1. Ngành kỹ thuật xây dựng hiện nay
Xây dựng là một lĩnh vực “hot” và thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, một lựa chọn trong lĩnh vực này với sự thú vị và mức thu nhập hấp dẫn cho các bạn trẻ là ngành kỹ thuật xây dựng. Để hiểu rõ hơn về ngành học này, cùng vieclam88.vn đi sâu vào những thông tin chia sẻ như sau:
1.1. Định nghĩa ngành kỹ thuật xây dựng
Ngành kỹ thuật xây dựng là chuyên ngành đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu phục vụ cho lĩnh vực xây dựng hiện nay. Với kiến thức và kỹ năng được đào tạo tạo nguồn nhân lực là các kỹ sư xây dựng công trình đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trên thị trường hiện nay.
Nguồn nhân lực qua đào tạo chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có đầy đủ kiến thức tổng hợp từ chương trình học để thực hiện và đảm nhận công ty về tư vấn, thiết kế, thực hiện thi công theo bản vẽ, giám sát công trình, thực hiện lập dự án cụ thể, dự toán khối lượng vật liệu và chi phí cho công trình. Ngoài ra các kỹ sư xây dựng có nền tảng kiến thức từ ngành kỹ thuật xây dựng còn dùng kiến thức để đi sâu vào nghiên cứu về các kỹ thuật ứng dụng hiệu quả trong xây dựng tạo ra công trình chất lượng, an toàn khi sử dụng và bền vững theo thời gian.
Xã hội và nền kinh tế phát triển, nhu cầu về nâng cấp cơ sở hạ tầng và xây dựng các công trình phục vụ cho công nghiệp, hoạt động kinh doanh, cuộc sống con người tăng cao. Tuy nhiên, nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành còn chưa đủ và trình độ chuyên môn thấp, nên lựa chọn ngành học kỹ thuật xây dựng các bạn sẽ có cơ hội việc làm hấp dẫn và không lo ra trường không có việc làm.
1.2. Kiến thức trong hành trang ngành kỹ thuật xây dựng
Theo học với kỹ thuật xây dựng tại các trường đại học hiện nay, sinh viên sẽ mang về hành trang kiến thức từ cơ sở cho đến chuyên sâu. Bạn có được kiến thức về vật lý kỹ thuật, toán ứng dụng, phần mềm thiết kế của ngành xây dựng, các kiến thức nền tảng để áp dụng vào công việc thực tế trong quá trình xây dựng công nghiệp hoặc các công trình xây dựng dân dụng với các kiến thức như: Phương pháp thí nghiệm để phục vụ công tác tư vấn, thiết kế công trình, tổ chức thi công và thực hiện giám sát công trình,.. Các kiến thức về thủy lực, trắc địa, kết cấu trong xây dựng.
Ngành học này đào tạo sinh viên để có được kiến thức và khả năng trong việc kiểm tra chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình, kiểm tra chất lượng công trình, hiểu và đưa ra được các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trong quá trình thu công, đảm bảo về các kỹ thuật trong an toàn lao động, các kiến thức và kỹ năng chuyên môn để sinh viên nhanh chóng hòa nhập vào môi trường công việc sau khi tốt nghiệp ra trường.
Không chỉ có vậy, theo học với ngành kỹ thuật xây dựng, các kỹ sư tương lai còn có được các kỹ năng mềm cho bản trong trong việc quản lý thời gian, giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề về xây dựng, phân tích và tổng hợp dữ liệu, kỹ năng về sử dụng các ứng dụng phần mềm hỗ trợ thiết kế và liên quan đến lĩnh vực xây dựng hiện nay, kỹ năng về tin học và ngoại ngữ. Đặc biệt đó là kỹ năng về thuyết trình và thuyết phục với những thiết kế và kỹ thuật bạn đưa ra trong một công trình xây dựng cụ thể mà bạn sẽ tham gia.
Xem thêm: [Đáp án] Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông ra làm gì?
2. Tại sao bạn nên chọn học kỹ thuật xây dựng hiện nay?
Để giúp bạn tự tin chọn ngành và định hướng tương lai tốt nhất cho bản thân, vieclam88.vn đưa ra đáp án cho câu hỏi tại sao bạn nên chọn học kỹ thuật xây dựng hiện nay với 3 lý do chủ yếu sẽ được phân tích cụ thể như sau:
2.1. Nhu cầu nhiều nhưng nguồn nhân lực thiếu
Nhu cầu về tuyển dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực xây dựng hiện nay rất nhiều, điều này được tác động từ sự phát triển của nền kinh tế, đô thị hóa ở các vùng miền khác nhau, đặc biệt đó là tốc độ phát triển của các vùng đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp mới hiện nay tạo điều kiện để để phát triển ngành.
Trên thị trường lao động hiện nay, theo thống kê thì mỗi năm ngành xây dựng cần đến hơn 10 nghìn lao động những hiện nay thì số lượng chưa đáp ứng đủ. Điều này khiến các bạn học kỹ thuật xây dựng ra như “cục vàng” sau khi tốt nghiệp được nhiều nhà tuyển dụng săn đón.
2.2. Cơ hội để đến với nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
Sinh viên sau tốt nghiệp có nhiều cơ hội khác nhau để lựa chọn cho mình một vị trí công việc phù hợp. Sau tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật xây dựng, các kỹ sư thường có 3 lựa chọn theo nhóm môi trường làm việc là môi trường làm việc tại văn phòng, môi trường làm việc trong công xưởng và môi trường làm việc ngoài công trường. Với các môi trường làm việc khác nhau bạn cũng có những cơ hội và vị trí việc làm rất đa dạng như sau:
Thứ nhất, làm việc trong môi trường văn phòng, công sở bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như chuyên viên tư vấn thiết kế hoặc tư vấn về các kỹ thuật nên áp dụng vào các công trình, chuyên viên lập dự án, kỹ sư dự toán công trình. Thực hiện việc lập dự án và thiết kế về kỹ thuật, thực hiện việc thẩm tra thiết kế trong các công ty, doanh nghiệp hoặc tập đoạn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Ngoài ra môi trường làm việc công sở này bận còn có thể trở thành các giảng viên giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật xây dựng tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp khác nhau hoặc làm việc tại các cơ quan nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng.
Thứ hai, làm việc trong môi trường trong công xưởng bạn sẽ có những cơ hội việc làm tại các vị trí như: Kỹ sư đảm nhiệm với công tác về thiết kế, thi công, thực hiện việc quản lý về chất lượng công trình tại các công xưởng xây dựng, công xưởng sản xuất vật liệu xây dựng,.. Bạn cũng có thể đảm nhiệm với các vị trí quan trong tại công xưởng như kỹ sư quản lý về chất lượng, kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý về dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng,..
Thứ ba, làm việc trong môi trường ngoài công trường, đây là môi trường làm việc chiếm tỷ lệ lớn và các bạn cũng sẽ có được nhiều cơ hội việc làm đa dạng hơn. Bạn có thể đảm nhận vào các vị trí công việc như: kỹ sư phụ trách thi công, kỹ sư phụ trách về thiết kế, kỹ sư giám sát, kỹ sư thẩm định, kỹ sư về nghiệm thu công trình xây dựng công nghiệp hoặc dân dụng với các công việc chủ yếu liên quan để triển khai dự án và thi công công trình xây dựng. Bạn có thể gắn bó và làm việc tại các ban quản lý dự án xây dựng, phòng công thương, sở xây dựng của cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Hoặc bạn cũng có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Có rất nhiều sự lựa chọn và cơ hội việc làm hấp dẫn đối với các bạn trẻ hiện nay khi có nền tảng kiến thức và chuyên môn từ ngành kỹ thuật xây dựng. Các vị trí công việc như trên cũng giúp bạn hiểu được ngành kỹ thuật xây dựng ra làm gì, từ đó bạn hoàn toàn có thể tự tin lựa chọn ngành học này cho bản thân.
2.3. Mức thu nhập “khủng” cho sinh viên ra trường
Hiện nay, ngành xây dựng cũng được đánh giá là một trong những ngành mang đến thu nhập hấp dẫn và tương đối cao với người lao động. Một sinh viên với ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế cũng có thể được hưởng mức thu nhập từ 7 triệu – 9 triệu đồng/tháng. Những nếu có kinh nghiệm và chuyên môn nghề nghiệp từ 3 – 5 năm thì mức thu nhập của bạn có thể lên đến 15 triệu – 20 triệu đồng, với các vị trí làm việc ở cấp quản lý mức thu nhập cho bạn cong hấp dẫn hơn rất nhiều lần.
Tùy thuộc vào vị trí công việc bạn làm sau khi tốt nghiệp ra trường mà có mức thu nhập hoàn toàn khác nhau. Thu nhập cao hay thấp cũng sẽ ảnh hướng rất nhiều từ vị trí và môi trường làm việc mà bạn lựa chọn cho bản thân. Cơ hội làm việc tại cho các bạn rất rộng mở với các doanh nghiệp lớn khi bạn đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng khắt khe và có năng lực làm việc tốt thì hoàn toàn có được mức thu nhập tốt cho bạn..
Ngành Quản trị văn phòng là làm gì?
3. Lựa chọn học kỹ thuật xây dựng và là sinh viên của trường đại học nào?
Khi tự tin chọn theo đuổi kỹ thuật xây dựng, bạn có thể trở thành sinh viên tại một trong số các ngôi trường hiện đang đào tạo chuyên ngành này như sau:
+ Trường Đại học Xây dựng
+ Trường Đại học Thủy Lợi
+ Trường Đại học Giao thông Vận tải tại Hà Nội
+ Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội
+ Trường Đại học Đại Nam
+ Trường Đại học Phương Đông
+ Trường Đại học Hải Phòng
+ Trường Đại học Hà Tĩnh
+ Trường Đại học Dân lập Duy Tân
+ Trường Đại học Quang Trung
+ Trường Đại học Nha Trang
+ Trường Đại học Bách khoa thuộc Đại học Đà Nẵng
+ Trường Đại học Xây dựng miền Trung
+ Trường Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
+ Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Bách khoa thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Hồng Bàng
+ Trường Đại học Hùng Vương TP Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
+ Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
+ Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Văn Lang
+ Trường Đại học Thủ Dầu Một
+ Trường Đại học Cần Thơ
+ Trường Đại học Kiên Giang
+ Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
+ Trường Đại học xây dựng Miền Tây
+ Trường Đại học Kinh tế Công nghệ Long An
Có rất nhiều trường, hãy lựa chọn cho mình một ngôi trường phù hợp nhất để đào tạo kiến thức chuyên môn và nền tảng với ngành học kỹ thuật xây dựng tạo “bàn đạp” vững chắc phát triển nghề nghiệp cho bản thân.
4. Khối xét tuyển và điểm chuẩn xét tuyển vào kỹ thuật xây dựng
Để vào học với ngành, bạn cũng có rất nhiều những lựa chọn cho bản thân từ ngành học kỹ thuật xây dựng với các khối xét tuyển như sau:
+ Khối tuyển sinh A00 gồm toán học, hóa học, vật lý.
+ Khối tuyển sinh A01 gồm toán học, tiếng Anh, vật lý.
+ Khối tuyển sinh A02 gồm vật lý, toán học và sinh học.
+ Khối tuyển sinh A04 gồm địa lý, toán học, vật lý.
+ Khối tuyển sinh A10 gồm Giáo dục công dân, toán học, vật lý.
+ Khối tuyển sinh B00 gồm toàn học, sinh học, hóa học.
+ Khối tuyển sinh C01 gồm vật lý, ngữ văn, toán học.
+ Khối tuyển sinh C02 gồm toán học, hóa học và ngữ văn.
+ Khối tuyển sinh C14 gồm toán học, giáo dục công dân, ngữ văn.
+ Khối tuyển sinh C15 gồm khoa học xã hội, toán học, ngữ văn.
+ Khối tuyển sinh D07 gồm tiếng Anh, hóa học, toán học.
+ Khối tuyển sinh A09 gồm tiếng Anh, lịch sử, toán học.
+ Khối tuyển sinh A84 gồm tiếng Anh, giáo dục công dân, toán học.
+ Khối tuyển sinh A90 gồm tiếng Anh, khoa học tự nhiên, toán học.
Nhiều trường đại học khác nhau khiến các khối tuyển sinh vào trường cũng rất đa dạng cho ngành kỹ thuật xây dựng hiện nay. Điểm chuẩn vào trường cũng có sự khác nhau, điểm thấp nhất xét tuyển với ngành học này 2019 là 18 điểm và điểm cao nhất vào trường với ngành kỹ thuật xây dựng là 27 điểm. Như vậy, khi lựa chọn theo học ngành học kỹ thuật xây dựng các bạn cần quan tâm đến điểm chuẩn xét tuyển theo khối và theo trường đại học bạn muốn vào hiện nay. Hãy lựa chọn một ngôi trường phù hợp với sức của bạn thân đề vào học ngành này nhé!
5. Để phát triển và thành công với kỹ thuật xây dựng bạn cần có những gì?
Để phát triển và thành công với vai trò là một kỹ sư kỹ thuật xây dựng thì bạn cần hội tụ và rèn luyện cho mình những kiến thức như sau:
Thứ nhất, niềm đam mê của bản thân sẽ giúp bạn phát triển với ngành xây dựng được lâu dài.
Thứ hai, có khả năng tư duy và sáng tạo trong công việc tốt để phát triển với ngành.
Thứ ba, có khả năng về phân tích vấn đề và tính toán với các vấn đề có liên quan đến kỹ thuật xây dựng.
Thứ tư, có quản lý về quản lý thời gian hiệu quả và quản lý công việc tốt.
Thứ năm, có kỹ năng về giao tiếp và đàm phán trong công việc. Biết cách khai thác và tổng hợp thông tin để sử dụng một cách hiệu quả.
Thứ sáu, có sức chịu được áp lực tốt trong công việc và đặc biệt đó là kỹ năng về làm việc nhóm hiệu quả.
Qua chia sẻ về ngành kỹ thuật xây dựng ra làm gì trong bài viết này giúp các bạn có được cho bản thân những thông tin thú vị và bổ ích về công việc tương lai. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn tự tin chọn học ngành kỹ thuật xây dựng cho tương lai nghề nghiệp và sự phát triển của bản thân được tốt nhất.
Tham gia bình luận ngay!