Mách bạn Ngành Công nghệ truyền thông ra làm gì chuẩn nhất

Icon Author Trần Nhung

Ngày đăng: 2020-06-04 10:45:47

Ngành công nghệ truyền thông là một ngành đang nhận được khá nhiều sự quan tâm hiện nay. Bởi lẽ đó vừa là xu hướng của thời đại, mà công nghệ truyền thông cũng đang đáp ứng việc làm tốt cho rất nhiều lao động hiện nay. Chính vì vậy ngành học này đang được tổ chức và nhiều sinh viên theo học ở rất nhiều trường đại học. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ trong bài viết hôm nay nhé!

Việc Làm Truyền Thông

1. Đào tạo ngành công nghệ truyền thông

1.1. Khái niệm ngành công nghệ truyền thông 

Khái niệm ngành công nghệ truyền thông
Khái niệm ngành công nghệ truyền thông 

Công nghệ truyền thông là một cụm danh từ gồm 2 thành tố Công nghệ và Truyền thông. Cho nên về cơ bản chúng ta có hiểu đây là một ngành có sự kết hợp và áp dụng những tiên tiến của công nghệ để phát triển cho các phương thức truyền thông hiện đại. Chính vì vậy công nghệ truyền thông cũng vẫn thuộc “thân cây” chung của ngành truyền thông và là một nhánh mới của thân cây này. 

Đây được xem là một sự cải cách và đổi mới khá tích cực của ngành truyền thông nói riêng và của thời đại nói chung. Khi mà hầu như mọi khía cạnh của cuộc sống đều có sự tham gia của công nghệ và máy móc hiện đại, nó khiến cho cuộc sống dễ dàng và tốc độ truyền tải thông tin đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông được nhanh chóng và đầy đủ hơn. 

Công nghệ truyền thông bao gồm các kỹ năng về sử dụng các thiết bị máy móc, phần mềm để phục vụ cho việc quản lý, tổ chức và sản xuất các video, audio, hình ảnh hay sự kiện nào đó. Quá trình diễn ra của công nghệ truyền thông kéo dài từ khi bắt đầu lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, làm kinh doanh, thực hiện, hậu kỳ và phát hành, … 

1.2. Ngành công nghệ truyền thông học những gì?

Với nhu cầu tất yếu từ thực tế hiện nay, ngành công nghệ truyền thông hiện đang được rất nhiều sinh viên tìm để theo học, kéo theo đó là sự mở cửa của nhiều khoa, chuyên ngành tại các trường đại học trên địa bàn cả nước. Chỉ riêng đối với những người yêu thích truyền thông thì con số sinh viên theo học đã khá nhiều, chưa kể công nghệ truyền thông còn là lựa chọn của nhiều người để phục vụ cho các công việc về media khác. 

Trong quá trình học, sinh viên sẽ được học các môn và kỹ năng như:

  • Lý thuyết đại cương về truyền thông 
  • Lý thuyết về mỹ thuật đa phương tiện 
  • Kỹ năng biên tập nội dung 
  • Kỹ năng xử lý hình ảnh, video 
  • Kỹ năng chụp ảnh, quay dựng cơ bản 
  • Lý thuyết về quản trị và kinh doanh quảng cáo truyền thông 
  • Thực hành dựng hình, dựng audio 

Nhìn chung tất cả các kỹ năng và lý thuyết trên đều được dạy ở mức độ cơ bản nhất. Bởi lẽ điều quan trọng nhất của truyền thông đó là sự nắm bắt nhanh nhạy và khả năng sáng tạo, và điều này thực chất có được hoàn thiện phải thông qua thực hành và thực tế rất nhiều. 

1.3. Ngành Công nghệ truyền thông học trường gì?

Ngành Công nghệ truyền thông học trường gì?
Ngành Công nghệ truyền thông học trường gì?

Như đã nói ở trên, để tìm kiếm một ngôi trường đào tạo ngành công nghệ truyền thông ở Việt Nam hiện nay không khó. Bất kỳ ngôi trường về truyền thông, báo chí, công nghệ hay thuộc khối xã hội nào cũng đều dành ít nhất một chuyên ngành trong một khoa để giảng dạy. Nó vừa thu hút được nhiều sinh viên theo học hơn, cũng vừa đáp ứng thời đại. 

Một số cái tên mà các bạn có thể tham khảo như:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Bưu chính viễn thông
  • Đại học thương mại 
  • Đại học Văn hóa
  • Đại học Thăng Long
  • Đại học FPT
  • Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn 
  • Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  • Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF)
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Hoa Sen
  • ....

​Xem thêm: Tìm hiểu ngay ngành truyền thông đại chúng ra làm gì để có những định hướng và lựa chọn việc làm phù hợp nhất.

2. Ngành Công nghệ truyền thông ra làm gì?

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên của công nghệ số, thời kỳ của cạnh tranh doanh nghiệp bằng marketing và quảng cáo và cũng là thời kỳ của hội nhập vậy nên ngành công nghệ truyền thông sau khi ra trường không thiếu việc làm phù hợp. Các bạn có thể lựa chọn các công việc tư nhân, nhà nước hoặc cũng có thể làm tự do. Vậy đó là những việc làm nào, dưới đây sẽ là những gợi ý top đầu hay nhất.

2.1. Nhân viên truyền thông nội bộ

Nhân viên truyền thông nội bộ
Nhân viên truyền thông nội bộ

Công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp mà các bạn có thể làm đó chính là nhân viên truyền thông nội bộ tại các tổ chức hoặc cơ quan, doanh nghiệp. Hiện nay truyền thông nội bộ được xem là một phương thức không thể thiếu nhằm quảng bá hình ảnh công ty. Đối với một tổ chức phi lợi nhuận công việc truyền thông nội bộ này giúp cho tổ chức đó lan rộng được chương trình, lan tỏa hành động, ý nghĩa đến nhiều người hơn. Trong khi đó với các doanh nghiệp tư nhân thì kỹ năng công nghệ truyền thông sẽ có ích lợi trong việc xây dựng văn hóa công ty, làm đẹp hơn hình ảnh trong mắt ứng viên và đối tác. Sinh viên sau khi đã tốt nghiệp về công nghệ truyền thông thì việc tìm kiếm những việc làm truyền thông nội bộ này thường rất được ưu tiên khi tuyển dụng. 

2.2. Nhân viên marketing

Nếu bạn vừa mới ra trường và băn khoăn không biết ngành công nghệ truyền thông ra làm gì thì hãy thử sức với vị trí nhân viên marketing. Vị trí này sẽ đúng bản chất của nhân viên văn phòng nhất trong 4 nghề đã kể trên. Cho nên nó hoàn toàn phù hợp với những đứa con công nghệ truyền thông ưa thích môi trường văn phòng. Bên cạnh đó thì kiến thức của ngành này áp dụng vào marketing khá hữu hiệu và nhanh chóng có kết quả khả quan hơn các sinh viên của chuyên ngành truyền thông truyền thống. Công việc này cũng giúp bạn khám phá ra những năng lực tiềm ẩn của bản thân mình trong công việc marketing và truyền thông. Vì bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của một công ty, từ đó đánh giá được chiến lược truyền thông của mình có hiệu quả. 

2.3. Tổ chức sự kiện 

Thứ ba các bạn cũng có thể làm các công việc xung quanh tổ chức sự kiện như: việc làm nhân viên tổ chức sự kiện hay runner, sonsor, planner, director, media, … Đây cũng là nhóm việc làm được nhiều sinh viên ngành công nghệ truyền thông theo đuổi nhất vì những kiến thức mà các bạn đa học đa phần áp dụng vào làm truyền thông sự kiện, và đây cũng là môi trường cho công nghệ thể hiện nhiều nhất năng lực trong truyền thông. Công việc này các bạn có thể lựa chọn làm cố định cho một công ty tổ chức sự kiện hoặc làm freelancer tự do ở từng mảng chuyên biệt của một bố cục sự kiện đa dạng. Kiến thức về công nghệ truyền thông cho phép bạn linh hoạt hơn trong các khâu làm sự kiện nhờ lợi dụng vào các thiết bị và phần mềm công nghệ. 

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ra làm gì

2.4. Biên tập viên, phóng viên 

Biên tập viên, phóng viên
Biên tập viên, phóng viên 

Như chúng ta đã biết truyền thông và báo chí có một mối quan hệ khá khăng khít cho nên sinh viên học báo chí có thể chọn truyền thông để làm sau khi tốt nghiệp và ngược lại. Đặc biệt với công nghệ truyền thông nó còn là sự trùng khớp với báo chí đa phương tiện - một xu hướng báo chí thời kỳ mới. Chính vì vậy nghề thứ ba mà ngành công nghệ truyền thông ra làm đó chính là trở thành các biên tập viên, phóng viên của các tòa soạn, nhà đài, … Ngoài truyền tải thông tin thông qua kỹ năng viết, với bản lề của mình là công nghệ thì những biên tập viên, phóng viên này có thể thành thạo trong việc thực hiện các tin bài bằng hình ảnh, đồ họa, video hay audio. 

Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo một số các công việc khác như  Giảng viên đào tạo truyền thông, nghiên cứu thị trường, chạy ads, hoặc quản lý người nổi tiếng, … Tất cả trên cũng đều là những công việc có thể áp dụng kiến thức của ngành công nghệ truyền thông vô cùng hiệu quả.

3. Kỹ năng cần có khi đi làm của ngành công nghệ truyền thông 

Nhìn chung, sau khi bạn tốt nghiệp một ngành nào đó và làm đúng ngành thì hầu như mọi kiến thức được học đều phải được áp dụng vào công việc. Tuy nhiên chúng ta cũng đã bàn đến ở trên rằng ngành công nghệ truyền thông bản thân nó không thể truyền đạt hết tất cả mọi thứ thông qua việc học lý thuyết và cần phải có cả những kinh nghiệm làm việc thực tế. Vậy nên đây cũng là lý do khiến cho nhiều ứng viên bị đánh trượt ngay từ cách trả lời về kỹ năng nghề nghiệp. Nhìn chung, các bạn nên chú trọng vào những kỹ năng này.

Kỹ năng cần có khi đi làm của ngành công nghệ truyền thông
Kỹ năng cần có khi đi làm của ngành công nghệ truyền thông 

3.1. Ham học hỏi 

Ngành công nghệ truyền thông và những việc làm liên quan đến nó đều luôn phải đổi mới từng ngày, từng giờ theo trào lưu và thị hiếu công chúng. Vì vậy nếu bạn chỉ cố thủ với một lý thuyết nào đó, chắc chắn kết quả làm việc của bạn sẽ không mấy khả quan, hoặc cùng lắm chỉ dừng lại ở mức độ an toàn. Thay vào đó bạn nên cố gắng tìm tòi, khám phá và học hỏi nhiều hơn các kiến thức của đồng nghiệp, của người đi trước, kết hợp cùng báo chí, phương tiện truyền thông đại chúng để nắm bắt nhanh nhất. 

3.2. Chủ động sáng tạo 

Tiếp đó chính là sự chủ động sáng tạo, không bị động và không bị ỉ lại bất kỳ ai. Dù là công việc nào liên quan đến truyền thông thì tính sáng tạo đều được yêu cầu. Sáng tạo trong việc lên ý tưởng, sáng tạo trong việc thực hiện và sáng tạo trong cả cung cách làm việc. Chủ động sáng tạo giúp cho mỗi kế hoạch truyền thông của bạn khác biệt và có điểm nhấn hơn. Chưa kể sự linh hoạt về phương thức và ý tưởng còn góp phần tạo nên sự thành công của một chiến lược truyền thông. 

3.3. Khả năng giao tiếp 

Cuối cùng, không thể thiếu đó chính là khả năng giao tiếp. Dù là công nghệ truyền thông thế nhưng bạn cũng vẫn phải vận động khẩu hình, tác phong của mình để trao đổi với đối tác và khách hàng. Thử tưởng tượng nếu không có kỹ năng giao tiếp thì dù ý tưởng của bạn hay đến đông thì bạn cũng sẽ chẳng thể truyền đạt nó đến người khác. Hay, không có khả năng giao tiếp tốt bạn cũng chả ký được một hợp đồng béo bở nào. Vậy nên đặc biệt với những nhánh thuộc truyền thông thì bắt buộc phải có kỹ năng giao tiếp như một móc xích quan trọng giữa năng lực của bạn và sự thành công. 

Khả năng giao tiếp
Khả năng giao tiếp 

Hy vọng rằng thông qua bài viết này đã giúp các bạn tự trả lời được câu hỏi “Ngành công nghệ truyền thông ra làm gì”. Cùng với đó chúng tôi cũng đã “vẽ” ra cho bạn một bức tranh nghề nghiệp tương lai chi tiết, giúp bạn tự tin học tập, theo đuổi và chinh phục được đỉnh cao nghề nghiệp.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: