Mô tả công việc kế toán nội bộ - Yêu cầu và mức lương chi tiết

Icon Author Lê Kiều Anh

Ngày đăng: 2020-12-25 08:15:22

Kế toán nội bộ là một khái niệm bao hàm dùng để chỉ việc làm của nhân viên kế toán. Những vị trí kế toán sau có thể được gọi là kế toán nội bộ bao gồm: Kế toán quỹ tiền mặt, kế toán kho, kế toán ngân hàng, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương, kế toán bán hàng, kế toán công nợ, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, kiểm soát nội bộ. Để có thêm nhiều thông tin hơn về việc làm kế toán nội bộ hãy cùng tham khảo nội dung bản mô tả công việc kế toán nội bộ trong bài viết sau đây.   

Trước khi đi vào bản mô tả từ tổng hợp đến chi tiết về các công việc mà kế toán nội bộ phải làm thì bạn cần phải hiểu kế toán nội bộ là gì? Kế toán nội bộ là người chuyên giải quyết các phát sinh kế toán dựa trên các hóa đơn, chứng từ hoặc kể cả với các phát sinh không có hóa đơn chứng từ. 

Mô tả công việc kế toán nội bộ đầy đủ và chi tiết nhất
Mô tả công việc kế toán nội bộ đầy đủ và chi tiết nhất

1.1. Mô tả về công việc kế toán nội bộ 

Để phục vụ cho công tác theo dõi, thu thập, thống kê, tổng hợp và ghi lại toàn bộ thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kế toán trong số kế toán thì công việc chung của kế toán nội bộ bao gồm các công việc như sau: 

- Kiểm tra tính chính xác và tính hợp pháp của các loại chứng từ và chuyển đến các bộ phận có liên quan

- Thực hiện nghiệp vụ kế toán thông qua việc hạch toán các loại chứng từ

- Lưu trữ các loại chứng từ, sổ sách có liên quan một cách an toàn

- Kết hợp làm việc với các kế toán nội bộ khác

Mô tả chung về công việc kế toán nội bộ
Mô tả chung về công việc kế toán nội bộ 

- Thống kê và phân tích các số liệu để thấy được tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

Đó chính là các công việc chung của kế toán nội bộ cần làm. Ngoài ra kế toán nội bộ còn được phân chia ra thành các loại kế toán phụ trách các mảng việc làm khác nhau trong một doanh nghiệp. Vì thế mà mỗi công việc sẽ có những nhiệm vụ khác nhau cụ thể đó là: 

1.2. Phân loại kế toán nội bộ

- Kế toán thu chi (thủ quỹ) sẽ thực hiện các công việc có liên quan đến các khoản thu, chi và quỹ tồn, tổng hợp và ghi lại các thông tin vào trong sổ Qũy, và báo cáo công việc đến kế toán trưởng và ban giám đốc. 

Kế toán kho lại làm các công việc có liên quan đến các chứng từ về nhập, xuất và số lượng hàng tồn, báo cáo tình hình số lượng hàng hóa trong kho để kịp thời xử lý.

- Kế toán ngân hàng lại làm các công việc có liên quan đến tài khoản tiền gửi, rút tiền từ phía khách hàng dựa vào các thông tin từ sổ theo dõi về luồng tiền tại ngân hàng, sổ phụ và sổ quản lý tiền ngân hàng. 

Công việc của kế toán tổng hợp nội bộ được phân loại như thế nào?
Công việc của kế toán tổng hợp nội bộ được phân loại như thế nào? 

- Kế toán bán hàng sẽ thực hiện các đầu công việc chính như sau: Nhập liệu số lượng bán hàng và mua hàng, tổng hợp và báo cáo số liệu bán và mua hàng hằng ngày cho trưởng phòng kế toán, sao sánh và đối chiếu số liệu trên hệ thống với số lượng thực tế hàng hóa trong kho, hỗ trợ bộ phận kế toán và kế toán tổng hợp khi cần thiết, thống kê hóa đơn bán hàng, tổng giá trị hàng hóa và thuế giá trị gia tăng, theo dõi và kiểm tra số lượng hàng hóa tồn kho

- Kế toán công nợ sẽ chịu trách nhiệm và đảm nhiệm các công việc như sau: Xác nhận lại thông tin có trong hóa đơn, chứng từ, công nợ với khách hàng, nhà cung cấp và các bên có liên quan, Kiểm tra và theo dõi quá trình và tiến độ thanh toán công nợ của khách hàng, lập bút toán và kết chuyển và thực hiện các báo cáo đến cấp trên về công nợ. 

Ngoài ra, còn có các loại kế toán tổng hợp, kế toán trưởng và kiểm soát viên cũng được xem là thuộc kế toán nội bộ. Tuy nhiên, họ sẽ thực hiện các công việc khác nhau để nhằm cho sự phát triển chung của doanh nghiệp. Và để biết được những yêu cầu để trở thành kế toán nội bộ là gì? Thì mời bạn cùng tham khảo tiếp phần nội dung sau đây. 

Tìm hiểu thêm: mẫu cv kế toán

Để trở thành kế toán nội bộ bạn cần tốt nghiệp ít nhất từ cao đẳng, Đại học trở lên và có kiến thức về nghiệp vụ kế toán. Đặc biệt, sử dụng thành thạo các phần mềm Misa, ứng dụng kế toán cùng khả năng tin học văn phòng tốt chính là điều kiện để bạn có thể làm việc một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. 

Yêu cầu để làm việc tại vị trí kế toán nội bộ là gì?
Yêu cầu để làm việc tại vị trí kế toán nội bộ là gì? 

Nếu bạn có thêm các kỹ năng ngoại ngữ và đã từng làm việc tại vị trí kế toán nội bộ nữa thì đây chắc chắn là một trong những điểm cộng lớn dành cho bạn. 

Các phẩm chất như tỉ mỉ, trung thực và cẩn thận luôn là những yêu cầu hàng đầu đối với ứng viên trong quá trình làm việc cần có.

Xem ngay: việc làm kế toán

Theo khảo sát về mức lương của kế toán nội bộ dựa trên 163 tin tuyển dụng cho vị trí này, các mức lương của kế toán tổng hợp được phân bậc như sau: 

Mức lương thấp nhất là 3 triệu đồng, bậc thấp là 5,7 triệu đồng, trung bình là 6,7 triệu đồng, lương bậc cao là từ 7,7 triệu đồng và mức lương cao nhất là 20 triệu đồng/ tháng. 

Người chưa có kinh nghiệm làm việc có mức lương từ 7 đến 10 triệu đồng/ tháng. Trong đó, số năm kinh nghiệm từ 2 năm trở lên sẽ có mức lương là từ 8 đến 10 triệu đồng, người có kinh nghiệm làm việc từ 1 đến 3 năm sẽ có mức lương là từ 15 cho đến 25 triệu đồng/ tháng. Từ 1 đến 2 năm kinh nghiệm làm việc kế toán nội bộ sẽ có mức lương là từ 6 triệu đến 8 triệu đồng/ tháng. Từ 5 đến 8 năm kinh nghiệm làm việc mức lương có thể lên đến khoảng từ 10 cho đến 20 triệu đồng/ tháng. 

Mức lương đối với vị trí kế toán nội bộ
Mức lương đối với vị trí kế toán nội bộ

Các thông tin trên đều được tham khảo từ các tin tuyển dụng thực tế từ các công ty tại nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như là: Công nghệ, sản xuất, nội thất, điện - điện tử, dịch vụ ăn - uống,....tại các công ty trong nước và công ty có vốn đầu tư nước ngoài. 

Như vậy, để có thể tìm được mức lương chính xác nhất cho công việc của kế toán nội bộ thì khó có thể trả lời được. Bởi trong thực tế mức lương này phụ thuộc vào khả năng làm việc của chính bạn - yếu tố chủ quan. Bên cạnh đó các yếu tố khách quan có thể tác động đến mức lương của kế toán nội bộ đó là quy mô và loại hình công ty, khu vực mà bạn làm việc, bạn đã từng có kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương hay chưa? Mảng công việc và các đầu công việc mà bạn sẽ phụ trách là gì?....và còn rất nhiều các yếu tố khác tác động đến mức lương nữa. 

Chính vì vậy hãy đọc kỹ thông tin tuyển dụng để xem bạn sẽ bán sức lao động của mình với giá là bao nhiêu? Hãy tự đánh giá bản thân bằng cách đưa ra một mức lương thật hợp lý, không quá thấp và cũng đừng quá cao để nắm chắc được phần thắng và sớm nhận được lời mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng các bạn nhé. 

Mức lương đối với vị trí kế toán nội bộ
Mức lương đối với vị trí kế toán nội bộ

Mức lương là động lực làm việc còn quyền lợi sẽ là yếu tố để thu hút và níu giữ người lao động ở lại làm việc với công ty hay không? Vậy với các công việc của kế toán nội bộ được trình bày trong bản mô tả công việc như trên thì kế toán nội bộ sẽ được hưởng những quyền lợi gì? 

Kế toán là một trong những bộ phận không thể thiếu được đối với bất kỳ công ty nào, đặc biệt là công việc của kế toán nội bộ, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà mỗi công ty sẽ cần đến sự hỗ trợ của từng loại kế toán nội bộ khác nhau. Chính vì vậy mà môi trường làm việc của kế toán vô cùng đa dạng. Bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, công nghệ, sản xuất, xây dựng, điện - điện tử, công nghệ,.....và còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa. Một môi trường làm việc tốt sẽ giúp bạn vừa có thể phát triển công việc và các kỹ năng của bản thân. 

Kế toán nội bộ sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Kế toán nội bộ sẽ được hưởng những quyền lợi gì? 

Về chế độ lương: Mỗi công ty sẽ có quy định về thời gian tăng lương khác nhau. Mức lương có thể bao gồm các khoản phụ cấp như đi lại, xăng xe nếu phải di chuyển, phụ cấp ăn trưa và gửi xe,...Thưởng cũng bao gồm các khoản thu nhập của kế toán nội bộ. Vì công việc kế toán không tạo ra doanh thu hay doanh số bán hàng, nên các khoản tiền thưởng chủ yếu đối với công việc này đó chính là:

- Thưởng lương tháng thứ 13 vào dịp cuối năm 

- Thưởng vào các dịp lễ lớn, các ngày tết theo quy định

Ngoài ra còn có các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật và công ty, người lao động - kế toán nội bộ cũng sẽ được tham gia và đóng các loại bảo hiểm như bảo hiểm Y tế, Xã hội, Thất nghiệp đầy đủ. Các chế độ như nghỉ mát, du lịch hằng năm do công ty tổ chức cũng chính là một trong những quyền lợi được hưởng đối với kế toán nội bộ. 

Kế toán nội bộ sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Kế toán nội bộ sẽ được hưởng những quyền lợi gì? 

Để có thể gắn bó với một công ty lâu dài thì không chỉ có mức lương mà quyền lợi được hưởng của người lao động. Vì vậy, hãy chủ động tìm kiếm cho mình công ty nào có những điều kiện thuận lợi cho người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần các bạn nhé!

Như vậy, bạn đã hiểu công việc của một kế toán nội bộ là gì rồi chứ? Bất cứ công việc nào cũng vậy, bạn nên bắt đầu từ những việc làm, cấp bậc thấp nhất để có thể nắm và hiểu sâu hơn về luồng công việc nơi bạn đang làm việc, đây chính là yếu tố để có thể giúp bạn tiến xa hơn trong công việc đấy. 

Hy vọng các thông tin được trình bày trong bài viết mô tả công việc kế toán nội bộ hữu ích đối với bạn, và giúp bạn chọn được một công việc phù hợp với lĩnh vực mà bạn yêu thích cũng như tương xứng với khả năng làm việc của bạn. 

Bạn có thể tham khảo bản mô tả công việc kế toán nội bộ tại đây!

mô tả công việc kế toán nội bộ.docx

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: