[Đáp án] Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông ra làm gì?

Icon Author Phạm Thanh Nga

Ngày đăng: 2020-05-13 16:23:41

Trước ngưỡng cửa kết thúc những ngày học sinh, bạn cần đưa ra quyết định lựa chọn ngành học cho mình? Bạn muốn học xây dựng, vậy nên lựa chọn một ngành trong nhóm ngành đa dạng này? Gợi ý chọn lựa ngành học về xây dựng công trình giao thông thì sao? Nếu còn lăn tăn về ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông ra làm gì, thì bài viết này sẽ có bạn đáp án.

Việc Làm Xây Dựng

1. Đôi nét về ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là một chuyên ngành của xây dựng hiện nay, trong tiếng Anh sử dụng ngành này với cụm từ là Transport Construction Engineering để mảng đến các kiến thức chuyen sau về lĩnh vực thi công công trình giao thông, thiết kế, quản lý và thực hiện việc khai thác đối với các công trình này để phục vụ cho nhu cầu của con người về đường bộ, đường cao tốc, cầu đường hầm, đường sắt, sân bay, cảng biển,… ngoài ra còn là các công trình khác trong lĩnh vực xây dựng nói chung hiện nay.

Đôi nét về ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Đôi nét về ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là chuyên ngành được đào tạo chuyên nghiệp tại rất nhiều trường đại học chọn hiện nay cho lựa chọn của bạn. Công trình giao thông phát triển phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển kinh tế, giao lưu giữa các vùng miền với nhau được thuận lợi nhất. Tùy thuộc vào thực tế địa hình của từng vùng mà các kỹ sư xây dựng sẽ lên ý tưởng, thực hiện việc thiết kế các công trình giao thông phù hợp, tiến hành thi công, giám sát thực hiện trước khi đưa con người vào sử dụng công trình này.

2. Kỹ năng đào tạo khi học kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông sẽ cung cấp và đào tạo cho bạn rất nhiều các kiến thức bổ ích từ nền tảng cho đến các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực này để bạn có chuyên môn sau khi tốt nghiệp có thể hành nghề được tốt nhất, tạo ra công trình chất lượng, đặc biệt chính là bước đệm giúp bạn tìm việc làm dễ dàng sau khi sở hữu tấm bằng cử nhân.

Kỹ năng đào tạo khi học ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Kỹ năng đào tạo khi học kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Bên cạnh đó bạn còn được đào tạo các kỹ năng về kiểm tra chất lượng công trình giao thông, kiểm tra vật liệu xây dựng, hạch toán kinh tế trong công trình, kỹ năng về kiểm tra và triển khai an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. Đặc biệt, bạn rèn luyện kỹ năng về thiết kế công trình phù hợp với thực tế xã hội, địa phương tạo ra cho bạn như thiết kế hệ thống giao thông thông minh, thiết kế hệ thống chống kẹt xe khi tham gia giao thông, tổ chức giao thông trong khu vực đô thị như thế nào cho hiệu quả,.. và rất nhiều các kỹ năng cũng như các kiến thức bổ ích để bạn có thể hành nghề tốt nhất sau khi tốt nghiệp.

Để biết rõ hơn các kỹ năng cùng với các kiến thức bạn được đào tạo tại các trường đại học cho ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông thì phần tiếp theo sẽ cho bạn đáp án.

Xem thêm: Ngành kỹ thuật xây dựng ra làm gì? Click để xem ngay những cơ hội nghề nghiệp nào dành cho bạn sau khi ra trường nhé. 

3. Các môn học bạn được tiếp xúc và đào tạo chuyên sâu với ngành

Chắc hẳn khi tìm hiểu để lựa chọn ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông cho bản thân thì bạn sẽ muốn biết rằng ngành học này có những môn học như thế nào đúng không? Tại các trường đại học họ sẽ thiết kế các môn học để phù hợp nhất cho sinh viên, tăng kỹ năng và chuyên môn để đảm bảo sau khi tốt nghiệp sinh viên có cơ hội việc làm tốt nhất. Các môn học bạn được đào tạo từ cơ bản cho đến chuyên sâu cụ thể như sau:

Các môn học bạn được tiếp xúc và đào tạo chuyên sâu với ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Các môn học bạn được tiếp xúc và đào tạo chuyên sâu với ngành

Thứ nhất, chương trình giáo dục đại cương với các môn học về chính trị, kỹ năng đồng thời bạn còn được học về giảm tích hàm số 1 biến, nhiều biến; vật lý, hóa học đại cương, nhập môn đại số tuyến tính, tin học văn phòng, phương pháp vi phân, nhập môn sách xuất thống kê, tiếng Anh.

Thứ hai, với các môn cơ sở làm nền tảng để phát triển và học các kiến thức chuyên sâu của ngành bao gồm: cơ học cơ sở 1, 2; sức bền vật liệu 1; đồ họa kỹ thuật 1, 2; cơ học chất lỏng; trắc địa; cơ học kết cấu 1; cơ sở kỹ thuật bờ biển, thủy lực công trình, khí tượng biển, hóa nước, địa kỹ thuật, kết cấu bê tông cốt thép, vật liệu xây dựng, mực nước và dòng chảy, đo đạc và quan trắc biển, sóng gió, vận chuyển bùn cát, đánh giá tác động môi trường, nền móng.

Thứ ba, các môn học cung cấp các kiến thức ngành bao gồm: Quản lý biển và đới bờ, tin học ứng dụng trong kỹ thuật biển, công trình bảo vệ bờ 1,2, hình thái bờ biển, kỹ thuật và tổ chức xây dựng công trình biển.

Thứ tư, sau khi được đào tạo các kiến thức chung của ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, các bạn sẽ có sự lựa chọn chuyên ngành cụ thể để theo học như: chuyên ngành xây dựng công trình biển, xây dựng công trình thủy, xây dựng công trình giao thông đường bộ, xây dựng công trình sân bay,..

Đó là các môn học bạn sẽ được đào tạo bắt buộc học tự chọn tùy thuộc theo mô hình dạy học và đào tạo của các trường đại học hiện này với ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.

4. Lựa chọn khối xét tuyển kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Lựa chọn khối xét tuyển ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Lựa chọn khối xét tuyển kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Để vào học ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông vận tải bạn cần phải biết các trường tuyển sinh với khối ngành nào để lựa chọn khối thi phù hợp với năng lực và mong muốn vào ngành của bản thân. Hiện nay các trường đại học trên cả nước xét tuyển ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông với các khối thi như sau:

  • Khối thi xét tuyển đầu vào A00 cho các môn toán học, hóa học, vật lý.
  • Khối thi xét tuyển đầu vào A01 cho các môn toán học, tiếng Anh, vật lý.
  • Khối thi xét tuyển đầu vào D01 cho các môn tiếng Anh, toán học, vật lý.
  • Khối thi xét tuyển đầu vào D07 với các môn tiếng Anh, toán học, hóa học.
  • Khối thi xét tuyển đầu vào D29 với các môn tiếng Pháp, toán học, vật lý.

Khi lựa chọn các trường và tìm hiểu các trường tuyển sinh với ngành này bạn cần tìm hiểu thật kỹ về các khối xét tuyển và điểm chuẩn để đảm bảo khả năng trúng tuyển vào trường của bạn được cao nhất. Đặc biệt trong những năm gần đây thì ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông có điểm xét tuyển tương đối, không quá cao, phù hợp với nhiều bạn. Năm 2018, điểm xét tuyển của ngành này tại các trường đại học rơi vào khoảng từ 14 điểm – 22 điểm. Năm 2019, điểm chuẩn của ngành này giữa các trường xét tuyển giao động trong khoảng từ 14 điểm cho đến 23 điểm. Tùy vào lực học của bạn, hãy lựa chọn trường đào tạo này này có điểm chuẩn xét tuyển đầu vào phù hợp với lực học và khả năng của bản thân để cơ hội trúng tuyển vào trường cao nhất.

Đọc thêm: Ngành Kỹ thuật vật liệu ra làm gì - Sự lựa chọn theo đuổi phù hợp

5. Các trường học đào tạo xây dựng công trình giao thông hiện nay

Với sự phát triển của ngành xây dựng hiện này trong nhiều lĩnh vực khiến cho ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông được đào tạo tại nhiều trường đại học khác nhau. Nếu muốn theo đuổi ngành này, bạn có nhiều sự lựa chọn để tìm hiểu cho mình một môi trường học tập tốt, hiệu quả và phù hợp nhất với bản thân. Sau đây sẽ danh sách các trường đại học trong cả nước đào tạo ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông để bạn tham khảo:

Các trường học đào tạo ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông hiện nay
Các trường học đào tạo xây dựng công trình giao thông hiện nay

+ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

+ Trường Đại học Giao thông Vận tải

+ Trường Đại học Thủy lợi

+ Trường Đại học Xây dựng

+ Trường Đại học Hàng hải

+ Trường Đại học Phương Đông

+ Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà

+ Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng

+ Trường Đại học Vinh

+ Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

+ Trường Đại học Xây dựng Miền Trung

+ Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Thủy lợi cơ sở 2

+ Trường Đại học Tôn Đức Thắng

+ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

 

Các trường học đào tạo ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông hiện nay
Các trường học đào tạo xây dựng công trình giao thông hiện nay

+ Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Cần Thơ

+ Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

+ Trường Đại học Trà Vinh

+ Trường Đại học Dân lập Cửu Long

+ Trường Đại học Xây dựng miền Tây

+ Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương

Đó là các trường bạn có thể lựa chọn, tìm hiểu thông tin để về ngành kỹ thuật xây dựng giao thông vận tải để tìm cho một một ngôi trường đào tạo tốt nhất. Để lựa chọn được trường học phù hợp bạn cần tìm hiểu về điểm xét tuyển của ngành, khối xét tuyển, vị trí trường học, học phí và nhiều các yếu tố khác để vào học một ngôi trường phù hợp nhất với bản thân.

Ngành Lịch sử ra làm gì?

6. Cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn sau khi sở hữu bằng kỹ sư

Ngành xây nói chung hiện nay được đánh giá là 1 trong các ngành thiếu nguồn nhân lực nên cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của các kỹ sư kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là rất hấp dẫn, cơ hội việc làm đa dàng, dễ dàng tìm kiếm việc làm nhưng cũng nhiều khó khăn và vất vả trong công việc. Những vị trí công việc bạn có thể làm sau khi sở hữu tấm bằng kỹ sư xây dựng công trình giao thông như sau:

Thứ nhất, làm việc với vai trò là kỹ sư xây dựng để phụ trách trong công tác thiết kế công trình phù hợp, giám sát thi công công trình, thẩm định chất lượng thi công và nghiệm thu công trình sau khi hoàn thành. Đây là các công việc bạn có thể tìm kiếm cho mình tại các công ty xây dựng trong lĩnh vực cầu đường, công ty hoạt động về xây dựng chung, các công ty sửa chữa các công trình giao thông hiện nay hoặc các công ty về xây dựng khác đều là cơ hội làm việc của bạn.

Cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn sau khi sở hữu bằng kỹ sư ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn sau khi sở hữu bằng kỹ sư

Thứ hai, cơ hội làm việc với vị trí là chuyên viên quản lý công trình, điều hành công trình, chuyên viên thiết kế hoặc tư vấn các giải pháp để phục vụ cho việc xây dựng các công trình giao thông phù hợp với thực tế và với nhu cầu sử dụng của con người. Đây là cơ hội làm việc cho các bạn không chỉ tại các công ty trong nước mà còn cả các công ty nước ngoài, cơ hội rất rộng mở, đặc biệt với các bạn có thể giao tiếp thành thạo tiếng Anh.

Thứ ba, cơ hội làm các cán bộ trong cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị, hoặc các lĩnh vực có liên quan đến ngành xây dựng giao thông. Các trung tâm quản lý điều hành giao thông, phòng quản lý xây dựng cũng là cơ hội việc làm rất hấp dẫn cho các bạn.

Thứ tư, bạn nghĩ sao khi bản thân trở thành một giảng viên các môn chuyên ngành của kỹ thuật xây dựng công trình giao thông tại các trường đại học, cao đẳng khác nhau trong cả nước. Ngoài ra bạn cũng có thể làm việc tại các viện nghiên cứu về phương pháp xây dựng và giải quyết các bài toán về giao thông đô thị, xây dựng các công trình giao thông thông minh,…

Cơ hội với các bạn để lựa chọn vị trí làm việc và môi trường làm việc là rất hấp dẫn. Hiện nay, trên thị trường một kỹ sư tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông có thể được nhận mức thu nhập vào khoảng từ 10 triệu – 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, bạn cần phải đáp ứng được các yêu cầu về đi xa dài ngày theo công trình của công ty bạn làm việc.

Tham khảo: Ngành Kinh tế xây dựng ra làm gì

7. Tố chất quyết định đến thành công trong công việc

Để đi theo con người kỹ sư xây dựng công trình giao thông sau khi tốt nghiệp bạn cần phải có được những tố chất như sau:

Thứ nhất, niềm đam mê với nghề sẽ là động lực để bạn làm việc và phấn đấu hết mình cho công việc.

Thứ hai, am hiểu các kiến thức chuyên ngành và không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ cho bản thân để phục vụ tốt nhất cho công việc.

Ngành kỹ thuật xây dựng cần có tố chất gì để quyết định thống công và dẫn lối đồng hành lâu dài
Tố chất quyết định đến thành công trong công việc

Thứ ba, có tư duy logic và sáng tạo, nắm bắt thực tế tốt để áp dụng các kiến thức chuyên môn vào công việc.

Thứ tư, chăn chỉ, cần cù, chịu khó và có sức khỏe tốt để đảm bảo đáp ứng được công việc sẽ là những tiêu chí để bạn gắn bó lâu dài với việc này.

Đó là những kỹ năng, tố chất bạn cần có để hoàn thành công việc, đặc biệt là phát triển với nghề, mang lại thu nhập hấp dẫn cho bản thân.

Qua chia sẻ thông tin liên quan đến ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông trong bài viết này, chắc hẳn bạn đã có được đáp án cho “ngành kỹ thuật xây dựng công trình ra làm gì” cho bản thân. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ có những định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho mình trước ngưỡng cửa chọn lựa ngành học quan trọng của cuộc đời.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: