[HƯỚNG NGHIỆP] Ngành Báo chí ra làm gì? Lý do nên chọn nghề báo

Icon Author Lê Tuệ Nhi

Ngày đăng: 2020-05-15 09:11:09

Có thể nói, ngành Báo chí là một đề tài chưa bao giờ hết “hot” đối với nhiều bạn trẻ hiện nay. Với những công việc mang tính chất năng động, sáng tạo, Báo chí đã và đang là lựa chọn ưu ái của nhiều sĩ tử lớp 12 chuẩn bị thi Đại học hay kể cả sinh viên năm cuối, những người đã đi làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ngành Báo chí là gì, triển vọng nghề nghiệp ra sao, phải học những kiến thức nào,... Do đó, trong bài viết ngày hôm nay, vieclam88.vn sẽ chia sẻ những thông tin cụ thể, chi tiết về ngành Báo chí cho những ai đang quan tâm đến công việc này nhé.

 

Việc Làm Báo Chí

1. Khám phá ngành Báo chí

Khám phá ngành Báo chí
Khám phá ngành Báo chí

“Báo” là thông báo, báo cáo. “Chí” là ghi chú lại, chép lại. Báo chí là một sản phẩm đặc biệt được ra đời và công bố rộng rãi, liên tục, thường xuyên đến nhiều đối tượng công chúng để thông báo về các tin tức, sự kiện, con người, vấn đề nóng hổi trong xã hội. Cụ thể hơn, Báo chí còn chia ra nhiều chủ đề, nhiều mục theo từng nội dung để người đọc dễ phân loại và tìm kiếm nhanh hơn như: tin tức tổng hợp, tin thể thao, dự báo thời tiết, văn hóa - đời sống, pháp luật, kinh tế, giáo dục, giải trí, an ninh - quốc phòng,...

Mặc dù các phương tiện, cách thức truyền tải thông tin có thay đổi nhanh chóng theo thời gian nhưng nhìn chung vẫn có một vài đặc điểm cơ bản giống nhau vẫn được giữ cố định như: tìm kiếm, thu thập thông tin; phân tích thông tin; các hoạt động công bố tin tức. Bên cạnh việc thu thập thông tin theo kiểu viết lách truyền thống, chúng ta còn có các máy quay, máy ảnh để hỗ trợ việc ghi hình, thu âm thanh. Báo chí không chỉ đơn thuần là viết, là nói mà Báo chí còn bao gồm cả hình ảnh, tiếng động, hiệu ứng minh họa,... 

Nếu như trước đây, Báo chí chỉ mới xuất hiện báo in - loại hình báo đơn giản nhất thì ngày nay, theo sự phát triển không ngừng của xã hội, Báo chí còn có các loại báo đa dạng khác như: báo ảnh, báo mạng điện tử, báo phát thanh, trang tin điện tử, báo truyền hình,...

Để nói về sự phổ biến thì có lẽ báo truyền hình và báo mạng điện tử là hai loại báo được công chúng quan tâm nhiều nhất vì đáp ứng được nhu cầu của nhiều người. Đối với báo truyền hình, đây là loại báo được phát sóng trên TV nên mang tính chất chính xác tuyệt đối, không những cung cấp được tin tức bằng lời nói mà còn có thể phát âm thanh, hình ảnh, cách đưa tin cũng đa dạng, phong phú, hấp dẫn, truyền được tin tức đến nhiều người một lúc. Còn báo mạng điện tử thì được coi là mối đe dọa đối với ngành báo in. Bất cứ người nào cũng sở hữu bên mình một chiếc điện thoại thông minh, hiện đại, tích hợp nhiều tính năng, kết hợp với việc lắp đặt rộng rãi mạng lưới Internet, báo mạng điện tử đang dần trở thành món ăn tinh thần của nhiều độc giả. Chỉ cần vài cú nhấp, trang tin tức sẽ hiện ra và bạn có thể cập nhật tin tức cực kỳ nhanh chóng, nhanh hơn bất cứ những loại báo còn lại. Riêng báo phát thanh, tin tức sẽ được cung cấp thông qua giọng đọc của phát thanh viên. Hiện tại, những đối tượng đọc báo phát thanh chủ yếu là tài xế taxi, những người lớn tuổi.

Đọc thêm: Học Truyền thông ra làm gì? Xem ngay để có những định hướng chọn ngành, chọn trường cũng như tìm được công việc phù hợp nhất với bạn

2. Học ngành Báo chí sẽ được đào tạo những gì?

Học ngành Báo chí sẽ được đào tạo những gì?
Học ngành Báo chí sẽ được đào tạo những gì?

Khi bạn theo học ngành Báo chí, bạn sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn, được đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp và rèn luyện phẩm chất, trách nhiệm, đạo đức ngành Báo. Bởi Báo chí không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin mà Báo chí còn đang vai trò quan trọng trong Nhà nước, xã hội.

Cụ thể hơn, khi học ngành Báo chí, các bạn sẽ được đào tạo như sau:

- Ngành Báo chí sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan, cơ bản về ngành báo, cách phân biệt các loại báo và cách sử dụng các phương tiện truyền thông đó ra làm sao.

- Ngành Báo chí sẽ hướng dẫn các bạn cách thu thập, xây dựng thông tin và viết bài ra sao để tiếp cận được với công chúng.

- Ngành Báo chí còn đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của ngành làm báo.

- Ngành Báo chí cung cấp người học cách phân loại thông tin, xử lý thông tin và ứng dụng thông tin đó ra sao.

- Ngành Báo chí có tích hợp kiến thức về truyền thông đa phương tiện, từ việc thiết kế báo in, xây dựng kịch bản, nội dung đến dựng video, chụp ảnh.

3. Cơ hội việc làm sau khi học ngành báo chí

3.1. Phóng viên, nhà báo 

Phóng viên, nhà báo là công việc được nhắc đến đầu tiên khi nói về ngành báo. Nếu như nhà báo phụ trách mảng tổng hợp thông tin, sử dụng ngôn ngữ khách quan hoặc chủ quan để viết và đăng bài thì phóng viên là những người sẽ trực tiếp đi thu thập thông tin ở nhiều nơi để gửi về Đài Truyền hình hoặc các tòa soạn. Phóng viên được chia ra rất đa dạng. Chúng ta có phóng viên thường trú, phóng viên tại hiện trường,...

3.2. Biên tập viên 

Biên tập viên là người sẽ phụ trách công việc sửa chữa cách dùng câu từ, biên tập lại các đoạn văn sao cho trau chuốt, mượt mà, phù hợp với thuần phong mỹ tục. Biên tập viên có thể làm việc ở các tòa soạn báo hoặc Đài Truyền hình. Nếu làm trong các tòa soạn, Biên tập viên thiên về mảng sách truyện nhiều hơn. Còn ở Đài Truyền hình, Biên tập viên sẽ phụ trách việc tập hợp thông tin từ các phóng viên để đưa lên bản tin. Thậm chí, họ có thể là những người trực tiếp dẫn chương trình.

3.3. Dẫn chương trình (MC)

Có lẽ rất nhiều bạn theo đuổi ngành Báo chí cũng chỉ vì ước mơ được trở thành một MC chuyên nghiệp, có thể tự tin đứng nói trước đám đông. MC cũng được chia ra rất nhiều kiểu MC như: MC sự kiện, MC tiệc cưới, MC phỏng vấn, MC song ngữ...

Cơ hội việc làm sau khi học ngành báo chí
Cơ hội việc làm sau khi học ngành báo chí

3.4. Quay phim

Quay phim cũng được xếp vào chuyên ngành Báo chí. Để có được những thước phim hay bản tin ghi hình sống động, không thể không nhắc đến vai trò của quay phim - những người đứng trong hậu trường.

3.5. Nhiếp ảnh

Nhắc đến quay phim, chắc chắn không thể thiếu nhiếp ảnh. Sau khi học ngành Báo chí, bạn có thể trở thành nhiếp ảnh gia tự do hoặc nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Nhiếp ảnh sẽ đi thu thập ảnh của sự kiện hay hiện trường để nhà báo, phóng viên sử dụng và đưa lên bản tin.

3.6. Phát thanh viên 

Phát thanh viên là những người có giọng nói hay, nói tốt, không mắc lỗi ngọng, đọc to, rõ ràng để thu âm vào loa và phát trên Đài Phát thanh. Nếu như báo Truyền hình có Biên tập viên thì báo Phát thanh có Phát thanh viên. Đây là công việc rất phù hợp với những bạn thích giao tiếp nhưng không muốn lộ ngoại hình hay bị ghi hình trước ống kính. 

3.7. Cộng tác viên 

Nếu bạn vẫn còn đang là học sinh, sinh viên nhưng đam mê viết lách thì hãy thử vị trí việc làm Cộng tác viên nhé. Khi trở thành Cộng tác viên của các tờ báo, tạp chí, bạn không chỉ được thực hành, trải nghiệm mà còn được trau dồi kiến thức, kỹ năng, khám phá sâu hơn về ngành Báo. Vậy là vừa kiếm thêm được chút nguồn thu nhập, vừa gom được kinh nghiệm, kỹ năng cho bản thân để ghi vào CV rồi. Hiện nay, các tờ báo có sức ảnh hưởng và sự uy tín như Hoa Học Trò, Trà sữa tâm hồn,... vẫn đang tuyển các bạn trẻ làm cộng tác viên. 

4. Những trường đào tạo ngành Báo chí

4.1. Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Những trường đào tạo ngành Báo chí
Những trường đào tạo ngành Báo chí

Nếu theo đuổi ngành Báo chí, chắc chắn ai cũng biết đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền - cái nôi của các biên tập viên, phóng viên, MC, nhà báo,... nổi tiếng và tài năng như MC Phí Linh, BTV Ngọc Trinh, MC Phương Thảo, MC Mộc Miên... Khi chọn trường Báo để theo đuổi ngành Báo chí, đây sẽ là một sự lựa chọn cực kỳ đúng đắn đối với các bạn.

Đúng như cái tên của trường, Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ đào tạo cho các bạn đầy đủ các mảng liên quan đến báo chí như: báo truyền hình, báo phát thanh, báo ảnh, báo mạng điện tử, báo in, quay phim… Những thầy cô giảng viên ở trường Báo hầu hết đều xuất thân là nhà báo nên cũng đã có kinh nghiệm dày dặn, kiến thức sâu rộng để truyền tải cho sinh viên. Hơn nữa, môi trường năng động, sáng tạo với nhiều sự kiện hấp dẫn được tổ chức hàng năm hứa hẹn sẽ giúp các sinh viên được phát triển đầy đủ về kỹ năng và tài năng của mình.

Điểm đầu vào của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tương đối cao. Trong đó, Báo Truyền hình và Báo phát thanh luôn là hai chuyên ngành có điểm cao nhất do có nhiều sinh viên đăng ký. Khi thi vào các chuyên ngành liên quan đến báo (báo in, báo ảnh, báo mạng điện tử) thì thí sinh phải thi thêm môn Năng khiếu báo chí - một bài thi tích hợp giữa kiến thức của Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân và tin tức xã hội.

4.2. Các trường đào tạo khác

Một số ngôi trường khác cũng đào tạo về ngành Báo chí có thể kể đến như là: 

- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

- Đại học Thủ Đô

- Cao đẳng phát thanh truyền hình I Hà Nội

- Cao đẳng phát thanh truyền hình II Thành phố Hồ Chí Minh

Ngành Nông học ra làm gì?

5. Những lý do nên chọn nghề báo

Những lý do nên chọn nghề báo
Những lý do nên chọn nghề báo

Nếu bạn không thích công việc văn phòng, tù túng trong bốn bức tường thì với ngành Báo chí, bạn sẽ có cơ hội được đi đây đi đó, du lịch khắp năm châu bốn bể. Không những thu được tin tức, sự kiện nóng hổi mà tiện thể còn được mở mang tầm mắt và tích lũy thêm vốn sống. 

Với tính chất thời sự, nhanh chóng, tin cậy, bạn sẽ phải cố gắng nỗ lực để thay đổi bản thân cho phù hợp với môi trường năng động, biến đổi linh hoạt không ngừng. Khi theo đuổi ngành Báo chí, dù bạn có là người hướng nội, ít nói, ngại giao tiếp, hay tự ti thì cũng sẽ phải dần chuyển mình để thích nghi cùng công việc này.

Bên cạnh đó, nếu bạn thành công khi theo đuổi ngành Báo chí, chứng tỏ bạn đã chiến thắng chính mình. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn, khẳng định được giá trị của bản thân trong mắt gia đình, bạn bè, những người xung quanh. Bởi nghề báo là một nghề vất vả, đòi hỏi sự kiên trì dài lâu. Những ánh mắt ngưỡng mộ, thán phục sẽ được dành cho bạn. 

Không những thế, mức lương cho ngành Báo chí cũng không hề ít. Tùy vào từng vị trí việc làm và năng lực của bạn, các mức lương sẽ có sự điều chỉnh và độ chênh lệch khác nhau nhưng nhìn chung là đều từ 5-7 triệu trở lên. Hơn nữa, khi chọn ngành Báo chí, bạn có thể bắt đầu những công việc làm thêm liên quan đến nghề này để kiếm thêm nguồn thu nhập trang trải tiền học và phí sinh hoạt cá nhân nữa.

Xem ngay: Bạn có biết học Ngành truyền thông quốc tế ra làm gì?

6. Thách thức khi theo đuổi ngành Báo chí

Thách thức khi theo đuổi ngành Báo chí
Thách thức khi theo đuổi ngành Báo chí

Nhìn bên ngoài, công việc này có vẻ hào nhoáng nhưng đằng sau đó là sự nỗ lực miệt mài cống hiến của mỗi cá nhân khi dám mạnh dạn chọn theo đuổi Báo chí. Rất nhiều những khó khăn, thách thức được đặt ra khiến người làm ngành Báo phải tự tìm cách xoay sở vượt qua. Một trong những khó khăn đó là vấn đề về sức khỏe và thời gian.

Chẳng hạn, các phóng viên thường sẽ phải đi khắp nơi để tìm tin tức, di chuyển liên tục, kể cả nửa đêm đang ngủ cũng phải bật dậy đi lấy tin, thời gian chăm sóc gia đình cũng bị thu hẹp hơn. Nếu muốn lấy được những thông tin đắt giá, phóng viên sẽ phải mạo hiểm cả sức khỏe, tính mạng để đột nhập vào những hang ổ của bọn tội phạm, những nơi nguy hiểm để thu thập đầy đủ thông tin, vừa là để đăng bài, vừa làm bằng chứng tố cáo gửi công an. 

Đến nghề quay phim, nhiếp ảnh cũng chẳng hoàn toàn sung sướng là bao. Bạn sẽ phải vác đủ loại máy móc vừa to vừa nặng, cồng kềnh, thô cứng. Đồng thời, bạn còn phải làm việc chủ yếu ở ngoài trời, đi lại thường xuyên nên không phải ai cũng dễ dàng đáp ứng được công việc này. 

Còn với các nhà báo, chắc hẳn ai cũng đã nghe qua câu “nhỏ không học lớn làm nhà báo”. Đây thực sự là một câu nói xúc phạm những người làm báo chân chính. Có lẽ, những người nói ra câu này là những người có cái nhìn thiển cận, đầu óc rỗng tuếch, không biết phân biệt giữa trang thông tin điện tử với những tờ báo chính thống. Để viết được một bài báo hoàn chỉnh, chất lượng, người viết phải có đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã được đúc kết trong quá trình học hỏi lâu dài. Vì Báo chí sẽ là tâm điểm, định hướng suy nghĩ của dư luận nên thông tin phải chính xác tuyệt đối. Thông tin của báo đưa ra có thể không chính xác và sẽ bị nhắc nhở, gỡ bài. Còn những trang tin tức điện tử không chỉ đưa thông tin sai mà còn lan truyền cả tin giả, trái với sự thật. Khi đưa tin giả, chắc chắn sẽ bị phạt. Cần hiểu rõ sự khác nhau giữa thông tin không chính xác và tin giả. Ngoài ra, những trang thông tin điện tử không có những yêu cầu, đòi hỏi cao về nhân sự nên người viết bài có thể là sinh viên, những người học trái ngành, chưa qua trường lớp đào tạo nào về ngành Báo chí.

Trên đây là toàn bộ tin tức liên quan đến ngành Báo chí mà vieclam88.vn đã vừa chia sẻ đến các bạn. Nghề báo là nghề lúc thăng lúc trầm, có cả mặt tối và mặt sáng. Nhưng nếu bạn đủ đam mê, dũng cảm để đi theo ước mơ, sở thích thì thành quả gặt lại là không nhỏ và cực kỳ xứng đáng. Những khó khăn, thử thách sẽ chẳng là gì với những người có tình yêu nghề mãnh liệt.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: