1. Dược học - Ngành học tiêu tốn nhiều chất xám
Chọn ngành là đối với nhiều người rất đơn giản, nhưng với một vài người khác lại vô cùng khó khăn. Chọn ngành đối với nhiều người chỉ diễn ra trong chớp mắt, nhưng với một vài người lại mất cả năm, thậm chí là nhiều năm. Vì vậy, đừng vội vàng kết luận lựa chọn của mình chỉ vì ngành học đó ra trường rất dễ xin việc. Trước hết, bạn hãy thực sự hiểu về chúng, về những nội dung tri thức bên trong mà bạn có thể nhận được.
1.1. Khái niệm Dược học
Khái niệm Dược học có thể khá “hàn lâm” với những người chưa thực sự tiếp cận chính thức với nó. Theo đó, định nghĩa Dược học là chuyên ngành thuộc phạm trù khoa học nghiên cứu. Dược học đề cập đến một loạt các hoạt động liên quan đến quá trình tìm tòi, phân tích, nghiên cứu, tiến hành chế tạo, sản xuất và cung cấp các loại thực phẩm chức năng, thuốc men có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tật và đặc biệt là bồi dưỡng chất lượng sức khỏe.
Lĩnh vực này nghiên cứu 2 khía cạnh chính yếu trên thuốc, một là mối liên hệ giữa cơ thể và thuốc, hai là phương thức - cách thức ứng dụng thuốc trong nhiều trường hợp. Dược học trên thực tế là ngành học tổng hợp, nó liên quan và dựa trên nền tảng của rất nhiều lĩnh vực khác nhau, chính yếu là hóa - sinh. Trong đó, các lĩnh vực chi nhánh trong Dược học bao gồm: Bào chế, sản xuất, cung cấp và phân phối, tư vấn sử dụng, quản lý,...
Đừng nhầm Dược học với sản xuất thuốc trong ngành Đông y nhé. Vì theo như khái niệm, Dược học thời hiện đại chú trọng chủ yếu vào các kỹ thuật sản xuất, bào chế, phân phối các loại thực phẩm hoặc thuốc men mang tính “tân dược”. Phòng bệnh cũng là nhiệm vụ của Dược học thông qua việc điều chế ra các loại vắc xin chống lại các căn bệnh mang tính truyền nhiễm, hoặc mãn tính. Hoặc điều chế ra các sản phẩm giúp các hoạt tính sinh học trong cơ thể mỗi chúng ta tăng lên.
1.2. Dược học trong giáo dục
Cổ chí kim đã có câu: “Nhất Y nhì Dược”, ý chỉ tầm quan trọng và vị thế của hai ngành này trong xã hội. Những cá nhân học các ngành liên quan đến lĩnh vực Y tế nói chung đều được xã hội kỳ vọng và được mọi người vô cùng tôn trọng. Xuất hiện song song với ngành Y, Dược học từ lâu đã được đưa vào hệ thống giáo dục của nước ta, thiết lập chương trình ở nhiều cơ sở, có mặt hầu hết từ Nam ra Bắc. Có thể nói, trong giáo dục, Dược học là ngành học được quan tâm và tạo điều kiện nhiều nhất.
Mục tiêu của ngành Dược học trong giáo dục đó chính là sứ mệnh giảng dạy và cung cấp một nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo phục vụ tối đa cho nhu cầu xã hội. Những ai theo học ngành Dược, sẽ được tiếp cận với hệ thống tri thức đa dạng, từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp. Được truyền tải những giá trị y đức, phẩm hạnh của người làm nghề. Người học Dược sau khi ra trường sẽ có đủ năng lực để tham gia vào nhiều nghề nghiệp, thích ứng được nhiều môi trường làm việc khác nhau.
Tham khảo: Đi tìm lời giải: Ngành hóa dược ra làm gì? Tự tin chọn ngành
2. Chương trình đào tạo ngành Dược học
Học được gì khi tham gia vào ngành Dược học? Có thể nói vì là ngành trực tiếp đào tạo những cá nhân làm việc trong lĩnh vực đảm bảo sức khỏe cho người dân. Nên Dược học là ngành rất được chú trọng về nội dung học tập, chương trình đào tạo. Theo đó, sinh viên sẽ được tiếp cận với hệ thống tri thức cơ bản về khoa học, am hiểu những kiến thức cơ sở về công nghệ hiện đại trong y dược tân thời. Nội dung này có thể bao gồm: Dược động học, Tin sinh học, Sinh học phân tử, Công nghệ nano,...
Bên cạnh đó, người học cũng sẽ được trang bị sự hiểu biết về các mầm bệnh, các phương pháp điều trị bằng thuốc, các phương pháp chăm sóc lâm sàng, hiểu về các triệu chứng phụ bị gây ra do thuốc và biết cách thiết kế các chế độ dinh dưỡng thích hợp để phục vụ, hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài nội dung học tập, nhiều sĩ tử cũng thắc mắc về thời gian học tập của chuyên ngành này. Theo đó, về cơ bản từ trước đến nay, các Dược sĩ cấp bậc Đại học sẽ được đào tạo trong vòng 5 năm, với Dược sĩ bậc Cao đẳng thì được đào tạo trong vòng 3 năm.
Về chương trình đào tạo cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình ngành ngành Dược của Khoa Y Dược - ĐHQGHN bên dưới:
+ Khối kiến thức chung: Những NLCB của CNMLN, Tư tưởng HCM, Đường lối ĐCS, Tin học cơ sở, Tiếng Anh các học phần, Kỹ năng mềm, GDTC và GDQP AN.
+ Khối kiến thức chung theo lĩnh vực: Đại số, Vật lý Cơ – Nhiệt, Hóa học đại cương, Hóa học hữu cơ, Sinh học đại cương, Sinh học phân tử, Giải tích, Vật lý Điện & Quang, Hóa học vô cơ, Thực tập hóa học hữu cơ, Sinh lý học,...
+ Khối kiến thức chung của khối ngành: Vi sinh, Miễn dịch học, Xác suất thống kê sinh học, Ký sinh trùng, Truyền thông giáo dục sức khỏe - Y đức, Kỹ thuật Y – Dược hiện đại.
+ Khối kiến thức chung của nhóm ngành: Tin sinh học, Hóa lý dược, Bệnh học đại cương, Dược động học, Di truyền học và dược di truyền học, Mô học và Giải phẫu đại thể, Hóa phân tích, Sinh lý bệnh – miễn dịch, Tài nguyên cây thuốc,...
+ Khối kiến thức ngành: Đánh giá thiết kế nghiên cứu, Dược lý, Hóa dược, Bào chế & Công nghệ DP, Thông tin thuốc ứng dụng, Tổ chức kinh tế dược & Pháp chế dược, Thực hành dược khoa, Hóa trị liệu và chuyển hóa thuốc, Thực vật & Dược liệu, Sinh dược học, Điều trị học 1, Dược học cổ truyền,...
+ Môn học định hướng chuyên ngành: Bao gồm ba nhóm ngành được sinh viên chủ động lựa chọn. Đó là Định hướng Khoa học và Công nghệ dược; Định hướng Khoa học tổ chức & Chính sách dược; Định hướng Khoa học chăm sóc dược;
+ Thực tập và tốt nghiệp.
Ngành Kỹ thuật cơ khí là làm gì
3. Học Dược học có dễ xin việc không?
Một trong những thắc mắc được quan tâm nhất, đó chính là cơ hội việc làm với ngành Dược học sau khi đã hoàn thành khóa học và ra trường. Nhìn chung, xét theo nhu cầu nhân lực, Dược học là ngành có nhu cầu lớn. Đặc biệt khi số lượng các doanh nghiệp sản xuất và phân phối thuốc trên thị trường ngày càng một gia tăng. Cũng là lúc cơ hội của những ai theo ngành Dược học “mênh mông” không kém. Theo đó, sau khi tốt nghiệp, cử nhân Dược học hoàn toàn có thể công tác ở những vị trí và địa điểm sau:
+ Công tác tại các cơ sở y tế và các bệnh viện từ TW đến tuyến huyện: Khi công tác ở những địa điểm này, bạn sẽ hành nghề thông qua chức năng quản lý dược phẩm, đó là đảm bảo về hạn sử dụng cũng như chất lượng của toàn bộ thuốc trong cơ sở làm việc. Bên cạnh đó, bạn cũng chịu trách nhiệm về tư vấn, hỗ trợ tham mưu các phương pháp điều trị bằng các loại thuốc cụ thể cho bác sĩ. Đồng thời, hướng dẫn sử dụng thuốc cụ thể cho các bệnh nhân được điều trị.
+ Công tác tại các cơ sở, đơn vị sản xuất thuốc: Bạn sẽ được tham gia trực tiếp vào quy trình, dây chuyền chuyển đổi các nguyên liệu thành các sản phẩm thuốc. Những hoạt động của bạn trong quy trình này có thể bao gồm việc nghiên cứu, quản lý và giám sát hoạt động sản xuất, đảm bảo về chất lượng đầu ra theo tiêu chuẩn về thuốc.
+ Công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo có ngành Y Dược: Với những ai tự tin về thành tích học tập và thực lực về chuyên môn của bản thân. Có thể tham gia giảng dạy hoặc làm công tác nghiên cứu học thuật tại các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu,...
+ Công tác tại các trung tâm, viện kiểm nghiệm chất lượng Dược phẩm: Bạn sẽ được trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát và đảm bảo chất lượng dược phẩm, tương ứng với các tiêu chí về độ an toàn, tiêu chí phân phối sử dụng công khai. Nhằm phát hiện kịp thời các loại dược phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái,... đang được cung cấp và sử dụng trên thị trường.
+ Mở cửa hàng phân phối Dược phẩm: Với những ai học dược, hoàn toàn có đủ điều kiện để kinh doanh tư nhân các mặt hàng về dược phẩm. Hoặc bạn cũng có thể làm việc ở nhiều vị trí trong các công ty, doanh nghiệp phân phối thuốc, như Trình dược viên, dược sĩ bán thuốc tại điểm,...
Về mức thu nhập, sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực nghề nghiệp bạn theo đuổi, hoặc phụ thuộc vào năng lực thực tế của bạn đạt được. Ở vị trí trình dược viên của một công ty, mức lương tham khảo có thể từ 5 - 50 triệu đồng/tháng.
4. Thông tin tuyển sinh ngành Dược học 2020
4.1. Danh sách các cơ sở đào tạo Dược học chất lượng
Như đã giới thiệu từ đầu, ngành Dược học xuất hiện ở rất nhiều cơ sở giáo dục khắp cả nước. Bạn hoàn toàn có thể cân nhắc lựa chọn những địa điểm học tập phù hợp với điều kiện và mong muốn của bản thân. Danh sách các trường đào tạo ngành này bao gồm:
+ Khu vực miền Bắc: Khoa Y dược - ĐHQGHN, ĐH Dược Hà Nội, ĐH Hòa Bình, ĐH Thành Tây, ĐH Y Dược Thái Nguyên, ĐH Y Dược Thái Bình, ĐH Y Dược Hải Phòng, ĐH Thành Đô, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ĐH Đại Nam, Học viện Y Dược Cổ truyền Việt Nam.
+ Khu vực miền Trung: ĐH Duy Tân, ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng, ĐH Y Dược Huế, ĐH Buôn Ma Thuột, ĐH Y Khoa Vinh, ĐH Y Dược Đà Nẵng.
+ Khu vực miền Nam: Khoa Y - ĐHQG TPHCM, ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Công nghệ TP HCM, ĐH Hồng Bàng, ĐH Y Dược Cần Thơ, ĐH Công nghệ miền Đông, ĐH Nam Cần Thơ, ĐH Võ Trường Toản, Đh Tây Đô, ĐH Lạc Hồng, DDH Bình Dương, ĐH Trà Vinh, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Tôn Đức Thắng.
4.2. Dược học xét tuyển tổ hợp môn nào?
Dược học là chuyên ngành liên quan đến nghiên cứu, ứng dụng,.. chính vì thế nó chú trọng ở các kiến thức về tự nhiên, thiên về tính toán,... Những tổ hợp môn xét tuyển cho ngành Dược học bao gồm:
- Khối A00: Hóa học - Vật lý - Toán học
- Khối B00: Toán học - Sinh học - Hóa học
- Khối D07: Toán học - Tiếng Anh - Hóa học
- Với mức điểm chuẩn tham khảo từ 21 - 23 điểm.
4.3. Phẩm chất giúp bạn “sống” với ngành và nghề Dược
Để trở thành một sinh viên ngành Dược học cũng như được sống với công việc sau này. Các sĩ tử hãy trang bị cho mình những kỹ năng như sau:
- Đam mê với ngành Dược nói chung
- Thích khám phá và tư duy về khoa học ứng dụng của ngành Dược
- Học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là Sinh - Hóa
- Tiếng Anh chuyên ngành Dược phải thành thạo
- Kiên nhẫn, tỉ mỉ, cầu toàn, trung thực
- Thích các hoạt động nghiên cứu khoa học
- Chịu được áp lực công việc cao
Bạn có bao nhiêu điểm trong các phẩm chất phù hợp với ngành Dược học? Hãy cho vieclam88.vn biết bằng cách để lại những bình luận bên dưới nhé!
Tham gia bình luận ngay!