Mô tả công việc quản lý dự án xây dựng và yêu cầu đầy đủ nhất

Icon Author Lê Tuệ Nhi

Ngày đăng: 2021-06-21 13:51:39

Bản mô tả công việc quản lý dự án xây dựng sẽ cung cấp toàn bộ trách nhiệm và nhiệm vụ của những người làm vị trí này. Nhà tuyển dụng có thể dựa vào đó để tuyển ứng viên và ngược lại, ứng viên có thể biết những gì mình cần làm và xem bản thân có phù hợp với công việc hay không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn toàn bộ thông tin về những gì quản lý dự án xây dựng cần làm, có các vị trí nào trong quản lý dự án. Đặc biệt, nếu bạn muốn làm công việc này thì cần những yêu cầu gì, hãy đọc bài viết để có thể giải đáp thắc mắc nhé!  

1. Mô tả công việc quản lý dự án xây dựng

Người quản lý dự án xây dựng sẽ phải giải quyết việc vận hành của dự án từ đầu đến cuối. Các công việc họ cần làm rất nhiều, để bạn có thể hiểu rõ hơn về những gì học làm, mình sẽ chia nhỏ các việc họ cần làm ra thành các bước sau.

1.1. Lập kế hoạch

Trước khi một dự án xây dựng được bắt đầu khởi công thì người quản lý dự cần lập kế hoạch cho công việc của bản thân và còn cho cả đội ngũ làm việc của mình. Một người quản lý dự án cần tính toán cẩn thận nhằm xác định và đưa ra các task nhỏ cho dự án của mình.

Lập kế hoạch
Lập kế hoạch

Người quản lý dự án cần có chuẩn bị đầy đủ công việc cho cả nhóm, dự đoán các nguồn lực cần thiết để hoàn thành dự án, lập kế hoạch và ước tính chi phí dự án, đặt ra các lịch trình để nhóm xây dựng hoàn thành, luôn giám sát, theo dõi dự án để có thể giải quyết các công việc kịp thời, rà soát toàn bộ dự án để xem mọi thứ có thực hiện theo đúng kế hoạch và quy trình hay không.

Xem thêm: Danh sách việc làm hoạch định - dự án mới nhất

1.2. Tuyển dụng, giám sát và sa thải nhân viên

Người quản lý dự án sẽ được coi là boss trên công trường xây dựng, nên họ cần tìm đúng người có đủ chuyên môn và thái độ làm việc để tất cả các nhiệm vụ của dự án hoàn thiện đúng yêu cầu. Việc tuyển dụng và sa thải đôi khi rất khó khăn, cần người quản lý có cái nhìn khách quan và phán đoán tốt.

Giám sát nhân viên
Giám sát nhân viên

Đồng thời, người quản lý cần giám sát và chỉ đạo nhân công thực hiện đúng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn cho dự án. Nếu như có tình trạng nhân công nào không thực hiện đúng quy định, làm việc cẩu thả thì cần sa thải và tìm người mới thay thế.

Đọc thêm: Tìm hiểu thông tin cần biết về nhân viên hoạch định tài chính

1.3. Quản lý các tranh chấp và rủi ro

Với vai trò là người quản lý dự án xây dựng, bạn cần đạt mọi thứ trong tầm kiểm soát của mình. Đôi khi bạn phải đứng giữa và giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn. Các tranh chấp có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau như: Giữa đội nhân công xây dựng, nhà thầu, khách hàng, trong nhóm quản lý dự án, các nhà cung cấp,...

Một tranh chấp nếu không được giải quyết kịp thời thì có thể dẫn đến sự đổ vỡ của một nhiệm vụ phía sau. Chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề là khắc phục mọi mâu thuẫn kể từ khi nó chưa hình thành rõ ràng, nghĩa là “bóp chết bất đồng từ trong trứng nước”. Người quản lý cần đặt ra những biện pháp phòng ngừa rõ ràng, các quy định giải quyết xung đột nhanh chóng và hiệu quả.

 Quản lý các tranh chấp và rủi ro
 Quản lý các tranh chấp và rủi ro

Quản lý rủi ro cũng khá tương tự như việc giải quyết xung đột, khi mà nhà quản lý cần vạch sẵn những kế hoạch giải quyết các trường hợp không may xảy ra trong xây dựng. Đây là một việc mà nhà quản lý dự án xây dựng nào cũng cần thực hiện. 

Đọc thêm: Hoạch định nguồn nhân lực là gì ? Cách thực hiện nó ra sao

1.4. Dự thảo và đàm phán hợp đồng

Tất cả các công việc được thực hiện trong dự án xây dựng nên được viết thành một hợp đồng dự thảo, giữa bên chủ đầu tư và bên xây dựng. Người quản lý dự án cần biết về những thỏa thuận trong đây để có thể thực hiện đúng. Bên cạnh đó, người quản lý dự án cần thương thảo và đàm phán hợp đồng với các bên khác, ví dụ như: Kiến trúc sư, nhà cung cấp, nhà thầu phụ,....

Đàm phán hợp đồng
Đàm phán hợp đồng

Các nhà quản lý dự án trong xây dựng phải thương lượng với các nhà cung cấp để có được mức giá tốt nhất và tiến độ giao nguyên vật liệu nhanh chóng. Nếu dự án cần các nhà thầu phụ (thợ điện, thợ mộc, thợ lắp đặt thiết bị,...), bạn phải lựa chọn những nhà thầu phụ và thảo luận về các điều khoản trong hợp đồng với họ.

1.5. Báo cáo cho cấp trên và khách hàng

Quản lý dự án là người nắm rõ nhất chi tiết về dự án xây dựng. Họ cần cho cấp trên của mình và khách hàng biết về tiến độ của dự án, lập báo cáo nêu rõ những mục đã hoàn thành, những tổn thất khi làm việc, chi phí bỏ ra, nếu có phát sinh gây chậm trễ thì cần trình bày lý do và cách giải quyết.

1.6. Những công việc khác quản lý dự án xây dựng cần làm

- Xin giấy phép, phê duyệt cần thiết và các điều kiện tiên quyết theo quy định khác khi xây dựng.

- Tham khảo ý kiến ​​của các kiến ​​trúc sư và nhà khảo sát để phát triển một kế hoạch, bao gồm cả khoảng thời gian, nguồn lực cần thiết và chi phí liên quan.

- Chọn công cụ, vật liệu và thiết bị có nguồn gốc và chất lượng tốt, theo dõi hàng tồn kho thường xuyên.

- Lập hồ sơ và tổ chức mời thầu, đấu thầu với các nhà thầu phụ.

- Lựa chọn và quản lý các mối quan hệ giữa nhà thầu phụ và nhà cung cấp

- Đảm bảo công việc được thực hiện tuân thủ tất cả các quy tắc xây dựng và an toàn có liên quan.

- Kiểm tra, giám sát từng mục thi công đã đạt chất lượng, kết cấu hạ tầng đã ổn chưa.

2. Các vị trí quản lý dự án xây dựng

Để một dự án xây dựng có thể thực hiện trôi chảy và hiệu quả thì ban quản lý dự án thường sẽ có một vài phòng ban đảm nhận chức năng chuyên trách như: Ban quản lý xây dựng, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Kỹ thuật - Thẩm định, Phòng Điều hành dự án, Phòng Dịch vụ tư vấn.

Các vị trí quản lý dự án xây dựng
Các vị trí quản lý dự án xây dựng

Ban quản lý dự án sẽ thường có: Giám đốc, Phó Giám đốc (nhỏ hơn 3 người), Kế toán trưởng. Các phòng chuyên môn còn lại sẽ gồm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng (không quá 2 người). Việc tuyển dụng và bổ nhiệm những vị trí trong ban quản lý dự án sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tịch quyết định dựa vào quy định của pháp luật và cấp quản lý cán bộ. Còn với các phòng chuyên môn thì những vị trí trong đó do Giám đốc ban quản lý dự án bổ nhiệm.

Xem thêm: Danh sách việc làm Kế toán - Kiểm toán mới nhất từ các doanh nghiệp uy tín

3. Yêu cầu cần có với vị trí quản lý dự án xây dựng

Một ứng viên hoàn hảo cho công việc quản lý dự án xây dựng phải hội đủ các yếu tố về bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng. Quản lý dự án cần phải là người có bằng cấp từ cử nhân trở lên, thường có thể là thạc sĩ các chuyên ngành liên quan tới xây dựng, kỹ sư, khoa học xây dựng, kiến trúc hoặc các ngành liên quan đến phòng ban chuyên môn.

Cần kinh nghiệm để làm công việc quản lý dự án xây dựng
Cần kinh nghiệm để làm công việc quản lý dự án xây dựng

Bên cạnh đó, các chứng chỉ về xây dựng cũng sẽ là một điểm cộng cho bạn để chứng tỏ chuyên môn của mình hơn. Kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng, dự án cũng là điều bắt buộc để đảm bảo người này có năng lực, có kinh nghiệm giải quyết và thực hiện nhiệm vụ, giám sát kiểm tra dự án.

Đồng thời, người này cần có kiến thức chuyên môn về sản phẩm xây dựng, chi tiết xây dựng và các quy tắc, quy định và tiêu chuẩn chất lượng có liên quan, hiểu biết về khía cạnh trong quá trình xây dựng. Các kỹ năng với một người quản lý dự án cũng rất cần thiết trong khi làm việc như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng ứng biến xử lý vấn đề,...

Ngoài ra, công việc khá nặng và vất vả, các bạn còn cần một sự yêu nghề, đam mê với các công trình, khả năng chịu được áp lực để có thể đương đầu với mọi tình huống.

Công việc quản lý dự án xây dựng không đơn giản, trước khi muốn làm việc tại vị trí này bạn cần hiểu rõ về nó và cũng như chuẩn bị những yêu cầu bắt buộc. Mong rằng với mô tả công việc quản lý dự xây dựng bên trên bạn có thể chuẩn bị tốt cho bản thân khi đi ứng tuyển.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: