Học ngành Đông Nam Á học ra trường làm gì? [Hướng nghiệp 24h]

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2020-06-06 16:56:58

Đón đầu xu thế khi tính hội nhập và các chính sách, cơ chế trong việc nỗ lực vì một cộng đồng Asean phát triển, ngành Đông Nam Á học giờ đây đã thoát khỏi cái bóng là ngành “hàn lâm khoa học”, không có nhiều tính ứng dụng trong thực tiễn. Đó cũng chính là lý do những năm qua, chuyên ngành này được cộng đồng sĩ tử và đông đảo phụ huynh khắp cả nước quan tâm. Với những ai đã và đang có dự định chọn ngành này cho sự nghiệp học tập của mình. Điều cần thiết là nên tìm hiểu rõ ràng bản chất hoạt động của ngành, nội dung đào tạo và đặc biệt là triển vọng nghề nghiệp trong tương lai nhé!

Việc Làm Dự Án

1. Đông Nam Á học: Tri thức mới - Cơ hội mới

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu sơ bộ về chuyên ngành hấp dẫn này nhé!

1.1. Bạn biết gì về ngành Đông Nam Á học?

Bạn biết gì về ngành Đông Nam Á học?
Bạn biết gì về ngành Đông Nam Á học?

Những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự lớn mạnh của khối liên minh các quốc gia Đông Nam Á. Asean trở thành một trong các khối tổ chức được đáng mong chờ sự bứt phá, cả về kinh tế, lẫn văn hóa chính trị,... Việc đẩy mạnh cơ chế hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực và với các nước trong cộng đồng quốc tế đã mở ra những triển vọng đáng kể cho các khía cạnh về kinh tế và cả ngoại giao.

Việt Nam là một trong số đó. Nhằm đón đầu xu hướng đầy tiềm năng này, Đông Nam Á học đã trở thành một trong những chuyên ngành có tầm quan trọng, là sự lựa chọn ưu tiên cho những ai đang tham khảo các ngành học ở tương lai.

Southeast Asian studies hay còn được gọi là Đông Nam Á học. Là một chuyên ngành đề cập đến toàn bộ hoạt động nghiên cứu khoa học về các khía cạnh đa dạng, bao gồm: Lịch sử, văn hóa, chính trị, ngoại giao, tôn giáo,... và ngôn ngữ của các đất nước thuộc phạm vi khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Á học trong hệ thống giáo dục có sứ mệnh đào tạo ra những thế hệ sinh viên am hiểu về khoa học xã hội và nhân văn. Bên cạnh đó cung cấp cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về khu vực học.

Sinh viên Đông Nam Á học được tiếp cận với phương pháp và có năng lực chủ động trong quá trình triển khai các hoạt động, nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ quốc tế, văn hóa chính trị, ngôn ngữ xã hội,... tại đất nước Việt Nam và những quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.

1.2. Mục tiêu đào tạo của Đông Nam Á học

Mục tiêu đào tạo của Đông Nam Á học
Mục tiêu đào tạo của Đông Nam Á học

Nói về Đông Nam Á học trong hệ thống giáo dục nước nhà, ngành học này hướng đến mục tiêu cung cấp cho sinh viên các hệ thống kiến thức chung, mang tính cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn. Sau đó là trang bị sự am hiểu chuyên sâu về lịch sử hình thành, tôn giáo, văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế, đối nội, đối ngoại và ngôn ngữ của các quốc gia trong khu vực. Sinh viên cũng nắm bắt được những đặc trưng, chiến lược về quan hệ quốc tế giữa các nước trong khu vực.

Song song với đó là việc tiếp cận và thực hành phương pháp nghiên cứu khoa học. Cụ thể là những phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính, thực địa,... để hỗ trợ trong quá trình nhìn nhận, phân tích và đánh giá các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của khu vực Đông Nam Á nói chung, các quốc gia nói riêng.

Cuối cùng, sứ mệnh cốt lõi của ngành là giúp cho các thế hệ sinh viên sau khi ra trường, có thể có đủ năng lực về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ. Điều này giúp sinh viên có khả năng thích nghi cao với nhiều vị trí làm việc, lĩnh vực hoạt động như du lịch, ngoại giao, kinh tế chính trị, văn hóa xã hội, tư vấn, nghiên cứu giáo dục,... tại các địa điểm lớn như viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở giáo dục, các cơ quan hành chính Nhà nước, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cần đến sự am hiểu về Đông Nam Á.

1.3. Đông Nam Á học dạy sinh viên những gì?

Đông Nam Á học dạy sinh viên những gì?
Đông Nam Á học dạy sinh viên những gì?

Được học những gì là một thắc mắc lớn của những ai đang có ý định theo đuổi chuyên ngành khá mới mẻ này. Theo đó, sinh viên Đông Nam Á học sẽ được cung cấp và trang bị những hệ thống tri thức đặc biệt về toàn bộ các khía cạnh của khu vực như: kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, ngoại giao,... Ngoài ra, người học còn có cơ hội được tham gia vào quá trình rèn luyện, học mới và bồi dưỡng những nghiệp vụ, kỹ năng để phục vụ cho công việc sau khi ra trường.

Đó là những nghiệp vụ như báo chí, hành chính văn phòng quốc tế, biên tập,... Song song với đó, yêu cầu khi tốt nghiệp Đông Nam Á học là việc sinh viên cần có kỹ năng sử dụng tiếng Anh thành thạo và một kỹ năng ngôn ngữ thứ ba, đặc trưng của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Chẳng hạn như: Tiếng Thái, tiếng Indonesia, tiếng Singapore,...

Tựu chung, những ngành học thuộc phạm vi khoa học xã hội và nhân văn, chẳng hạn như Đông Nam Á học rất thích hợp với những bạn trẻ học giỏi các môn xã hội, ngoại ngữ. Đặc biệt có một sự hứng thú, đam mê và ham học hỏi, tìm hiểu về những nền văn hóa mới ngoài Việt Nam. Đặc biệt, trong một kỷ nguyên mà khối Asean được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về tiềm lực kinh tế, chiến lược phát triển,... Thì việc học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực Đông Nam Á học thực sự mở ra nhiều tiềm năng về nghề nghiệp.

Đọc ngay: Ngành Đông phương học ra trường làm gì? Nắm bắt tương lai trong tay

2. Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Đông Nam Á học

Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Đông Nam Á học
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Đông Nam Á học

Quả thực, nếu nhìn vào chương trình đào tạo của Đông Nam Á học, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì khối lượng kiến thức phong phú, đa dạng và ngành học này mang lại. Mặc dù chương trình đào tạo có thể không giống nhau ở các trường, cơ sở giáo dục. Về cơ bản, khung chương trình chuẩn bạn có thể tham khảo dưới đây:

+ Khối kiến thức đại cương: Triết học Mác Lênin, Tư tưởng HCM, Đường lối ĐCS, Tin học cơ sở, Ngoại ngữ cơ sở, tiếng Anh, Kỹ năng bổ trợ, Giáo dục ANQP, Giáo dục thể chất,...

+ Khối kiến thức theo lĩnh vực: Cơ sở văn hóa VN, Lịch sử văn minh thế giới, Phương pháp luận NCKH,  Logic học, Tâm lý học, Xã hội học, Kinh tế học, Môi trường và phát triển,...

+ Khối kiến thức theo khối ngành: Phát triển kinh tế Đông Á, Khu vực học, Lịch sử văn hóa và tư tưởng phương Đông, Nghiệp vụ du lịch, Nghiệp vụ báo chí, Nhập môn quan hệ quốc tế, Nhập môn quản trị văn phòng,...

+ Khối kiến thức theo nhóm ngành: Lịch sử Đông Nam Á, Nhập môn Đông Nam Á học, Địa lý nhân văn và kinh tế ĐNA, Văn hóa ĐNA, Các dân tộc ở ĐNA, Thể chế chính trị các nước ĐNA, Tôn giáo ở ĐNA, Người Hoa ở ĐNA,...

+ Khối kiến thức ngành: Ngoại ngữ chuyên ngành (tiếng Anh bắt buộc và tự chọn tiếng bản địa), ASEAN và các quan hệ quốc tế, Di cư và di chuyển lao động ở các nước ASEAN, Cộng đồng ASEAN, Biển và kinh tế biển ở các nước ASEAN, Báo chí truyền thông ở ASEAN, Phát triển du lịch ở các nước ASEAN, Lịch sử văn hóa xã hội Campuchia, Lịch sử văn hóa xã hội Indonesia, Lịch sử văn hóa xã hội Philippines, Lịch sử văn hóa xã hội Lào, Lịch sử văn hóa xã hội Thái Lan, Lịch sử văn hóa xã hội Malaysia và Singapore,...

+ Thực tập và khóa luận tốt nghiệp

3. Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho những ai học Đông Nam Á học

Thắc mắc lớn nhất của những ai đang dự định lựa chọn ngành Đông Nam Á học, đó chính là cơ hội kiếm việc làm của ngành này. Cử nhân Đông Nam Á học có thể tham gia được khá nhiều hoạt động nghề nghiệp, đa dạng vị trí và xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như:

3.1. Chuyên viên tại trung tâm, học viện, bảo tàng

Chuyên viên tại trung tâm, học viện, bảo tàng
Chuyên viên tại trung tâm, học viện, bảo tàng

Chuyên viên tại trung tâm, học viện, bảo tàng,... về Asean là một trong những lựa chọn nghề nghiệp liên quan trực tiếp nhất để Đông Nam Á học. Công việc chuyên nghiệp đa phần mang những đặc trưng thiên về nghiên cứu, học thuật. Tuy nhiên, nó cũng có được triển khai vận dụng trong nhiều hoạt động, yêu cầu sự am hiểu thành thạo về khu vực Đông Nam Á, cũng như các kỹ năng, nghiệp vụ khác của tân cử nhân.

3.2. Làm việc tại các công ty du lịch lữ hành quốc tế

Kiến thức về văn hóa, xã hội ở một quốc gia đặc thù luôn là yêu cầu của những công ty dịch vụ du lịch và lữ hành quốc tế. Tại nhà tuyển dụng này, bạn sẽ có cơ hội tham gia làm việc ở nhiều vị trí công việc. Phân bố ở các phòng ban, bộ phận như nghiên cứu phát triển, phòng kế hoạch,... đảm nhiệm chức năng khai thác và tìm hiểu tình hình xã hội ở các khu vực địa phương cụ thể. Lập chương trình và kế hoạch truyền thông, quảng cáo tour, du lịch,...

Đa phần những vị trí công việc này đều yêu cầu những ứng viên có am hiểu chuyên sâu về văn hóa, có chuyên môn thành thạo về lịch sử. Đó chính là lợi thế của các cử nhân Đông Nam Á học. Đặc biệt là cơ hội ứng tuyển vào các doanh nghiệp du lịch quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam nói riêng, ở khu vực Đông Nam Á nói chung.

3.3. Biên tập viên, nhà báo, phóng viên,... tại các cơ quan truyền thông quốc tế

Biên tập viên, nhà báo, phóng viên,... tại các cơ quan truyền thông quốc tế
Biên tập viên, nhà báo, phóng viên,... tại các cơ quan truyền thông quốc tế

Biên tập viên, nhà báo, phóng viên, bình luận viên, phát thanh viên, MC dẫn chương trình,... thương là những công việc trong hệ thống hoạt động của các cơ quan, đơn vị thông tấn và báo chí, tạp chí, các cơ quan truyền hình và phát thanh,... trọng điểm về các nội dung liên quan đến văn hóa, lịch sử, chính trị, kinh tế, ngoại giao. Những nội dung này đều cần được đảm bảo tính chuyên nghiệp và chính xác về các khía cạnh đó. Đặc biệt là chiến lược, chính sách quan hệ quốc tế giữa các quốc gia.

Điều này chứng minh nhu cầu về nhân lực ngành Đông Nam Á học.

Ngành Nhiếp ảnh ra làm gì

3.4. Chuyên viên R&D tại các tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia

Chuyên viên R&D tại các tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia
Chuyên viên R&D tại các tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia

Mặc dù là một công việc có khá ít sự liên quan với Đông Nam Á học. Bởi vì chúng khá thiên về những chuyên môn và nghiệp vụ trong kinh tế, tài chính. Tuy nhiên, với những cá nhân có hiểu biết vững vàng về kinh tế trong khu vực, kết hợp với hệ thống các kỹ năng cơ bản phục vụ cho ngành kinh tế. Đây có thể là một lựa chọn đáng được cân nhắc.

Những công ty đa quốc gia, công ty liên doanh dường như có yêu cầu khá khắt khe. Vì vậy, chuyên môn đúng lĩnh vực có thể không phải là điểm mấu chốt, mà chính sự năng động, không ngại thử thách, thích cái mới,... là những chìa khóa họ cần ở một ứng viên tiềm năng.

Cuối cùng, nếu bạn có một học vị, học hàm khá cao về ngành Đông Nam Á học. Chẳng hạn như Thạc sĩ hay Tiến sĩ, bạn hoàn toàn có thể làm việc ở:

  • Đại sứ quán, lãnh sự quán, văn phòng đại diện quốc gia trong khu vực hoặc ở Việt Nam.
  • Văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam
  • Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo
  • Các tổ chức NGOs, dự án quốc tế,...

​​Xem thêm: Nếu bạn muốn tìm việc làm nhân viên R&D hãy click ngay nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội việc làm hấp dẫn.

4. Học ngành Đông Nam Á học ở trường nào?

Như đã nói, Đông Nam Á học là một ngành mới. Vì vậy, hãy cố gắng nắm bắt những thông tin liên quan đến việc tuyển sinh ngành học này ở Việt Nam nhé!

4.1. Các cơ sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo
Các cơ sở đào tạo

Chưa có quá nhiều cơ sở đào tạo ngành học này ở nước ta. Tuy nhiên, những cơ sở có mặt ngành học này đều là các trường đại học nằm trong TOP các cơ sở giảng dạy chất lượng cao của cả nước. Cụ thể như:

  • ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN)
  • ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGTPHCM)
  • ĐH Mở TP Hồ Chí Minh
  • ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

4.2. Phương thức xét tuyển

Phương thức xét tuyển
Phương thức xét tuyển

Với Đông Nam Á học, sẽ xét tuyển các khối thi như sau:

  • Khối A01: Toán - Anh - Lý
  • Khối D01: Văn - Anh - Toán
  • Khối D02: Văn - Nga - Toán
  • Khối D03: Văn - Pháp - Toán
  • Khối D04: Văn - Trung - Toán
  • Khối D05: Văn - Đức - Toán
  • Khối D06: Văn - Nhật - Toán
  • Khối D42: Văn - Nga - Địa
  • Khối D43: Văn - Nhật - Địa
  • Khối D44: Văn - Pháp - Địa
  • Khối D80: Văn - Nga - KHXH
  • Khối D81: Văn - Nhật - KHXH
  • Khối D82: Văn - Pháp - KHXH
  • Khối D83: Văn - Trung - KHXH

Điểm chuẩn trung bình: Từ 16 - 20 điểm.

4.3. Phẩm chất phù hợp với ngành học

Phẩm chất phù hợp với ngành học
Phẩm chất phù hợp với ngành học

Đông Nam Á học có thể sẽ rất phù hợp với những sĩ tử sở hữu các phẩm chất sau:

  • Có kỹ năng về giao tiếp
  • Có kỹ năng trình bày và lập luận vấn đề
  • Có kỹ năng viết lách, biên tập, triển khai lập luận logic
  • Có năng lực cơ bản về ngoại ngữ
  • Kỹ năng Công nghệ thông tin
  • Chịu được áp lực cao trong công việc, kiên trì, ham học hỏi
  • Năng động, nhiệt huyết, đam mê và sáng tạo
  • Có tinh thần cao về trách nhiệm
  • Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
  • Có am hiểu sâu sắc về những vấn đề trong xã hội, văn hóa, chính trị,...

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích trong hành trình chọn ngành Đông Nam Á học của bạn!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: