào thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2 còn được ví như những “con kền kền” bởi vì các phóng viên ảnh phải hy sinh cái gọi là cảm xúc của mình của mình để ghi lại những hình ảnh đau thương một cách chân thật nhất. Đó là lý do vì sao mà không phải ai cũng có thể làm được phóng viên ảnh, và không phải phóng viên ảnh nào cũng trụ lâu được với nghề. Có những người thì không chịu được những ám ảnh sau những bức ảnh của mình, có những người thì phải bỏ mạng vì những bức ảnh ấy. 

Những cái gọi là kỹ năng và chuyên môn trong nghề phóng viên ảnh khó mà có thể truyền tải bằng lý thuyết trong quá trình theo học ngành nhiếp ảnh. Đa số nó phụ thuộc vào khả năng, con mắt báo chí cùng với điều quan trọng nhất chính là sự dũng cảm và động lực trong nghề. Nếu nói về thu nhập thì nghề phóng viên ảnh khó mà có được một mức lương hấp dẫn như chụp ảnh nghệ thuật. Song đổi lại cái gọi là giá trị của những bức ảnh thì phải đong đếm được bằng nước mắt và sự đồng cảm của người nhìn. Đa số, mỗi bức ảnh của phóng viên ảnh có thể được trả từ vài trăm nghìn đồng trở lên, và có thể lên đến vài triệu. 

Lựa chọn công việc trong ngành nhiếp ảnh phù hợp với mình
Lựa chọn công việc trong ngành nhiếp ảnh phù hợp với mình

Ngoài những công việc nêu trên thì ngành Nhiếp ảnh ra làm được rất nhiều các việc làm khác, đặc biệt là trong nhóm photographer thì còn có thể chụp được: kỷ yếu, chụp trẻ sơ sinh, chụp đường phố, chụp đồ ăn, chụp đường phố, … Hoặc các bạn cũng có thể làm việc trong một lĩnh vực nhiếp ảnh sôi động hơn đó chính là Chụp ảnh sự kiện. Tại đây các bạn sẽ được ví như các chân máy chạy vì sự kiện là động cho nên muốn ghi lại các khoảnh khắc sự kiện kịp thời các bạn phải luôn nhanh nhẹn và có con mắt tinh tường. 

Bài viết trên đây là tổng hợp những việc làm hấp dẫn nhất dành cho ngành Nhiếp ảnh. Hy vọng rằng các bạn đã có thể bỏ túi được cho mình một gợi ý việc làm phù hợp nhất

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: