[Bật mí] Ngành điều dưỡng ra làm gì – Cơ hội việc làm hấp dẫn

Icon Author Phạm Thanh Nga

Ngày đăng: 2020-07-10 17:21:02

Ngành điều dưỡng ra làm gì là thắc mắc của rất nhiều bạn học sinh hiện nay trước muôn vàng lựa chọn cho bản thân về ngành học? Tìm sự tự tin chọn ngành và phát triển nghề nghiệp tương lai với những thông tin chia sẻ trong bài viết này.

Việc Làm Ngành Y

1. Đôi nét khái quát về ngành điều dưỡng

Đôi nét khái quát về ngành điều dưỡng
Đôi nét khái quát về ngành điều dưỡng

Trong hệ thống đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho y tế hiện nay, không thể thiếu vai trò quan trọng của đội ngũ điều dưỡng viên. Định nghĩa đơn giản về điều dưỡng là gì hiện nay? Điều dưỡng là chuyên ngành đào tạo nhân lực để sử dụng nghiệp vụ của mình vào công tác bảo vệ, tối ưu hóa sức khỏe con người, dự phòng về chấn thương và dự phòng bệnh.

Điều dưỡng một ngành học được trang bị đầy đủ những kiến thức về y tế, kỹ năng nghiệp vụ trong thực hành, có kiến thức và am hiểu về quy trình, cùng với các quy tắc thực hiện trong chăm sóc bệnh nhân. Điều dưỡng viên chính là nguồn lực hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ, dược sĩ trong việc chăm sóc sức khỏe và phổi hội và phục vụ các yêu cầu của bệnh nhân tại phòng khám, cơ sở y tế, bệnh viện,…

2. Ngành điều dưỡng mang đến cho bạn những kiến thức như thế nào?

Ngành điều dưỡng mang đến cho bạn những kiến thức như thế nào?
Ngành điều dưỡng mang đến cho bạn những kiến thức như thế nào?

Khi lựa chọn ngành điều dưỡng để theo đuổi, bạn có cơ hội được tiếp cận với nguồn tri thức đa dạng, phong phú để phục vụ tốt nhất cho nghề. Những kiến thức được cung cấp từ cơ bản cho đến chuyên sâu giúp bạn có nền tảng kiến thức vững và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn phù hợp. 

Sau khi kết thúc chương trình học, các bạn sẽ có được khả năng trong phân tích để áp dụng các nguyên lý về điều dưỡng, quy trình kỹ thuật trong điều dưỡng cơ bản, kỹ năng về chẩn đoán điều dưỡng, và kỹ thuật về điều dưỡng chuyên khoa.

Trong chương trình đào tạo tại các trường cho chuyên ngành điều dưỡng hiện nay thì bạn sẽ nhận về kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, cụ thể như sau: Hiểu về quy trình khi chăm sóc bệnh nhân, có các kiến thức y khoa về phục hồi chức năng, hồi sức, cấp cứu; hiểu về quy trình thực hiện điều dưỡng có từng đối tượng bệnh nhân cụ thể; có kiến thức về quy trình thực hiện y lệnh của bác sĩ, quản lý việc sử dụng thuốc an toàn, đúng chủ dẫn và hợp lý; biết về quy trình trong vận hành, bảo quản và sử dụng các dụng cụ y khoa; và có được kỹ năng trong việc phối hợp với các nhân viên y tế khác để thực hiện chăm sóc sức khỏe và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.

Thông qua những kiến thức được học, bạn sẽ biết phải làm gì và đưa ra các biện pháp cụ thể trong việc duy trì, cải thiện điều kiện sống để nập cao sức khỏe, bảo vệ con người, cung cấp các kiến thức cơ bản về sống an toàn và khỏe mạnh cho các bệnh nhân.

Xem thêm: Bạn đã biết học ngành y tế công cộng ra làm gì hay chưa?

3. Giải đáp thắc mắc về ngành điều dưỡng ra làm gì?

Giải đáp thắc mắc về ngành điều dưỡng ra làm gì?
Giải đáp thắc mắc về ngành điều dưỡng ra làm gì?

Điều tất cả các bạn quan tâm và muốn tìm hiểu đó chính là vấn đề định hướng nghề nghiệp cho bản thân sau tốt nghiệp ngành điều dưỡng như thế nào? Cụ thể các vị trí cho một sinh viên ngành điều dưỡng có thể ứng tuyển, tìm kiếm và vào làm việc tại vị trí công việc này như sau:

+ Hiện nay, ngành điều dưỡng có thể là một trong những lựa chọn việc làm cho các bạn xuất khẩu lao động sang các quốc gia với tỷ lệ dân số già hóa cáo. Mức thu nhập cho công việc này cũng cực kỳ hấp dẫn.

+ Cơ hội việc làm điều dưỡng tại các cơ sở y tế, khám chữa bệnh, bệnh viện hiện nay. Không chỉ là các bệnh viện công của nhà nước, bạn còn có thể làm việc tại các bệnh viện tư nhân, phòng khám. Cơ hội làm việc tại các bệnh viện nước ngoài.

+ Cơ hội làm việc tại vị trí nhân viên chăm sóc sức khỏe và giáo dục y tế công đồng tại địa phương. Nhân viên tuyên truyền trong các hoạt động về phòng chống dịch bệnh, làm việc tại các trạm y tế của địa phương.

+ Cơ hội làm việc, học tập tại môi trường quốc tế khi bạn có năng lực, điều kiện và chuyên môn tốt.

+ Cơ hội để trở thành trợ giảng chuyên giảm, các kỹ thuật viên hoặc trở thành giảng viên chuyên ngành điều dưỡng tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong cả nước hiện nay.

+ Cơ hội làm việc tại viện nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp của bản thân lên các chuyên ngành, bậc học cao hơn.

+ Cơ hội làm việc tại các trung tâm công đồng như viện dưỡng lão, trại cai nghiện,…

Giải đáp thắc mắc về ngành điều dưỡng ra làm gì?
Giải đáp thắc mắc về ngành điều dưỡng ra làm gì?

Hiện nay, điều dưỡng được đánh giá là một ngành thiếu nguồn nhân lực, chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành này được rất nhiều nhà tuyển dụng khác nhau săn đón với môi trường làm việc và mức thu nhập hấp dẫn cho bản thân.

Hiện nay, một điều dưỡng viên có được mức thu nhập từ 6 triệu – 9 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào môi trường làm việc và kinh nghiệm của bản thân trong nghề. Rất nhiều đơn giản thiếu nguồn nhân lực, tương lai với nhu cầu con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề về sức khỏe thì cơ hội việc làm và nhu cầu tuyển dụng cũng sẽ tăng lên.

Ngành Luật ra làm gì?

4. Một số thông tin về tuyển sinh ngành điều dưỡng

Với sự hấp dẫn trong định hướng và lựa chọn môi trường làm việc cho bản thân, bạn tự tin chọn ngành học này cho mình. Vậy hãy để vieclam88.vn bật mí đến bạn những thông tin về tuyển sinh giúp bạn có nền tảng và môi trường học tập tốt nhất để phát triển tương lai của chính bạn như sau:

4.1. Lựa chọn ngôi trường phù hợp để theo học điều dưỡng

Điều dưỡng hiện nay bạn có thể lựa chọn học tập và mang về những kiến thức cho bản thân từ các trường đại học sau:

+ Trường Đại học Y Hà Nội

+ Trường Đại học Y dược Thái Bình

+ Trường Đại học Đại Nam

+ Trường Đại học Hòa Bình

+ Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

+ Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

+ Trường Đại học Y dược thuộc Đại học Thái Nguyên

+ Trường Đại học Y dược Hải Phòng

+ Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

+ Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

+ Trường Đại học Thành Đông

+ Trường Đại học Trưng Vương

+ Trường Đại học Y khoa Vinh

Lựa chọn ngôi trường phù hợp để theo học ngành điều dưỡng
Lựa chọn ngôi trường phù hợp để theo học điều dưỡng

+ Trường Đại học Y dược thuộc Đại học Huế

+ TRường Đại học Đông Á

+ Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng

+ Trường Đại học Yersin Đà Lạt

+ Trường Đại học Tây Nguyên

+ Trường Đại học Duy Tân.

+ Trường Đại học Tây Đô

+ Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

+ Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

+ Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

+ Trường Đại học Quốc tế Miền Đông

+ Trường Đại học Y dược Cần Thơ

+ Trường Đại học Văn Lang

+ TRường Đại học Công nghệ Đồng Nai

+ Trường Đại học Trà Vinh

+ Trường Đại học Cửu Long

Đó là danh sách các trường đại học hiện nay đang tuyển sinh và đào tạo chuyên ngành điều dưỡng, hãy tìm hiểu và lựa chọn cho mình một ngôi trường phù hợp nhất để phát triển bản thân và thu về hành trang kiến thức tốt nhất giúp tạo bước đệm vững chắc phát triển tương lai.

4.2. Khối xét tuyển đầu vào ngành điều dưỡng như thế nào?

Khối xét tuyển đầu vào ngành điều dưỡng như thế nào?
Khối xét tuyển đầu vào ngành điều dưỡng như thế nào?

Lựa chọn trưởng học đã khó, việc chọn một khối thi phù hợp còn khó hơn, với chuyên ngành điều dưỡng bạn có thể lựa chọn 1 trong các khối thi sau để ứng tuyển vào trường là:

+ Khối B00 gồm có toán học, sinh học, hóa học.

+ Khối C08 gồm có hóa học, văn học, sinh học.

+ Khối A00 gồm có hóa học, toán học, vật lý.

+ Khối D07 gồm có toán học, tiếng Anh, hóa học.

+ Khối D08 gồm có sinh học, toán học, tiếng Anh.

Hãy lựa chọn khối thi là điểm mạnh của mình để đạt được điểm th cao nhật, với điểm thi càng cáo, cơ hội để lựa chọn trường đa dạng hơn cho bản thân và trở thành sinh viên ngành điều dưỡng theo mong muốn của bản thân.

4.3. Ngành điều dưỡng có điểm chuẩn mới nhất là bao nhiêu?

Ngành điều dưỡng có điểm chuẩn mới nhất là bao nhiêu?
Ngành điều dưỡng có điểm chuẩn mới nhất là bao nhiêu?

Điểm chuẩn xét tuyển ngành điều dưỡng cũng có sự khác nhau giữa các trường đại học, tùy thuộc vào lựa chọn trường và khối ứng tuyển mà bạn có những thang điểm chuẩn xét tuyển vào ngành khác nhau. Điểm chuẩn mới nhất xét tuyển vào ngành điều dưỡng dao động từ 15 điểm – 22 điểm.

Đây là điểm không quá cao và phù hợp với nhiều đối tượng học sinh có học lực khá. Tùy thuộc vào năng lực học tập của bản thân mà các bạn có thể lựa chọn ngôi trường phù hợp với bản thân mình trong danh sách các trường được vieclam88.vn chia sẻ ở phần trên của bài viết này.

5. Những tố chất giúp bạn phát triển với nghề điều dưỡng trong tương lai

Những tố chất giúp bạn phát triển với ngành điều dưỡng trong tương lai
Những tố chất giúp bạn phát triển với nghề điều dưỡng trong tương lai

Để tiến xa hơn với nghề, tổ chất của bạn rất quan trọng để đưa ban phát triển và gắn bó lâu dài với công việc này. Một số tố chất tiêu biểu bạn cần có như sau:

Thứ nhất, có trình độ chuyên môn tốt, để có chuyên môn ngay từ quá trình học bạn cần không ngừng học tập, tích lũy kiến thức và học hỏi nhiều kinh nghiệm trong nghề cho bản thân.

Thứ hai, là con người có tính tỉ mỉ trong công việc, siêng năng và luôn cẩn thận để đạt được hiệu quả và không có sai sót nào xảy ra trong quá trình làm việc của bản thân. Đặc biệt là trong quá trình chăm sóc các bệnh nhân.

Thứ ba, luôn lạc quan và sống tích cực trong cuộc sống, điều này giúp các điều dưỡng viên truyền năng lượng sống cho bệnh nhân được tốt nhất.

Thứ tư, là người có tư duy thông minh, nhạy cảm với các vấn đề và là người sống có nguyên tắc. Trong công việc bạn cần có trách nhiệm và hoàn thành công việc được tốt nhất.

Thứ năm, trong công việc cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể giao tiếp với bệnh nhân, với đồng nghiệp trong công ty.

Qua chia sẻ về ngành điều dưỡng ra làm gì trong bài viết này giúp các bạn có thêm hiểu biết, kiến thức trước lựa chọn ngành học. Hy vọng, với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn tự tin chọn và theo đuổi ngành điều dưỡng để có cơ hội phát triển bản thân tốt nhất và gắn bó với nghề lâu dài.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: