Khái niệm mô hình B2C là gì và các hình thức nổi bật của B2C

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2021-06-14 08:00:46

Nếu là dân kinh doanh, có lẽ rằng bạn sẽ chẳng quá khó khăn để giải đáp mô hình B2C là gì. Thế nhưng, với những “kẻ ngoại đạo” hay “những người mới bắt đầu dấn thân vào thương trường, chắc chắn rằng sẽ mất một thời gian mới hiểu rõ về loại mô hình này. Vậy mô hình B2C thực sự là gì? vieclam88.vn sẽ có câu trả lời phù hợp ở ngay bên dưới đây!

1. Bạn đã hiểu mô hình B2C là gì?

B2C là viết tắt của Business to Consumer có nghĩa là kinh doanh cho người tiêu dùng. Đây là một loại mô hình ám chỉ cho những loại giao dịch thương mại diễn ra giữa những cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đến trực tiếp người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm. Những người dùng cuối cùng này có thể là khách hàng hoặc cũng có thể là những doanh nghiệp mua sản phẩm, hàng hóa với mục đích sử dụng mà không phải phân phối lại.

Xét về bản chất, B2C chính là loại mô hình kinh doanh xuất hiện đầu tiên trên thị trường. Có thể kể đến các hoạt động tiêu biểu như bán lẻ ngoài chợ, mua sắm tại các cửa hàng hay những nhà hàng, cửa tiệm kinh doanh đồ ăn tại chỗ.

Trong bối cảnh công nghệ lên ngôi, mô hình B2C được suy rộng ra để mô tả các hoạt động giao dịch mua bán hàng của những nhà bán lẻ online với khách hàng của họ. Trừ những doanh nghiệp bán sỉ lại cho những đơn vị khác, thì tất cả các giao dịch khi doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng đều được xếp vào mô hình B2C. 

Từ những năm 90, những doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình B2C giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong nền thương mại điện tử thế giới. Biểu hiện rõ nét nhất chính là số tiền vốn mạo hiểm đã chảy trực tiếp vào người tiêu dùng mang lại lợi nhuận cực cao cho các doanh nghiệp nhờ những đợt giảm giá hay dịch vụ mua sắm trực tuyến miễn phí. 

Thế nhưng dù là kinh doanh tại điểm bán truyền thống hay trực tuyến, thì B2C cũng đang được rất nhiều doanh nghiệp đến cá nhân ưa chuộng. Bởi mô hình này mang lại hiệu quả to lớn, đặc biệt là giúp các doanh nghiệp nhanh chóng chiếm được thiện cảm từ người tiêu dùng, vừa khẳng định được thương hiệu lâu dài. 

So với B2B - mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, B2C mang nhiều đặc điểm nổi bật hơn. Chúng ta hãy cùng khám phá một số đặc điểm khác biệt và nổi bật này trong nội dung tiếp theo nhé.

Bạn đã hiểu mô hình B2B là gì
Bạn đã hiểu mô hình B2B là gì?

2. Những đặc điểm nổi bật nhất của mô hình B2C

Không sai khi nói rằng, B2C chính là mô hình bán hàng phổ biến bậc nhất và rộng rãi nhất trên thế giới. Nếu B2B được đánh giá là mô hình phức tạp được dành cho các giao dịch giữa người bán buôn đến những người bán lẻ hay những nhà sản xuất với những doanh nghiệp phân phối, thì Business to Customer chỉ đề cập duy nhất đến quá trình tiếp cận và bán cho các khách hàng sử dụng cuối cùng.

Để giúp hình dung rõ nét hơn về hai loại mô hình này, bạn hãy theo dõi kỹ hơn ví dụ cụ thể sau đây. Một doanh nghiệp chuyên cung cấp những linh kiện điện thoại, thì khách hàng của họ hướng đến chính là những doanh nghiệp chuyên lắp ráp và phân phối điện thoại. Đây chính là doanh nghiệp đang kinh doanh theo mô hình B2B.

Đặc điểm nổi bật nhất của mô hình B2C
Đặc điểm nổi bật nhất của mô hình B2C

Còn với B2C, như đã nhấn mạnh trước đó, hình thức bán hàng tại điểm bán đến khách hàng cuối cùng thì cũng giống như khi các bạn mua hàng tiêu dùng tại các siêu thị, mua vé xem phim ở các trung tâm thương mại, mua thức ăn, đồ uống tại các cửa hàng đồ ăn nhanh. Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ, chúng ta đã dễ dàng sở hữu những món đồ như ý trên Shopee chỉ qua một cú click chuột để đặt hàng và nhận hàng ship về tại nhà.

B2C cũng biểu hiện rõ nhất khi bạn đặt dịch vụ, mua vé máy bay tại một website nào đó và thanh toán trực tuyến. Với lý do này, mà đối tượng mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng đến đó chính là khách hàng. Khách hàng cuối cùng chính là người tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp.

Do vậy, các doanh nghiệp đều phải cố gắng duy trì mối quan hệ khăng khít với khách hàng, đẩy nhanh quá trình “lên hương” của thương hiệu để đảm bảo khách hàng quay trở lại. Nếu như con đường để đưa B2B phát triển là chứng minh giá trị của sản phẩm, nâng cao dịch vụ doanh nghiệp thì các doanh nghiệp hoạt động dựa trên mô hình B2C lại đánh mạnh vào việc đưa ra những hoạt động tiếp thị tập trung vào cảm xúc của khách hàng.

Tuy có những đặc điểm chung là vậy, nhưng trên thực tế B2C được phân loại ra nhiều hình thức khác nhau. Để hiểu rõ hơn về những hình thức này, bạn có thể theo dõi ngay thông tin dưới đây nhé.

Đọc thêm: Sàn thương mại điện tử là gì ? Xu hướng không thể bỏ lỡ

Ví dụ về mô hình B2C
Ví dụ về mô hình B2C

3. Phân loại các hình thức B2C phổ biến hiện nay

Nếu xác định kiếm doanh số nhờ mô hình B2C, bạn có thể cân nhắc một số đặc điểm của từng hình thức B2C sẽ được trình bày rõ dưới đây để đưa ra quyết định nhé.

3.1. Người bán lẻ trực tuyến 

Nếu bắt đầu từ kinh doanh nhỏ lẻ, thì chắc chắn rằng bạn đã nghe đến mô hình B2C này. Trong đó, khách hàng sẽ xem và tham khảo các sản phẩm mình cần thông qua các gian hàng trực tuyến, điểm bán...sau đó đưa ra quyết định mua.

Trong mô hình này, người bán hàng đóng vai trò là những chủ sản xuất nhỏ lẻ, những đơn vị phân phối số lượng hàng hóa nhỏ. Đơn giản hơn là những cơ sở kinh doanh áp dụng mô hình bán hàng online trên các diễn đàn, mạng xã hội, kênh bán hàng…

Đọc thêm: Thương mại điện tử khác gì so với kinh doanh điện tử

Người bán lẻ trực tuyển
Người bán lẻ trực tuyển

3.2. Hình thức trung gian trực tuyến của B2C

Ngoài mô hình bán hàng trực tiếp, B2C còn có hình thức hoạt động thứ hai chính là trung gian trực tuyến. Đây là loại hình thức để chỉ những người bán hàng không sở hữu sản phẩm, hàng hóa trực tiếp ở thời điểm bán, nhưng vẫn đăng tin về các mặt hàng và sản phẩm hot để hút người mua. Khi có khách hàng hỏi thường xuyên, họ sẽ liên hệ trực tiếp với chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phân phối theo yêu cầu order từ phía khách hàng và sau đó nhận hoa hồng. 

Hình thức trung gian trực tuyến của B2C
Hình thức trung gian trực tuyến của B2C

3.3. Mô hình B2C dựa trên quảng cáo

Mô hình này được sử dụng phổ biến nhất bởi các doanh nghiệp sở hữu những website có lượng truy cập lớn. Thường thì, đây là những web được xây dựng nội dung thú vị, hút độc giả, cho phép họ khai thác những thông hữu ích. Lượng truy cập lớn của người dùng được sử dụng giống như “mồi nhử” để hút các khách hàng khác mua dịch vụ quảng cáo hoặc làm đòn bẩy để giúp họ bán sản phẩm, dịch vụ.

Đọc thêm: Công ty thương mại tiếng anh là gì ?

Mô hình B2C dựa trên quảng cáo
Mô hình B2C dựa trên quảng cáo

3.4. Mô hình B2B dựa trên phí

Ngoài những nội dung miễn phí trên Internet, có rất nhiều những nội dung giá trị cần người dùng phải trả thêm phí để được tận hưởng nội dung thú vị. Tiêu biểu như Netflix - một kênh chuyên cung cấp dịch vụ về phim ảnh. Khách hàng khi trải nghiệm sẽ có một thời gian giới hạn để sử dụng dịch vụ miễn phí nếu chấp nhận sẽ mua dịch vụ có phí ở thời gian tiếp theo theo những mức phí khác nhau. 

Trên đây chính là toàn bộ những thông tin thú vị xoay quanh mô hình B2C là gì. Hi vọng rằng, những thông tin của vieclam88 sẽ thực sự hữu ích đối với tất cả các bạn. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: